Bắt giữ kẻ giả danh Thiếu tá Biên phòng để lừa đảo
Nguyễn Văn Tong mua bộ quân phục bộ đội biên phòng với cấp hàm Thiếu tá rồi mặc bộ quân phục này đi lừa đảo.
Ngày 8/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Tong (sinh năm 1969), cư trú ấp Hoà Phú 2, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Văn Tong tại cơ quan công an. (Ảnh: Nghiêm Túc).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, tháng 9/2018, Nguyễn Văn Tong mua được bộ quân phục bộ đội biên phòng với cấp hàm Thiếu tá.
Video đang HOT
Đến khoảng 1/2019, Tong mặc bộ quân phục này và tìm đến gặp anh Nguyễn Văn Mẫn (sinh năm 1971, cư trú huyện Châu Thành, tỉnh An Giang). Tong nói với anh Mẫn mình là Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Tịnh Biên, An Giang và hứa sẽ giúp cho xe tải của anh Mẫn qua lại cửa khẩu Tịnh Biên một cách dễ dàng, không bị kiểm tra và yêu cầu anh Mẫn đưa 6 triệu đồng và một số giấy tờ để làm thủ tục.
Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, Tong không thực hiện lời hứa và bỏ trốn. Ngày 6/3, anh Mẫn phát hiện Tong ở phường Mỹ Phước, TP. Long Xuyên (An Giang) nên đã trình báo cơ quan công an bắt giữ.
Qua làm việc, Nguyễn Văn Tong khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
THANH TIẾN – NGHIÊM TÚC
Theo VNN
Nữ quái chuyên đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 7/6, TAND tỉnh Hòa Bình đưa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Bạch Thị Phúc (SN 1957, trú tại xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo cáo trạng, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân, Bạch Thị Phúc đã dùng thủ đoạn gặp gỡ, làm quen và đưa ra những thông tin gian dối về việc bản thân có nhiều mối quan hệ xã hội. Phúc khoác lác có thể xin công việc cho bất kỳ ai có nhu cầu không kể ngành nghề nào. Các ngành đòi hỏi cao, thu nhập tốt thì có giá trên trời.
Bạch Thị Phúc tại phiên sơ thẩm
Không ít người đã rơi vào cái bẫy mà Bạch Thị Phúc đã giăng ra. Kết quả điều tra, từ 2016-2017 nhiều người có nhu cầu xin việc làm tại các cơ quan Nhà nước đã trực tiếp gặp hoặc thông qua người khác đến đặt vấn đề và nhờ Phúc xin việc cho 11 người là thân nhân của họ với số tiền gần 1,2 tỷ đồng.
Khi nhận tiền của bị hại, Phúc hứa như đinh đóng cột là dăm bữa, nửa tháng là có thông báo nhận đi làm. Thế nhưng người phụ nữ này dùng tiền tiêu xài cho cá nhân chứ không có quan hệ, "có cửa" để lo việc. Biết mình bị lừa nên những người đã đưa tiền cho Phúc đã làm đơn tố cáo. Trước khi bị bắt, Bạch Thị Phúc mới trả được số tiền hơn 42 triệu đồng cho 6 người.
Xem lại lý lịch của bị cáo mới thấy Phúc đã có "kinh nghiệm" về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Năm 1998, Bạch Thị Phúc bị TAND tỉnh Hòa Bình xử phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Năm 1999, Bạch Thị Phúc tiếp tục bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 4 năm tù giam cũng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", năm 2002 được đặc xá tha tù trở về địa phương.
HĐXX đã tuyên phạt Bạch Thị Phúc 13 năm tù giam và buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt.
Thanh Phương
Theo congly
Công an thông tin vụ GrabBike bị tố cướp điện thoại khách Nga Theo Công an quận 1, TP.HCM, đây là vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và nghi phạm không phải là người tài xế Grab được phản ánh trên mạng xã hội. Ngày 8-6, Công an quận 1, TP.HCM điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn. Nạn nhân là chị Olga Hasan (29 tuổi, quốc tịch...