Bắt giám đốc CDC Bắc Giang vì nhận tiền ‘lại quả’ từ Việt Á qua trung gian
Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra những sai phạm liên quan vụ nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Vị giám đốc này bị xác định đã nhận tiền lại quả từ Việt Á qua trung gian.
Cơ quan điều tra tống đạt lệnh bắt tạm giam giám đốc CDC Bắc Giang Lâm Văn Tuấn – Ảnh: GIANG LONG
Ngày 21-1, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lâm Văn Tuấn – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bắc Giang (CDC Bắc Giang) – để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Phan Huy Văn – giám đốc Công ty Phan Anh (trụ sở tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) và Phan Thị Khánh Vân (kinh doanh tự do, chị gái của Huy Văn) để điều tra về cùng tội danh trên.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.
Đây là diễn biến mới nhất quá trình C03 mở rộng điều tra vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến vụ nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và nhiều địa phương.
Video đang HOT
Kết quả điều tra ban đầu xác định bị can Tuấn đã có hành vi thông đồng, cấu kết với bị can Huy Văn và tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt thực hiện các hành vi trái pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm COVID-19 do công ty này sản xuất.
Tổng giá trị các hợp đồng mua kit xét nghiệm giữa Công ty Phan Anh, CDC Bắc Giang với Việt Á là hơn 148 tỉ đồng.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra xác định ông Huy Văn và bà Khánh Vân còn thỏa thuận, nhận trên 44 tỉ đồng tiền hoa hồng từ Công ty Việt Á sau thương vụ mua bán kit xét nghiệm. Sau đó bị can Khánh Vân đã chi một phần tiền “lại quả” cho giám đốc CDC Bắc Giang Lâm Văn Tuấn.
Như vậy đến nay đã có 4 giám đốc CDC bị khởi tố trong vụ án này, trước đó giám đốc CDC các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương đã bị khởi tố.
Những sai phạm trong vụ Công ty cổ phần công nghệ Việt Á thông đồng với một số địa phương “thổi giá” kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra thời gian qua gây bức xúc dư luận đã được Cơ quan điều tra Bộ Công an bước đầu làm rõ, khởi tố vụ án.
Đến nay C03 đã khởi tố các quan chức cấp vụ thuộc hai bộ gồm: ông Nguyễn Minh Tuấn – nguyên vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế Bộ Y tế; Nguyễn Nam Liên – vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Y tế và ông Trịnh Thanh Hùng – phó vụ trưởng Vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và công nghệ.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố Phan Quốc Việt – tổng giám đốc Công ty Việt Á cùng giám đốc CDC các tỉnh Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương cùng hàng chục người khác.
Trong đó Phan Quốc Việt, Vũ Đình Hiệp, phó giám đốc Công ty Việt Á bị khởi tố bổ sung thêm tội đưa hối lộ; Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dưởng bị khởi tố bổ sung thêm tội nhận hối lộ. Cả ba người này bị C03 xác định có hành vi đưa, nhận hối lộ số tiền 27 tỉ đồng.
Kết quả điều tra xác định Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Điều đáng nói, Phan Quốc Việt lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 “bắt tay” với giám đốc CDC một số địa phương nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 để hưởng lợi bất chính số tiền lớn.
Thanh tra mua sắm kit xét nghiệm, thuốc phòng chống dịch Covid-19 tại TPHCM
Thanh tra Chính phủ thành lập 3 đoàn thanh tra việc mua sắm trang, thiết bị, vật tư, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống Covid-19 tại Bộ Y tế, Hà Nội và TPHCM - ông Đặng Công Huẩn thông tin.
Sáng 20/1, ông Đặng Công Huẩn, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc mua sắm trang, thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM. Theo đó, thời kỳ thanh tra được ấn định từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021 và có thể mở rộng nếu trong trường hợp cần thiết.
Theo quyết định của Thanh tra Chính phủ, thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc thực tế kể từ hôm nay, không kể ngày nghỉ, lễ. Đoàn thanh tra gồm 12 thành viên do ông Nguyễn Trường Giang, Phó Cục trưởng Cục III, Thanh tra Chính phủ, làm trưởng đoàn.
"Việc thanh tra này nằm trong kế hoạch đã được phê duyệt. Thanh tra Chính phủ thành lập 3 đoàn thanh tra về việc mua sắm trang, thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống Covid-19 tại Bộ Y tế, Hà nội và TPHCM", ông Đặng Công Huẩn thông tin.
Ông Đặng Công Huẩn, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra tại TPHCM (Ảnh: V.M.).
Đối với các tỉnh, thành còn lại, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định thành lập các đoàn thanh tra. Các nội dung thanh tra nói trên cần được kết thúc vào cuối tháng 3 để báo cáo Thủ tướng và Quốc hội.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ quan trọng mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ, Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra. Việc thanh tra cần đảm bảo đầy đủ nội dung, kịp thời, đúng quy định pháp luật trên phạm vi cả nước.
Do đó, các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cần khẩn trương thực hiện các nội dung theo yêu cầu. Trong suốt thời gian thanh tra, các thành viên của đoàn phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch Covid-19, làm việc khẩn trương, nghiêm túc để đảm bảo chất lượng, tiến độ đề ra.
Hồi tháng 11/2021, UBND TPHCM đã có văn bản gửi các sở, ngành, công an thành phố cùng các quận, huyện, thành phố Thủ Đức về tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại xét nghiệm nhanh và xét nghiệm khẳng định Covid-19.
UBND TPHCM giao Thanh tra thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thanh, kiểm tra đột xuất việc mua bán, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR tại một hoặc một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
Đơn vị này cũng chịu trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh các loại kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, tránh trùng lặp, không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
Sở Y tế cần yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc rà soát về quy trình, thủ tục mua sắm, về chất lượng, giá, tư cách pháp nhân... theo đúng quy định. Việc rà soát cần tập trung vào giá xét nghiệm và giá dịch vụ xét nghiệm đang thực hiện tại các công ty cung ứng, các cơ sở sử dụng các loại xét nghiệm, sử dụng thuốc, hóa chất, sinh phẩm... phục vụ công tác phòng, chống dịch.
30 ngày thanh tra việc mua sắm kit xét nghiệm, vaccine ở Hà Nội Sáng 19/1, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng chống dịch Covid-19 tại TP Hà Nội. Thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2021; khi cần thiết có thể xem xét trước và sau thời kỳ thanh tra. Thời...