Bắt giữ 4 người Trung Quốc vượt biên trái phép trên đường vào TP. HCM
Khi đang trên đường vào TP HCM, 4 người Trung Quốc vượt biên trái phép đã bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện và đưa đi cách ly.
Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình hôm nay (27/5) cho biết, đã đưa cả 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào khu cách ly tập trung tại huyện Bố Trạch.
Cả 4 người đã được đưa đi cách ly tập trung.
Trước đó, vào 16h15 chiều hôm qua, chốt phòng chống dịch Bắc Quảng Bình tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch phát hiện 6 người trong đó có 4 người Trung Quốc trên xe BKS 30G- 60875 trên đường từ Hà Nội vào TP HCM.
Hai người Việt Nam là Nguyễn Duy Cường (SN 1985), Nguyễn Duy Đông (SN 1992), cùng trú tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.
Cùng đi với 2 người này là 4 người Trung Quốc không có giấy tờ tùy thân gồm: Yang Jie (SN 1990), Zhai Jiang (SN 1989), Wang Kang (SN 1989),Wang Giang (SN 1990).
Qua khai thác thông tin, lực lượng chức năng xác định 4 người Trung Quốc trên vượt biên từ Trung Quốc sang Việt Nam và có người đón ở biên giới. 4 người này đã thuê 2 công dân Việt Nam chở vào TP.HCM.
Chiếc xe chở 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Khi đến chốt phòng chống dịch Covid-19 bắc Quảng Bình, lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe khai báo.
Video đang HOT
Lúc này, Nguyễn Duy Cường xuống xe, trong quá trình khai báo, lực lượng tại chốt kiểm soát phát hiện dấu hiệu bất thường nên đã yêu cầu kiểm tra. Cường và Đông đã bỏ chạy để lại 4 người Trung Quốc lại chốt kiểm dịch.
Ngay sau đó, chốt phòng chống dịch Covid-19 phía Bắc Quảng Bình đã phối hợp với các cơ quan chức năng truy tìm cả 2 người này.
Đến khoảng 19h30 tối cùng ngày, Cường và Đông đã bị lực lượng BĐBP Quảng Bình bắt được ở Cảng La (Quảng Đông, Quảng Trạch).
“Khoảng 22h cùng ngày, cả 4 người Trung Quốc đã được đưa đi cách ly tập trung tại trụ sở xã Hoàn Trạch cũ, huyện Bố Trạch. Còn 2 người Việt Nam, sau khi lấy lời khai, lực lượng chức năng cũng sẽ đưa về cách ly tập trung”, ông Cường cho biết thêm”.
Hiện tại các đối tượng trên sức khỏe bình thường, không sốt, không ho.
Mẹ chồng "dắt" con dâu đi... tù
Lấy mác đi xuất khẩu lao động, Nguyễn Văn Tuấn (trú tại xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An) tổ chức đưa 6 người vượt biên trái phép.
Thay vì sang nước đã thoả thuận, Tuấn lại đưa họ sang nước thứ 3. Người giúp sức đắc lực cho Tuấn là vợ của anh ta. Khi nhận tiền của người lao động, vì mắt kém, vợ Tuấn nhờ con dâu viết phiếu thu, vì thế đã "dắt" cô con dâu vào vòng lao lý.
Giúp mẹ chồng, vô tình thành đồng phạm
Sáng ngày 9-3, phiên tòa xét xử 2 bị cáo Đoàn Thị Liệu (58 tuổi) và Ngô Thị Hồng Hạnh (26 tuổi) ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong đó Liệu là vợ của Tuấn và Hạnh là con dâu. Suốt từ sáng sớm, khi phiên toà chưa diễn ra, thân nhân của những người lao động bị lừa đi nước ngoài đã tụ tập ở cổng toà, khóc mếu đòi trả con, trả tiền cho con cháu họ. Trong số 6 người mà Tuấn và Liệu tổ chức đi xuất khẩu lao động thì chỉ có 2 người tìm cách trở về nhà và làm đơn tố cáo hai vợ chồng Tuấn. Bốn người còn lại vì không có tiền, không thể mua vé trở về, đành chấp nhận sống chui lủi bên nước thứ ba, tìm cơ hội trở về nước.
Bị cáo Đoàn Thị Liệu và con dâu tại tòa.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Tuấn đi lao động ở Samoa (một nước thuộc Thái Bình Dương). Công việc thuận lợi, Tuấn gửi được nhiều tiền về cho vợ xây nhà cửa, có của ăn của để; cuộc sống của gia đình Tuấn từ đó cũng thay đổi, thậm chí thuộc vào hàng khá giả trong xã.
Thấy gia đình Tuấn đổi đời nhờ xuất khẩu lao động nên nhiều người trong xã nhờ vả Tuấn lo cho con cháu họ 1 suất đi lao động nước ngoài. Khoảng tháng 10-2019, anh Lương Xuân T. cùng người bạn liên lạc với Tuấn qua mạng xã hội hỏi thủ tục đi nước ngoài. Tuấn đã có những thỏa thuận ban đầu qua facebook với các lao động. Để tạo niềm tin, Tuấn nói với những người có dự định đi xuất khẩu lao động đến trực tiếp nhà mình bàn bạc cụ thể và thông báo cho Liệu ở nhà tiếp nhận. Đúng ngày hẹn, anh T. và bạn cùng rủ nhau đến gặp Liệu. Tại đây, Liệu đã gọi điện cho Tuấn qua facebook để Tuấn trực tiếp bàn bạc, thoả thuận với họ. Sau khi trao đổi, Tuấn nói rằng, có thể lo cho họ sang New Zealand theo diện thư mời chứ không sang Samoa như Tuấn. Nhưng Tuấn khẳng định chắc chắn, khi người lao động sang New Zealand, Tuấn sẽ đón, tổ chức nơi ăn chốn nghỉ, bố trí công việc tại các công trình xây dựng với mức lương từ 20-40 triệu đồng/ tháng.
Xuất cảnh theo diện này có thời hạn làm việc 2 năm, hết thời hạn trên, Tuấn cam đoan sẽ lo giấy tờ để các lao động ở lại làm ăn lâu dài. Chi phí trọn gói cho một suất sang New Zealand làm việc là 8.500 USD. Người lao động chỉ cần nộp ảnh chụp hộ chiếu, giấy xác nhận tư pháp qua facebook cho Tuấn còn tiền thì đưa cho Đoàn Thị Liệu.
Sau khi nghe Tuấn tư vấn, các lao động đồng ý đi New Zealand và được hướng dẫn nộp tiền, hồ sơ cho Liệu. 4 người khác sau khi nghe tin anh T. và bạn được đi New Zealand cũng nôn nóng liên lạc với Tuấn và nhờ vả xin được một suất đi xuất khẩu lao động. Tuấn cũng hướng dẫn 4 người này làm thủ tục và nộp tiền cho Liệu. Tin tưởng Tuấn là người cùng xã lại thấy cuộc sống của gia đình Tuấn thay đổi sau nhiều năm đi lao động nước ngoài nên 6 người này đồng ý với mọi yêu cầu do Tuấn đặt ra.
Đúng ngày hẹn nhận tiền, cả 6 người mang tiền và hồ sơ đến nhà nộp cho Liệu, tổng số tiền là 932 triệu đồng. Vì mắt kém, Liệu gọi con dâu là Ngô Thị Hồng Hạnh ra đếm tiền, xem hồ sơ của người lao động, viết giấy biên nhận và kí tên đã nhận đầy đủ tiền, hồ sơ của những người này. Vì nể mẹ chồng, thêm nữa cũng không biết cụ thể sự việc thế nào, chỉ biết mẹ chồng sai làm thế nào thì làm như vậy nên Hạnh đồng ý ra giúp.
Vỡ mộng, phải "hồi hương"
Sau khi nhận đủ tiền của người lao động, Liệu chuyển toàn bộ vào tài khoản của Tuấn. Thay vì đặt vé sang New Zealand như thỏa thuận ban đầu, Tuấn đặt 6 vé đi Samoa - một đất nước cách New Zealand hơn 2.700 cây số và là nơi Tuấn đang lao động tại đó. Sau đó Tuấn gửi thư mời qua ứng dụng Messenger nói Liệu in ra, đưa cho các lao động.
Người nhà bị hại muốn được trả lại tiền và mong con trở về.
Do không thông thạo sử dụng các ứng dụng này nên Liệu lại gọi cô con dâu ra giúp. Cô con dâu vẫn nhiệt tình làm giúp mẹ chồng mà không hề suy nghĩ gì. Cũng vì không biết chữ, không biết tiếng nước ngoài nên khi được Liệu gửi thư mời, vé máy bay theo lời của Tuấn thì 6 lao động hoàn toàn tin tưởng và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tiền bạc chờ ngày khởi hành.
Ngày 23-11-2019, theo hướng dẫn của Tuấn, Liệu thuê xe ô tô chở 6 lao động ra sân bay để xuất cảnh. Khi sang đến Samoa, 6 lao động mới biết mình bị lừa nhưng không biết tiếng, không thông thuộc đường đi lối lại đành phải cắn răng chấp nhận. Một thời gian dài không xin được việc làm, tiền mang theo cũng cạn, 2 trong số 6 lao động đã gây áp lực cho Tuấn để được trở về. Tuy nhiên, hai người này phải mất thêm 1 khoản tiền lớn mới được Tuấn mua vé máy bay để "hồi hương".
Giấc mộng đổi đời từ xuất khẩu lao động chui chưa kịp nhen nhóm thì họ phải gánh thêm 1 khoản nợ do chi phí đã đóng trước đó. Đòi lại tiền không được, những người này đã tố cáo hành vi của Nguyễn Văn Tuấn, Đoàn Thị Liệu ra cơ quan Công an. Ngày 17-3-2020, Đoàn Thị Liệu bị bắt giữ.
Mẹ chồng, con dâu dắt nhau đi tù
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện có sự tham gia của Ngô Thị Hồng Hạnh trong đường dây này. Tuy nhiên vào thời điểm này, do Hạnh đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được áp dụng biện pháp ngăn chặn "cấm đi khỏi nơi cư trú".
Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố và cho biết do nhận thức pháp luật hạn chế, không biết việc mình làm là vi phạm pháp luật. Bản thân Hạnh cũng thành thật khai nhận tại phiên toà do được mẹ chồng nhờ nhận tiền và viết hộ giấy biên nhận vì chữ quá xấu đã nhận lời mà không biết là đã tham gia vào việc làm phi pháp.
Bị cáo Hạnh xin tòa xem xét động cơ vô tình phạm tội để mong được giảm án.
"Bị cáo chỉ nghĩ là mình biết hơn mẹ một chút thì giúp mẹ thôi chứ không biết như thế là giúp người khác phạm tội. Bị cáo không biết là bố mẹ chồng đang làm thủ tục cho người làng đi xuất khẩu lao động chui. Bị cáo cũng hoàn toàn không nhận được một đồng tiền nào từ việc này bởi toàn bộ tiền nhận từ các lao động sau đó đều được mẹ chuyển hết sang cho bố. Khi hai chú trở về, bị cáo và mẹ cũng đã gom hết tiền bạc để khắc phục cho mỗi chú 30 triệu. Bị cáo không có việc làm, lại đang nuôi con nhỏ nên cũng không thể đền bù thêm", Hạnh trình bày tại toà, giọng nói còn run. Nói lời cuối cùng Ngô Thị Hồng Hạnh mong muốn xem xét cho động cơ, mục đích phạm tội của mình, từ đó đưa ra một bản án nhẹ để Hạnh có điều kiện tốt nhất trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ.
Tại toà, Liệu nói rất ân hận vì đã vô tình lôi kéo con dâu tham gia vụ việc này. "Bị cáo là người ở nông thôn, chỉ học hết lớp 7, thiếu hiểu biết, chữ lại xấu quá nên khi nhận một số tiền lớn từ các lao động thì nhờ con dâu đếm và viết giấy biên nhận giúp", Liệu vừa trình bày vừa khóc.
Đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An giữ quyền công tố tại phiên tòa khẳng định Đoàn Thị Liệu biết Tuấn không có chức năng đưa người đi lao động nhưng đã giúp sức cho chồng nhận tiền, hồ sơ, in thư mời cho 6 lao động; Ngô Thị Hồng Hạnh dù không được bàn bạc nhưng khi mẹ chồng nhờ đã giúp kiểm đếm tiền, viết giấy biên nhận... Việc truy tố hai bị cáo Đoàn Thị Liệu và Ngô Thị Hồng Hạnh về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài" là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
HĐXX nhận định trong vụ án này, Nguyễn Văn Tuấn là kẻ chủ mưu, cầm đầu; Đoàn Thị Liệu giữ vai trò đồng phạm giúp sức tích cực; Ngô Thị Hồng Hạnh đồng phạm giúp sức với vai trò thứ yếu. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh và công tác xuất khẩu lao động.
Xem xét vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án cũng như các tình tiết giảm nhẹ khác, HĐXX tuyên phạt Đoàn Thị Liệu 3 năm 6 tháng tù giam, Ngô Thị Hồng Hạnh 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Riêng đối với Nguyễn Văn Tuấn, hiện cơ quan chức năng đã tách hành vi phạm tội của Tuấn thành một vụ án khác và sẽ xét xử khi bắt được. Hiện Tuấn vẫn đang bị truy nã.
Triệt phá đường dây tổ chức vượt biên trái phép Khi đang đưa người vượt biên trái phép thì nhóm đối tượng bị bắt giữ, đường dây cũng bị bóc gỡ. Ngày 16/10, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết đơn vị phối với các phòng chức năng Công an tỉnh Hà Tĩnh, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh và Bộ đội Biên phòng Quảng Trị phá thành...