“Bắt mạch” Đất Xanh qua các khoản phải thu và hàng tồn kho
Hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG, sàn HoSE) có xu hướng tăng dễ khiến các nhà đầu tư quan tâm trong mối liên hệ của các chỉ số tài chính này với khả năng bán hàng của doanh nghiệp tại từng thời điểm.
Tại ngày 30/9/2019, hàng tồn kho của Đất Xanh là 5.310 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cuối năm 2018.
Hàng tồn kho tăng nhanh hơn doanh thu
Tại ngày 30/9/2019, hàng tồn kho của Đất Xanh là 5.310 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cuối năm 2018. Động thái này kéo dài xu hướng tăng liên tục của giá trị hàng tồn kho của Đất Xanh những năm gần đây.
Nhìn lại thời điểm ngày 31/12/2016, giá trị hàng tồn kho của Đất Xanh chỉ chưa đến 1.000 tỷ đồng, nhưng đã tăng rất mạnh, gấp hơn 3,7 lần trong năm 2017, đạt 3.401 tỷ đồng. Năm 2018 cũng là thời điểm ghi nhận tốc độ tăng phi mã của hàng tồn kho thêm 35,4%, đạt giá trị 4.605 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2018 và tiếp tục nối dài xu hướng tăng trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2019.
Video đang HOT
Việc hàng tồn kho tăng trong thời điểm nhất định có thể là tín hiệu cho thấy sự chững lại của hoạt động bán hàng, do hàng hóa không tiêu thụ được dồn tích vào hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Song việc quan sát sẽ phải đối chiếu cùng lúc với biến động doanh thu thuần trong kỳ, bởi trong một chu kỳ mở rộng hoạt động, doanh nghiệp có xu hướng tăng hàng tồn kho để đáp ứng nguồn hàng.
Trong hoạt động bán hàng, Đất Xanh vẫn khá chú trọng việc đẩy cao doanh thu, trong đó có các buổi tập huấn về công nghệ bán hàng. Trong một buổi tập huấn cách đây ít lâu, bà Phạm Thị Nguyên Thanh, Phó tổng giám đốc Khối Kinh doanh Tiếp thị Công ty Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh đã chia sẻ mô hình kinh doanh O2O (Online to Offline) và cho biết, nhiều công ty trên thế giới đã thành công khi áp dụng mô hình kinh doanh này.
Nhìn vào diễn biến của các con số về doanh số thời gian qua, có thể thấy, Đất Xanh cũng duy trì được đà tăng trưởng doanh thu thuần khá ổn định. Năm 2016, doanh thu thuần của Đất Xanh chỉ ở mức 2.506,5 tỷ đồng, sau đó tăng 14,9% trong năm 2017, tăng 61,3% trong năm 2018 và riêng 9 tháng đầu năm 2019 đã đạt khoảng 82% so với cả năm 2018.
Qua việc tăng doanh thu, có thể thấy, động thái tăng hàng tồn kho cũng là dễ hiểu, nhưng điều đáng chú ý là, hàng tồn kho của Đất Xanh có tốc độ tăng nhanh hơn khá nhiều so với tốc độ tăng doanh thu thuần. Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, doanh thu thuần của Đất Xanh chỉ tăng 85,3%, trong khi hàng tồn kho tăng gấp hơn 4 lần.
Phải thu tăng, giảm hiệu quả tài chính
Hàng tồn kho tăng liên tục và tăng nhanh hơn doanh thu thuần đang dẫn đến xu hướng doanh nghiệp phải chôn vốn nhiều hơn cho tài sản hàng tồn kho. Nợ phải trả của Đất Xanh tại thời điểm 30/9/2019 là 10.183,5 tỷ đồng, tăng 35,2% so với đầu năm 2019. Trong đó, chỉ số vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn có tốc độ tăng rất cao, với số dư cuối tháng 9 là 1.160,6 tỷ đồng, gấp tới 2,46 lần so với đầu năm.
Trong khi đó, xu hướng gia tăng chi phí lãi vay cũng đã thể hiện tại bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Chí phí tài chính trong 9 tháng đầu năm 2019 là 155,2 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ, trong đó chi phí lãi vay là 147,4 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ.
Một diễn biến tài chính khác cũng cho thấy, áp lực gia tăng với Đất Xanh trong việc kiểm soát chi phí tài chính. Đó là sự biến động của các khoản phải thu khách hàng.
Trong chính sách bán hàng, một số doanh nghiệp phải chấp nhận nới lỏng thời hạn thanh toán để đẩy mạnh doanh thu và “hiệu ứng phụ” của chính sách bán hàng này là các con số phải thu khách hàng theo đó tăng lên. Đất Xanh không hé lộ chính sách bán hàng đang thực thi của mình, nhưng các số phải thu tăng mạnh đã thể hiện khá rõ trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp này.
Tại thời điểm 30/9/2019, các khoản phải thu của Đất Xanh là 8,343,8 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cuối năm 2018. Trong đó, các khoản mục chính như phải thu của khách, trả trước cho người bán và phải thu ngắn hạn khác đều tăng. Các nhân tố này tăng cao, ngoài việc có thể đẩy cao chi phí tài chính cho doanh nghiệp, còn có thể ẩn chứa rủi ro phát sinh phải thu khó đòi trong tương lai.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Cổ phiếu Dệt may 29/3 lên sàn UPCoM với giá 25.000 đồng/CP
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), hơn 5,19 triệu cổ phần Công ty CP Dệt may 29/3 đã được giao dịch trên thị trường UPCoM vào ngày 18/12/019 với mã chứng khoán HCB. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 25.000 đồng/CP.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
9 tháng năm 2019, doanh thu bán hàng của Dệt may 29/3 đạt 774 tỷ đồng, gần như không đổi so với cùng kỳ 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 22,6 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm cuối quý III/2019, tổng tài sản của Dệt may 29/3 đạt 816,3 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả chiếm 83%.
Hoàng Việt
Theo Baodauthau.vn
CII trong sự biến hóa của các khoản thu đặc biệt Quý III/2019, lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII, mã CII, sàn HoSE) lặp lại sự bùng nổ và "phép màu" vẫn nằm ở các khoản thu đặc biệt. Nhưng khoản thu đặc biệt của quý này là thu nhập tài chính, thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại như quý...