‘Bất lực’ chỉ vì nhiều lần kiềm chế xuất tinh
Nếu tình trạng kiềm chế xuất tinh kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây rối loạn cương dương, lâu dần sẽ không phóng tinh được nữa.
Anh Thắng đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội ‘kêu cứu’ với bác sĩ. Người đàn ông 35 tuổi cho biết vợ chồng đã có 2 con đủ một trai một gái nên phải thực hiện kế hoạch hóa. ‘Tôi thường cố kiềm chế xuất tinh để kéo dài thời gian quan hệ vừa để xuất tinh ngoài giúp tránh thai. Ban đầu thực hiện rất tốt, sau mấy tháng thì gặp vấn đề…’, anh Thắng tâm sự với bác sĩ.
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nam giới đến khám nam khoa hầu hết mắc bệnh ‘trên bảo dưới không nghe’. Nguyên nhân gây bệnh gồm rất nhiều lý do, song phần lớn là do ‘gia chủ’. Nam giới chưa hiểu rõ về quy luật hoạt động của cơ quan sinh dục để rồi tự gây ra bệnh, như trường hợp anh Thắng.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: Linh Nga.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Lợi, nhiều người đến viện kiểm tra bệnh tâm sự về việc chế ngự xuất tinh để kéo dài thời gian quan hệ, có người coi đó là một biện pháp tránh thai khi quan hệ mà không xuất tinh, có người nghĩ rằng xuất tinh thì chất tinh túy trong người sẽ hao kiệt dần, thể lực suy giảm… nên đã làm trái lại quy luật tự nhiên. Song theo bác sĩ đó là quan niệm sai lầm và rất có thể họ mắc các bệnh về nam khoa mà không biết như xuất tinh muộn, không thể xuất tinh…
‘Không ai có thể kiềm chế được xuất tinh bởi khi quan hệ tình dục, người đàn ông trải qua 4 giai đoạn gồm hưng phấn, cương cứng, giao hợp và xuất tinh. Xuất tinh là khâu cuối cùng, đem lại khoái cảm tột đỉnh cho người đàn ông và bạn tình. Hệ thần kinh điều khiển toàn bộ quá trình này khi được kích thích đủ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người’, bác sĩ Lợi nói.
Theo y học hiện đại, ngừng giao hợp trước khi xuất tinh khiến cho sự xung huyết toàn thân và tại khoang chậu không được nhanh chóng giải phóng. Hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là vỏ não, vẫn giữ trạng thái căng thẳng suốt một thời gian dài. Các bộ phận sinh dục và tuyến tiền liệt không tiết dịch nên cũng lâm vào tình trạng ức chế. Bởi vậy, chủ động không xuất tinh một cách thường xuyên là hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.
Nếu tình trạng kiềm chế xuất tinh kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây rối loạn cương dương, lâu dần sẽ không phóng tinh được nữa. Điều này tạo ra sức ép về tâm lý cho các ông, hệ thống thần kinh bị ức chế và dẫn đến chứng ‘trên bảo dưới không nghe’.
Để khắc phục tình trạng bất lực, các bác sĩ khuyên nam giới nên khám nam khoa để xác định rõ nguyên nhân. Bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc và biện pháp tâm lý. Ngoài ra, bệnh nhân chịu khó luyện tập thể dục, đặc biệt bài tập co thắt vùng sàn chậu sẽ tạo ra phản ứng xuất tinh thuận lợi hơn. Đặc biệt, để tránh rơi vào tình trạng này, nam giới không nên kiềm nén xuất tinh.
Theo VNE
Hại vô cùng khi chàng kiềm chế xuất tinh!
Nhiều người đã tìm cách chế ngự xuất tinh nhưng theo cách nhìn y học, việc yêu không xuất tinh rất hại sức khỏe.
Xuất tinh là dấu hiệu của việc lên đỉnh của người đàn ông. Nhiều người đã tìm cách chế ngự xuất tinh vì nghĩ rằng xuất tinh thì chất tinh túy trong người sẽ hao kiệt dần, thể lực suy giảm. Nhưng theo cách nhìn y học, việc yêu không xuất tinh rất hại sức khỏe.
Khi quan hệ tình dục, bình thường người đàn ông trải qua 4 giai đoạn gồm hưng phấn, cương cứng, giao hợp và xuất tinh. Xuất tinh là một khâu quan trọng, đem lại khoái cảm tột đỉnh cho người đàn ông và cho cả bạn tình. Trung khu phóng tinh của hệ thần kinh điều khiển toàn bộ quá trình này khi được kích thích đủ, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Khi hưng phấn lên đến đỉnh điểm, 'súng' tự động 'bóp cò', các cơ co thắt dữ dội, giúp phóng tinh. Nếu cố tình 'ngưng' xuất tinh lúc sắp lên đến đỉnh điểm thì khoái cảm giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, để kìm hãm phóng tinh, người đàn ông phải dùng ý chí điều tiết rất quyết liệt và điều này rất có hại cho hệ thần kinh. Chức năng điều khiển phóng tinh của vỏ đại não bị ức chế hoàn toàn, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ sinh rối loạn, lâu dần sẽ không phóng tinh được nữa. Khi phải kiềm chế thường xuyên, khát vọng tình dục của người đàn ông chưa được giải tỏa. Điều này tạo ra sức ép về tâm lý, lâu dần sinh đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, dẫn đến chứng 'trên bảo dưới không nghe'.
Xuất tinh là dấu hiệu của việc lên đỉnh của người đàn ông (Ảnh minh họa: Internet)
Khi giao hợp, máu dồn vào các mao mạch làm cho tuyến tiền liệt và vùng xung quanh ở trạng thái sung huyết. Khoảng 3 phút sau khi phóng tinh, máu rút đi đến 60% và độ 15 phút sẽ trở lại bình thường. Nếu cố kìm giữ, trạng thái sung huyết sẽ kéo dài, tuyến tiền liệt và các mao mạch ở vách trong tinh hoàn có thể vỡ ra, dẫn đến viêm tinh hoàn hay tuyến tiền liệt.
Trong cơ thể, ống dẫn tinh đi ra thì gặp đường niệu (dẫn nước tiểu), tạo thành cái ngã ba như hình chữ Y. Thông thường khi chuẩn bị xuất tinh, cơ ở cổ bàng quang tự động đóng lại, niệu đạo mở ra, nên tinh dịch chỉ có thể đi xuống niệu đạo mà không bắn ngược lên bàng quang, nước tiểu cũng không thể tràn ra ngoài. Nếu người đàn ông cố kìm chế xuất tinh, tinh dịch đi đến ngã ba thì dừng lại. Đến khi cơn khoái cảm qua đi, cửa lên bàng quang mở, tinh dịch sẽ đi vào bàng quang, thành ra xuất tinh ngược. Lâu dần, ở người đàn ông sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, dẫn đến vô sinh.
Ngoài ra, việc kìm hãm xuất tinh còn tạo ra tâm lý hẫng hụt cho đối tác. Phụ nữ rất nhạy cảm, họ cảm nhận được bạn tình đang hưng phấn cao độ và hân hoan đón nhận khi xuất tinh. Nếu lúc đó người đàn ông ngưng lại, chẳng khác nào sắp về đích còn bỏ cuộc, gây thất vọng cho bạn tình.
Theo SKĐS
Những điều bất ngờ về 'chuyện ấy' " Chuyện ấy" là điều hoàn toàn tự nhiên nhưng lại ít được nhắc đến do là vấn đề sinh lý nhạy cảm. Dưới đây là một số điều kỳ lạ trong &'chuyện ấy' khiến bạn bất ngờ, theo menshealth. " Chuyện ấy" là một phương cách chữa bệnh nhức đầu hoàn toàn tự nhiên - Ảnh: Shutterstock " Chuyện ấy" làm tăng...