Bất lực chị, em chồng liên tục nhờ vả
Cứ thứ bảy, chủ nhật hoặc chiều các ngày, khi chồng tôi có nhà là chị, em chồng thay nhau nhờ chở đi chỗ này chỗ kia.
Tôi năm nay 27 tuổi, đã lập gia đình và có một bé trai 2 tháng tuổi. Chồng tôi hơn tôi hai tuổi, là một người chồng có trách nhiệm, một người cha tốt. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu như chúng tôi không chuyển về sống gần nhà chị chồng cách đây một năm.
Mấy năm nay ngành xây dựng gặp khó khăn nên lương chồng tôi không cao, chỉ đủ xài một cách tiết kiệm. Bởi vậy đợt tôi sinh tiền tiết kiệm của chúng tôi không đủ nên chị chồng cho chúng tôi một số tiền để trang trải. Tuy vậy vấn đề của chúng tôi không nằm ở tiền bạc bởi tuy anh làm lương thấp nhưng tôi chưa bao giờ phàn nàn về điều đó. Nó nằm ở việc chồng tôi luôn nghe lời chị và giúp đỡ vô điều kiện một cách không hợp lý.
Từ ngày chuyển về đây, tuần nào cũng vậy, cứ thứ ba là đưa và rước chị tôi đi làm (dù ngược đường). Chiều thứ sáu và sáng thứ hai là đưa rước em chồng đi học cách đó 30 cây số. Vẫn còn nhớ khi tôi còn đi làm, xe hư tôi nhờ chồng chở đi mà chồng đâu có chở. Chúng tôi cũng cãi vã nhiều lần về vấn đề này rồi cuối cùng đâu lại vào đấy, tôi hy vọng đến lúc sinh em bé thì nó sẽ kết thúc.
Vì mẹ mất và mẹ chồng bận buôn bán nên khi sinh tôi chỉ có một mình để chăm em bé. Chị chồng cũng giúp đỡ chúng tôi nhiều và tôi vẫn mang ơn vì điều này. Trong tháng đầu thì em ruột và em chồng thay nhau nấu ăn cho tôi. Còn bây giờ thì tự tôi làm tất cả mọi việc. Cũng hơi mệt nhưng tôi vẫn vui vì con.
Ảnh minh họa: JupiterImages.
Video đang HOT
Mọi chuyện chỉ tồi tệ khi mà tuần nào cũng vậy, cứ thứ bảy và chủ nhật hoặc buổi chiều các ngày trong tuần, khi chồng tôi có nhà là hết em chồng rồi đến chị chồng thay nhau nhờ chở đi chỗ này chỗ kia. Nhưng nếu vì chị chồng đau ốm nhờ chở đi tôi không trách, đằng này chỉ vì lười chạy xe mà nhờ chồng tôi làm việc đó (trước đây đã rất nhiều lần như thế này). Đỉnh điểm là thứ 7 vừa rồi, tôi đi siêu thị mua đồ ăn kêu chồng ở nhà coi con. Vậy mà đến lúc tôi về chẳng thấy chồng đâu, chỉ thấy mẹ chồng (của chị chồng) đang đưa nôi cho em bé còn chồng tôi chở chị đi đâu đó.
Thật sự tôi tủi thân lắm, tại sao chồng tôi có thể chở chị đi trong khi chị hoàn toàn khỏe mạnh còn để tôi phải đi một mình. Tôi đã nói điều này với chồng và nói rằng, nếu chồng giải thích được lý do vì sao làm như vậy thì tôi sẵn sàng nhận sai nhưng chồng tôi chẳng thể giải thích được.
Rồi chủ nhật thì đến em chồng nhờ chở đi. Trong khi nhà chị chồng có nhiều người và nhiều xe, còn nhà tôi chỉ có hai mẹ con… vậy thì tôi không hiểu tại sao phải làm thế? Rồi rảnh thì nhờ chồng tôi đưa đón con chị đi học về giùm các ngày trong tuần.
Tôi vẫn nhớ khi tôi nhờ chồng làm đồ chơi cho con chồng kêu mệt, vậy mà chị chỉ cần điện thoại là chồng tôi đi liền. Tôi kêu mua đồ chơi cho con cũng chẳng mua, nhờ dậy sớm chạy ra chợ mua ít đồ trước khi đi làm cũng từ chối trong khi giúp chị em chồng thì chẳng nề hà. Chẳng lẽ chỉ vì lý do này mà tôi ly hôn thấy cũng vô lý bởi vấn đề không nằm thực sự ở chồng tôi, với lại tôi muốn con mình có đủ tình thương của cha lẫn mẹ. Mà nói với chồng thì vô ích vì chồng tôi cũng khó xử.
Không lẽ tôi nói vấn đề này với chị, em chồng thì liệu có còn tự nhiên để mà nhìn mặt nhau. Bây giờ mỗi khi thấy chồng có điện thoại là tôi chán lắm bởi tôi thừa biết điều gì đang xảy ra. Tôi mệt mỏi quá! Làm ơn giúp tôi một lời khuyên!
Theo VNE
Gia đình bạn trai yêu cầu chia tay vì sợ tôi quá yếu
Hai đứa em cùng quê, yêu nhau được một năm rồi. Gia đình anh không muốn cho hai đứa đến với nhau và can thiệp rất nhiều, nhưng vẫn không chia cách được tình yêu của chúng em.
Mọi chuyện êm đi, tưởng như đã được chấp nhận. Nhưng thời gian gần đây, mọi chuyện lại bắt đầu. Bà nội anh đã khóc muốn anh chia tay em. Lý do là mẹ em mất khi sinh em vì quá yếu, và gia đình họ sợ em sẽ giống mẹ.
Giờ đứng giữa gia đình và người yêu em biết anh rất khó xử, rất buồn mà không biết phải làm thế nào. Em nên làm gì bây giờ? (Khánh Lâm)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Khánh Lâm thân mến,
Đọc thư tâm sự của bạn, đầu tiên, tôi chia sẻ với sự mất mát và thiệt thòi của khi bạn bị mất mẹ quá sớm. Tuy nhiên, tôi không thấy bạn nhắc gì đến cuộc sống đã diễn ra như thế nào của cả hai bố con bạn từ khi mẹ mất. Liệu rằng, việc "gia đình anh không muốn cho 2 đứa đến với nhau và can thiệp rất nhiều" có liên quan gì đến cách sống của hai bố con bạn hay không? Tôi muốn đặt câu hỏi này để bạn suy nghĩ thêm một chút.
Về vấn đề không ủng hộ tình yêu của hai bạn từ phía gia đình nhà trai: Vì trong thư bạn không nói rõ mẹ bạn vì sao mà mất khi sinh nở nên tôi đoán rằng gia đình nhà trai lo rằng có thể bạn không đảm bảo sức khỏe về mặt sinh sản. Chẳng hạn có thể có vấn đề về tim mạch, và gia đình bạn trai không muốn cháu của họ (nếu có) cũng bị cảnh mất mẹ từ nhỏ giống như bạn.
Xét về mặt lý, đó là một sự lo lắng chính đáng phải không bạn? Điều cần thiết là bạn phải chứng tỏ rằng mình đủ sức khỏe để đảm bảo chức năng làm mẹ. Bạn có thể cùng bạn trai đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, để giúp cho bạn trai có cơ sở thuyết phục gia đình về sức khỏe của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng cần trao đổi với bạn trai xem, ngoài lý do sức khỏe, gia đình anh ấy còn chưa chấp nhận bạn ở những điểm nào để khắc phục. Đó cũng là cách bạn giúp cho bạn trai vượt qua khó khăn một cách tích cực. Bạn cũng đừng quên động viên tinh thần để giúp anh ấy vượt qua khó khăn lúc này nhé.
Tình yêu nào cũng có những trắc trở của riêng nó bạn ạ. Những trắc trở đó giống như những cơn gió thổi, nếu ngon lửa tình yêu của bạn không đủ lớn thì gió sẽ làm nó tắt mất, nhưng gió cũng sẽ thổi bùng lên ngọn lửa tình yêu nếu nó đủ lớn và đủ mạnh. Điều cốt lõi nằm ở hai bạn, có cùng nhau giữ lửa và làm cho ngọn lửa tình yêu ngày càng mạnh mẽ hơn không.
Chúc tình yêu của bạn và bạn trai sẽ mạnh mẽ hơn trước những cơn gió của cuộc đời nhé.
Theo VNE
Đau đầu vì vợ "chém chả" Anh không biết làm thế nào để "điều trị" bệnh "chém chả" của vợ. Chẳng lẽ anh sẽ không bao giờ đi đâu cùng cô nữa. Đứng ngay trước cổng nhà, Nam đã nghe tiếng vợ nói oang oang trong điện thoại: "Bố khỉ, cái thằng mất nết, mày phải làm thịt cái con nhân tình ấy cho tao, sao phải sợ...". Mặc...