Bật lại mắt thần thời Liên Xô để giữ Crimea
Dù sở hữu những radar VoronezhDM có thể giám sát các vụ phóng tên lửa toàn cầu nhưng Nga vẫn quyết định tái trang bị radar Dnepr thời Liên Xô tại Crimea.
Theo Izvestia ngày 17/5, trạm radar cảnh báo sớm Dnepr được xây dựng từ năm 1968 với chức năng giúp quân đội Liên Xô giám sát khu vực Biển Đen, Nam Âu, Trung Âu và một số khu vực ở Trung Đông. Sau khi Liên Xô sụp đổ, trạm radar này thuộc về Ukraine. Tuy nhiên, trạm vẫn tiếp tục cung cấp thông tin cho quân đội Nga dưới dạng cho thuê.
Đến năm 2009, Nga đã huỷ bỏ hợp đồng với Ukraine (trị giá 1,3 triệu USD/năm), sau khi Moscow xây dựng xong trạm radar Voronezh mới ở vùng Armavir. Để tái vận hạnh trạm radar Dnepr, Nga cần phải trang bị một hệ thống máy tính hoàn toàn mới và nâng cấp một số chi tiết kĩ thuật.
Trong khi đó, Tư lệnh các lực lượng phòng không và vũ trụ Nga Alexander Golovko cho biết nước này sẽ hiện đại hóa và tái khởi động trạm radar, có từ thời Liên Xô trước đây, trên bán đảo Crimea để cung cấp cảnh báo sớm về các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Video đang HOT
Theo Tư lệnh Alexander Golovko, trạm radar Dnepr ở thành phố cảng Sevastopol sẽ đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm 2016. “Hệ thống cảnh báo không kích Dnepr của trạm radar đặt tại Sevastopol, sẽ trở thành một phần của hệ thống cảnh báo tên lửa của Nga sau khi được hiện đại hóa, và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2016.”
Theo những thông tin được công khai, hệ thống radar Dnepr có thể phát hiện việc phóng tên lửa đạn đạo từ các bệ phóng khác nhau (mặt đất, trên biển, trên không, từ tàu ngầm) ở cự li 2.500 – 3.500km.
Trước đây, khi ông Victor Yushenko là Tổng thống Ukraine, Mỹ từng đề nghị sử dụng trạm radar ở Sevastopol làm thành tố của hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên chiến trường châu Âu. Từ nay đến khi đi vào hoạt động trở lại vào cuối năm 2016, trạm sẽ được trang bị thiết bị hiện đại với các hệ thống kỹ thuật và công nghệ mới.
Được biết, trước khi quyết định tái trang bị radar Dnepr, Nga đang sở hữu những hê thông radar canh bao sơm tên lưa bao gồm 4 tram radar thê hê mơi: môt tram radar Voronezh-M tai khu vưc Leningrad, môt tram radar Voronezh-DM tai vung lanh thô Krasnodar va một tram radar Voronezh-DM ơ khu vưc Kaliningrad đa đươc đưa vao trưc chiên, cùng với tram radar Voronezh-M ơ khu vưc Irkutsk đang trong qua trinh thư nghiêm.
Ngoài ra, Nga còn có kế hoạch se triên khai thêm 3 trạm radar lơp Voronezh mới tại vung lãnh thổ Krasnoyarsk ơ đông Siberia, tai nươc nươc cộng hòa Altai ơ nam Siberia và tai khu vực Orenburg ở nam Ural.
Theo ông Nestechuk, Phó tư lệnh Lực lượng phòng thủ vũ trụ Nga, các trạm radar mới này đã bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trong năm 2015 và có thể đồng thời theo dõi đến 500 mục tiêu khac nhau trên toàn cầu. Trong ảnh: Hệ thống radar Voronezh-M.
Theo_Báo Đất Việt
Nga phục hồi trạm radar cảnh báo tấn công tên lửa ở Crimea
Trạm radar Dnepr thuộc hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa, nằm gần Sevastopol trên bán đảo Crimea sẽ được phục hồi, theo RIA Novosti ngày 17.5.
Tổng thống Putin thị sát một trạm radar hiện đại loại Voronezh. REUTERS
Trạm radar cảnh báo tấn công tên lửa Dnepr có thể phát hiện tức thời việc phóng tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo từ các vùng biển Địa Trung Hải và Biển Đen.
Từ cuối thập niên 1990, khi Crimea còn thuộc quyền quản lý của Ukraine, trạm Dnepr đã phải ngưng hoạt động do thiếu kinh phí và cũng do nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa không cao. Hiện nay, trong bối cảnh NATO vừa triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu rất gần với Nga, do nhu cầu phòng vệ, Nga gấp rút phục hồi trạm này và củng cố những trạm nằm gần biên giới phía Tây.
Theo kế hoạch, trạm sẽ được trang bị loại radar có thể hoạt động trong phạm vi băng tần ở hàng centimet, trong khi đó trạm cảnh báo tấn công tên lửa ở Armavir thuộc vùng Kuban gần đó chỉ hoạt động trong băng tần decimet.
Sau khi được phục hồi và đưa vào hoạt động trở lại, trạm Dnepr sẽ bổ sung hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ tên lửa hình vòng tròn, cảnh báo kịp thời các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Nga.
Ví dụ tên lửa Tomahawk của Mỹ bắn từ Địa Trung Hải phải mất khoảng 120 phút mới bay đến Moscow. Nhận được cảnh báo từ radar ở Dnepr, phía Nga có dư thời gian để đánh chặn.
Cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Đông Âu tuy mang danh nghĩa "lá chắn" nhưng có thể chuyển đổi mục đích bất cứ lúc nào (từ phòng vệ sang tấn công), Nga buộc phải tăng cường và củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Trên khắp nước Nga hiện có hàng chục trạm cảnh báo tấn công tên lửa.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
TQ: Mất thận sau phẫu thuật, tìm thấy ngay trong bụng Sau khi phẫu thuật ngực, người đàn ông phát hiện trong bụng có một ống nhựa bị bỏ sót và vị trí thận phải trống không! Liu Yongwei sau ca phau thuat Liu Yongwei, từ một thị trấn phía Đông Trung Quốc, vừa trải qua ca phẫu thuật ngực ở Bệnh viện Đại học Từ Châu sau một tai nạn. Bác sĩ kết...