Bất kể nam hay nữ, già hay trẻ nếu xuất hiện những triệu chứng này trên cơ thể là tiền thân của ung thư
Ung thư thường không có triệu chứng cụ thể, vì vậy để phòng bệnh và phát hiện sớm, mọi người cần hạn chế các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp sàng lọc ung thư phù hợp.
Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, cảnh báo là tiền thân của ung thư.
Nếu mệt mỏi kéo dài có thể là ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư bạch cầu
Mệt mỏi là do căng thẳng tinh thần quá mức hoặc làm việc quá sức, những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư bạch cầu thường cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn đầu khởi phát. Dấu hiệu mệt mỏi của ung thư chính là dù có nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không hề cải thiện.
2. Thường xuyên bị đầy bụng
Nhiều phụ nữ cho rằng khi cơ thể bị đầy bụng là do ăn phải thực phẩm bị hư. Tình trạng này rất có khả năng là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng là liên tục bị đầy bụng, kèm theo cảm giác khó chịu đường tiêu hóa, khó ăn, rất dễ có cảm giác no.
3. Thấy máu khi đại tiểu tiện
Máu xuất hiện trong phân hoặc trong nước tiểu rất dễ là dấu hiệu của ung thư
Nếu bạn thấy máu khi đi đại tiện thì hãy đi khám tại cơ sở Y tế do có thể là do bệnh trĩ hoặc ung thư ruột kết. Hoặc nếu xuất hiện máu trong nước tiểu có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu hay ung thư thận hoặc bàng quang.
4. Có khối u vú
Hãy nhớ rằng, ung thư vú không phải là một căn bệnh dành riêng cho phụ nữ và đàn ông có xác suất mắc bệnh nhất định. Nếu bạn phát hiện da vú chuyển sang màu đỏ, tự nhiên sờ thấy khối u. Nếu đi kèm với nếp nhăn da vú, kích thước núm vú thay đổi hình dạng, tiết dịch núm vú,… về cơ bản là dấu hiệu của ung thư vú. Điều đáng nói, các khối u vú thường không có cảm giác đau.
Video đang HOT
5. Thay đổi ở tinh hoàn
Nam giới phát hiện sưng tinh hoàn cần phải đi khám
Các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn mà nam giới có thể nhận thấy như có một khối u hoặc sưng trong tinh hoàn. Khối u không đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có thể chỉ có cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc bìu hoặc cảm thấy tinh hoàn có kích thước lớn hơn so với trước đây.
6. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay chảy máu ngoài kỳ kinh có thể có nhiều nguyên nhân gây ra như u xơ hoặc do các biện pháp tránh thai. Do đó nếu chảy máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu không ngừng, bạn cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa phụ khoa để khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm để loại trừ ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc âm đạo.
7. Các cơn đau kéo dài
Nếu thấy cơn đau kéo dài hơn một tuần ở một bộ phận nhất định trên cơ thể thì cần phải lưu ý
Đau là biểu hiện rất nhiều người gặp phải. Tuổi tác càng cao, các cơn đau trên cơ thể sẽ tăng lên. Nếu thấy cơn đau kéo dài hơn một tuần ở một bộ phận nhất định trên cơ thể thì cần phải lưu ý, đây rất có thể là biểu hiện của ung thư. Nếu thời gian dài bị đau bụng có thể là ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy,… đau ngực có thể là ung thư phổi, đau đầu có thể là ung thư não.
8. Giảm cân không thể giải thích
Tất nhiên, bạn có thể giảm cân khi thay đổi chế độ ăn hoặc tập thể dục. Nhưng giảm cân cũng có thể xảy ra nếu bạn có các vấn đề về bệnh lý khác như căng thẳng hoặc bệnh về tuyến giáp. Tuy nhiên, trong trường hợp giảm tới 4 – 5kg mà không cần thực hiện bất kỳ biện pháp gì thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một trong các loại bệnh ung thư như: tuyến tụy, dạ dày, thực quản, phổi hoặc các loại ung thư khác.
Những thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư
1. Mướp đắng
Trong mướp đắng có thành phần ngừa ung thư rất tốt
Lý Thời Trân là một nhà y học vĩ đại thời nhà Minh, ông cho rằng mướp đắng là một loại thực phẩm chống ung thư rất tốt. Còn theo y học hiện đại, mướp đắng có chứa protein quinine – một loại protein hoạt tính có khả năng tăng hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể tấn công và tiêu diệt những vi khuẩn và tế bào ung thư.
Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa một chất có khả năng ức chế các tế bào ung thư ngăn ngừa chúng di chuyển và lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể.
2. Thực phẩm chứa Selen
Mọi người đều biết rằng selen là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong cơ thể con người và nó cũng được công nhận là nguyên tố chống ung thư hiệu quả nhất. Selen còn được các nhà khoa học gọi là “vua chống ung thư”.
Selen có mặt trong các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi) trong đó cá biển có nhiều Selen hơn cả. Selen cũng có ở động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, men bia, mầm lúa….
Kỳ diệu người mẹ ung thư sinh 2 con khỏe mạnh
Người phụ nữ quyết từ chối điều trị ung thư để sinh 2 con khỏe mạnh không chỉ là sự hy sinh bản thân mình mà còn khẳng định trình độ của các thầy thuốc.
Khó khăn khi quyết giữ thai nhi
Chị H là một trong số nhiều người bệnh ung thư được Chương trình GIPAP (Glivec International Patient Assistance Program) đồng hành và tài trợ 100% thuốc Glivec 100mg. Tháng 2/2020, chương trình này kết thúc, khi đó ngoài việc được BHYT hỗ trợ thì người bệnh sẽ phải trả phí còn lại. Hy vọng, sẽ có các mạnh thường quân cùng chung tay chia sẻ khó khăn để nhiều người bệnh ung thư được tiếp tục quá trình điều trị của mình.
Năm 2013, chị Nguyễn Thị Thu H (33 tuổi, ở thị trấn Nho Quan, Ninh Bình) hạnh phúc khi cưới được người chồng cùng quê. Nhưng chưa đầy 4 tháng sau ngày cưới, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ gặp thử thách khi chị phát hiện bị ung thư.
Chị H kể, tháng 5/2013, thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau tức vùng bụng nên chị đi khám tại Hà Nội thì phát hiện GIST ruột non. Mọi người 2 bên gia đình đã động viên rất nhiều để chị có tâm lý tốt nhất cho ca phẫu thuật cắt đoạn hỗng tràng, u mạc treo, mạc nối lớn tại Bệnh viện Việt Đức. Chị đã suy sụp rất nhiều khi kết quả chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật là ung thư mô đệm đường tiêu hóa với tổn thương ngoài dạ dày, kích thước 6cm, đa ổ. Sau mổ 1 tháng (tháng 6/2013), chị H vào Bệnh viện K để tiếp tục điều trị.
Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H, TS. Đỗ Anh Tú, Trưởng khoa Nội 3 cho biết, theo dự kiến, bệnh nhân (BN) này sẽ điều trị trong 36 tháng. Tuy nhiên, khi đang điều trị được 15 tháng thì BN mang thai. Điều đáng nói, những ngày cuối tháng 11/2014, khi đang ở tháng 4 của thai kỳ thì chị bị chẩn đoán GIST ruột non tái phát, theo dõi di căn gan.
TS.BS Đỗ Anh Tú thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân H.
"Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân H tái phát di căn, điều tôi ấn tượng nhất là nghị lực và sự quyết tâm giữ con mà không màng sự sống của chị. Khi tôi động viên: Em cần cân nhắc rất kỹ cùng gia đình để đưa ra quyết định, nhưng BN đã xin tạm dừng điều trị để giữ con", bác sĩ Anh Tú chia sẻ.
Với quyết tâm giữ đứa con đầu lòng của chị H, các bác sĩ Bệnh viện K quyết định tạm dừng quá trình điều trị cho mẹ, phối hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa phụ sản để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của hai mẹ con với mục đích vừa đảm bảo an toàn tính mạng cho người mẹ, vừa kéo dài tuổi thai kỳ.
Tháng 5/2015 (vừa đủ 38 tuần), bé gái khỏe mạnh nặng 3.200gr chào đời trong niềm vui vỡ òa của tất cả các bác sĩ BV Phụ sản TƯ và Bệnh viện K.
Trong quá trình nuôi con, chị H được các bác sĩ khám và kiểm tra định kỳ. Đến ngày 25/11/2015, BN không có triệu chứng lâm sàng bất thường, nhưng khi khám định kỳ, kết quả cho thấy gan xuất hiện các ổ tổn thương di căn. Ngay lập tức, BN được hội chẩn và điều trị tiếp, các xét nghiệm cho thấy các tổn thương di căn tan hết. Kết quả xét nghiệm siêu âm ổ bụng ngày 12/9/2018 là hình ảnh siêu âm ổ bụng không thấy khối bất thường. BN tiếp tục được theo dõi sát sao và dùng thuốc hằng ngày.
Trong quá trình điều trị, chị H lại có thai lần 2 và rất mong muốn được tiếp tục giữ thai. Do bệnh ở giai đoạn di căn, việc giữ thai sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ nên các bác sĩ đã tư vấn rất kỹ cho BN và gia đình. "Con đến với mình là món quà trời ban tặng. Tôi tin là may mắn sẽ mỉm cười với gia đình mình một lần nữa", chị H nhớ lại khi quyết định giữ thai lần 2.
Hạnh phúc của các thầy thuốc
Lại một thử thách với các bác sĩ Bệnh viện K khi quyết định ngừng điều trị lần thứ 2 cho bệnh nhân H trong điều kiện chị H được theo dõi sát sao song song về bệnh lý ung thư và sức khỏe thai nhi.
Tháng 5/2019 tại BV Phụ sản Hà Nội, khi bé gái thứ 2 của chị H đủ tháng khỏe mạnh, nặng 3.300gr cất tiếng khóc chào đời khiến người mẹ và các bác sĩ điều trị cho chị cũng vui mừng bật khóc. Những giọt nước mắt của hạnh phúc sau bao ngày hồi hộp, thấp thỏm âu lo vì hai mẹ con chị H. Lúc này chị H chỉ biết nói "không nghĩ mình lại may mắn đến thế".
Bác sĩ Tú cho biết, sau khi sinh con hơn 1 tháng, BN tiếp tục quay lại Bệnh viện K điều trị đến nay, đánh giá thể trạng BN tốt, không ho, không khó thở, không đau bụng, không có hạch ngoại vi, các xét nghiệm nằm trong giới hạn bình thường. TS. Tú chia sẻ: "Với người thầy thuốc như chúng tôi, người bệnh khỏe lại là món quà quý giá nhất, không hạnh phúc nào sánh bằng".
Dù phía trước còn rất dài và không ít gian nan, nhưng hình ảnh hai con gái lớn lên khỏe mạnh, ấm áp trong tình yêu thương của mọi người sẽ là nguồn động viên lớn nhất giúp chị H vượt qua, chiến thắng bệnh tật để trở về chăm sóc những đứa con mà chị nguyện đánh đổi, hy sinh bản thân mình...
Câu chuyện của mẹ con bệnh nhân H hy vọng sẽ trở thành động lực để nhiều người bệnh ung thư, đặc biệt là chị em phụ nữ mạnh mẽ và lạc quan hơn, vượt qua mọi thử thách đớn đau để hướng đến một ngày mai tươi sáng./.
Theo VOV
Bệnh nhân lao đao vì hết thuốc ung thư viện trợ Đến thời điểm hiện tại, kho dược của các bệnh viện đều hết thuốc viện trợ Glivec, chỉ còn thuốc thương mại thông qua BHYT chi trả. Do đó, hầu hết các bác sĩ đã giảm liều dùng thuốc cho bệnh nhân xuống tới 1/3, hoặc gần 50% ngày uống thuốc trong tháng. Người dân mua thuốc tại Bệnh viện Truyền máu -...