Bất hòa tiền nong, tôi có nên bỏ vợ?
Tôi đưa tiền cho vợ hằng tháng là 3 triệu đồng chỉ để ăn một bữa tối vì trưa cả nhà đều ăn ở ngoài hay ở cơ quan… nhưng vợ vẫn kêu thiếu.
Tài chính gia đình luôn là vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng đau đầu. Ảnh minh họa: Smartparenting.com.ph.
Tôi lấy vợ lần này là lần thứ hai. Lý do chia tay lần đầu là vợ tôi cờ bạc lô đề, tôi đã phải bán nhà, xe, tư trang trả nợ và rất vất vả nuôi con trai chung từ khi cháu một tuổi tới nay con đã vào đại học năm 2.
2 năm trước, tôi quen một giáo viên, đã ly hôn và có 1 một cháu trai (hiện chồng nuôi). Chúng tôi yêu và lấy nhau. Về kinh tế, trong một năm đầu, tôi đưa tiền cho vợ hằng tháng là 3 triệu đồng để mua thức ăn cho một bữa cơm tối, vì tôi, vợ và con đều ăn trưa ở cơ quan hoặc quán, các khoản chi phí khác như ga, điện, nước, vệ sinh, tôi tự đóng… Như vậy nhưng vợ tôi vẫn kêu thiếu và tháng nào tôi cũng phải bổ sung, ít thì một triệu, nhiều thì hai triệu.
Vợ tôi khi về nhà chồng chỉ có người không, kèm theo chiếc xe máy nhãn hiệu Yamaha cùng cặp sách. Năm đầu, cô ấy cũng đi làm và dạy nhưng kêu lương chỉ đủ tiền ăn sáng và đổ xăng, không chia sẻ gì. Năm thứ 2 vợ tôi có thai và cả nhà đều vui sướng. Từ đó, tôi làm tất cả các việc như giặt giũ, đi chợ, cơm nước… đến nay cháu đã được 1 tuổi và đã đi trẻ. Tôi lo tất cả chi phí nuôi con, từ gửi trẻ, sữa vì vợ tôi không có sữa ngay từ khi sinh bé.
Video đang HOT
Suốt 2 năm, tôi rất thông cảm và hiểu nỗi vất vả sinh đẻ của vợ nên chia sẻ mọi việc nhà. Nhưng đến giờ, khi con đã đi trẻ, vợ tôi vẫn lười việc nhà, vẫn sáng đi tối về, ỉ lại cho tôi cả kinh tế và việc nhà.
Tôi đang rất băn khoăn có nên quyết tâm ly hôn vợ hay không, mong nhận được lời khuyên.(Hoàng Anh)
Theo VNE
Xung đột mẹ chồng - nàng dâu vì... tiền
Mẹ chồng, nàng dâu xung đột với nhau cũng là lẽ thường nhưng khi nguyên nhân của vấn đề là tiền thì nó vô cùng đau đầu, nhức óc.
Ở chung: nộp bao nhiêu cũng không đủ
Cưới nhau được gần 3 tháng,, cho đến giờ Hoài vẫn băn khoăn với chồng chuyện tiền nong mỗi tháng nên đưa cho mẹ bao nhiêu thì đủ. Lương hai vợ chồng cộng lại mỗi tháng chẵn 15 triệu, Hoài đưa mẹ chồng 5 triệu, vừa tiền ăn tối, vừa điện nước... "Lương thì có thế, nếu góp nhiều thì không còn gì để tiêu. Nhưng nếu góp ít thì cũng chả bỏ bèn gì".
Sự khác biệt của 2 thế hệ khiến xung đột vì tiền càng trở nên khó giải quyết giữa mẹ chồng và nàng dâu
Từ ngày , thấy mẹ chồng chật vật với chuyện chợ búa cơm nước, Hoài bàn với chồng "hay là mình đưa thêm". Nhưng anh hỏi lại "Thế còn tiền tiêu, tiền tiết kiệm, tiền dành dụm lo cho con sau này, tiền phụ cậu út học đại học?", Hoài chẳng biết nói gì. Chỉ thấy mẹ chồng gần đây không được vui, hay cáu bẳn. Cụ thường than vãn trong bữa cơm: "Đấy, giá càng ngày càng đắt đỏ. Thịt ra cứ tăng ầm ầm mà tiền chợ vẫn có chừng ấy". Hoài nghe cũng sốt ruột, tối đến lấy giấy ghi ghi tính tính các khoản xem có thể đưa thêm cho mẹ một chút nữa không.
Mang tiếng ki bo vì không giao nộp tiền lương
"Mình bị stress nặng nề về vấn đề tiền nong từ khi lấy chồng và sống cùng nhà chồng. Trước kia mình là đứa không quan tâm, suy nghĩ về tiền bạc, nhưng từ khi về làm dâu, mấy chữ "tiền, tiền, tiền" luôn thường trực trong đầu", cô dâu mới Thanh Nga than ngắn thở dài. Ngay buổi tối đầu tiên, sau khi đếm phong bì, mẹ chồng đã nói với vợ chồng Nga: "Giờ Phong đã lấy vợ rồi nhưng mẹ vẫn giữ lương của con như trước, vì đằng nào con cũng đóng tiền ăn uống sinh hoạt của hai đứa. Bố mẹ đã nghỉ hưu, các em mới đi làm nên con phải đóng nhỉnh hơn. Lương của Nga thì tùy, đưa mẹ giữ cũng được mà con giữ cũng được".
Nhiều nàng dâu cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì vấn đề tiền bạc và những câu hỏi của mẹ chồng
Nga không đưa lương cho mẹ chồng giữ, vì biết nếu thế sẽ biến mình thành kẻ ăn bám. Thế là chi tiêu của cả hai vợ chồng đều dựa vào lương của Nga. Có khi mẹ hay sai Nga đi mua thứ này thứ khác hoặc gặp lúc thu tiền điện, tiền nước...mẹ nhờ đóng hộ mà chẳng khi nào trả lại. Cái cảnh trớ trêu ấy dẫn đến cuối tháng chưa lĩnh lương thì cả vợ lẫn chồng đều nhẵn ví. Có khi chồng xin tiền mẹ thì bị nói bóng gió là vợ giữ tiền riêng mà chồng phải ngửa tay xin tiền mẹ.
Điên đầu vì mẹ chồng tiết kiệm
Lúc trước khi chưa lấy Hoàng, Lan được mẹ chồng tương lai rất quý, bà hay khoe với hàng xóm láng giềng "tính nó thoáng, biết quan tâm đến mọi người". Nhưng sau khi cưới, ở chung với gia đình chồng chỉ 2 tháng, Lan thấy thái độ mẹ chồng dành cho mình khác trước rất nhiều. Hàng tháng vợ chồng Lan đưa cho mẹ một số tiền, gọi là đóng góp với gia đình. Cụ có thói quen tiết kiệm, bữa ăn thường chỉ quanh đi quẩn lại đậu phụ, thịt kho, trứng rán...Mỗi khi cuối tuần, Lan muốn cải thiện bằng những món lạ miệng hơi đắt một chút thì mẹ chồng tỏ ra khó chịu. Nhìn đĩa trứng cá muối trên bàn ăn, Lan thở dài vì mẹ nhất định không đụng đũa vào "món xa xỉ" ấy.
Cuộc chiến này sẽ vẫn còn tiếp diễn
Tình cảnh của Lan khá phổ biến, khi các bà mẹ đã trải qua thời kì kinh tế khó khăn nên quen tằn tiện, còn các cô dâu lớn lên trong thời đại tiêu dùng nên không quen kham khổ.
Theo Alobacsi
Tháng nào tôi cũng 'viện trợ' tiền cho bạn trai Gia đình khó khăn kinh tế, anh còn phải lo cho đứa em đi học đại học, nên tháng lương nào tôi cũng phụ để giúp đỡ anh. Tôi và anh quen nhau đã gần hai năm qua một người bạn giới thiệu. Chúng tôi đã có tình cảm với nhau sau hơn một tháng nói chuyện qua điện thoại và cuối cùng...