Bắt gặp vợ mặc váy hai dây khêu gợi khi thợ sửa ống nước đến nhà
Nếu tôi không áy náy về việc đã sẵng giọng với vợ và muốn về nhà ngang trưa để làm hòa thì tôi đã không thể biết được vợ tôi mời thợ sửa ống nước đến sửa chữa mà không kịp mặc quần áo nghiêm chỉnh.
Vợ chồng tôi đã cưới nhau 9 năm, có với nhau 2 đứa con. Những năm đầu cưới nhau, chúng tôi đích thực chỉ có hai bàn tay trắng. Quê của hai đứa đều ở vùng sâu vùng xa nhưng chúng tôi học xong đại học vẫn quyết ở lại Hà Nội lập nghiệp.
Sau đám cưới, trừ tiền cỗ bàn, chi phí sắm sửa, hai vợ chồng gom góp tiền mừng, đủ để đặt cọc nửa năm tiền thuê một phòng trọ 15m2. Tuy nhiên, căn phòng của chúng tôi vẫn tràn ngập tiếng cười. Vợ tôi là người giản dị, chân chất. Cô ấy chinh phục tôi bằng vẻ ngây thơ, hồn nhiên. Nhiều lúc cô ấy làm gì có lỗi, nhìn ánh mắt ướt rượt của cô ấy, tôi còn cảm thấy cô ấy như con cún con chờ trách phạt.
Vợ chồng tôi không yêu đương mãnh liệt nhưng cũng đã tương đối hạnh phúc. Ảnh minh họa
Cô ấy tốt nghiệp cao đẳng sư phạm nhưng do chẳng có tiền chạy chọt nên cô ấy đành đi bán hàng ở siêu thị. Còn tôi may mắn hơn, học nghề marketing, lại nhanh nhẹn nên xin được việc ở một công ty sản xuất đang ăn nên làm ra. Vì vậy, tiền lương, tiền kinh doanh của tôi ngày càng khá khẩm.
Lúc này, vợ tôi mang thai nên tôi đã bảo cô ấy nghỉ việc, ở nhà dưỡng thai, rồi chăm con. Tôi cũng gom góp rồi vay ngân hàng mua được căn chung cư nho nhỏ. Cuộc sống dần ổn định. Khi con gái 4 tuổi, chúng tôi lại quyết định sinh đứa thứ 2. Hiện con trai tôi đã được 3 tuổi, gia đình tôi cũng sung túc hơn.
Vợ tôi vẫn ở nhà trông con cái, cơm nước. Vì bỏ 3-400 triệu đi xin dạy học với đồng lương ba cọc ba đồng thì bao giờ mới thu hồi. Hơn nữa, vợ tôi tốt nghiệp gần 10 năm, khó có thể quay trở lại. Tuy nhiên cô ấy cũng tham gia bán hàng online cùng với một số người bạn, thu nhập 4-5 triệu/tháng. Tôi chẳng quan tâm mấy đồng tiền đó của vợ nhưng cũng coi như vợ có việc cho đỡ buồn.
Video đang HOT
Hôn nhân của chúng tôi cũng lẳng lặng, đều đều như bao cặp vợ chồng đã cưới nhau 10 năm. Chuyện giường chiếu cũng chỉ còn mỗi tuần 1 đôi lần. Có khi tôi đi làm mệt mỏi, lại kèm theo vài cuộc nhậu cũng nghỉ luôn. Nhưng vợ tôi cũng không mặn mà lắm, tôi gạ gẫm thì đồng tình, không gạ cũng thôi. Mà trong quá trình đò, vợ tôi cũng nhàn nhạt, không tỏ vẻ thích thú lắm, tôi có gặng hỏi thì chỉ bảo “cũng được”.
Nhưng tôi không thể ngờ vợ tôi là người như vậy. Chẳng là tối hôm trước, vợ chồng tôi có bàn chuyện mua quà về cho bố mẹ ăn Tết. Tôi muốn gửi tiền, vợ tôi lại muốn mua quà. Cuối cùng tôi mệt mỏi sẵng giọng: “Bố mẹ cô cô mua, tôi biếu tiền bố mẹ tôi”. Thế là vợ tôi tru tréo, nói tôi phân biệt đối xử, sống với nhau gần 10 năm rồi còn nhà anh, nhà tôi.
Thú thật, vợ tôi như lên đồng khiến tôi cũng không hiểu hết đầu cua tai nheo thế nào. Vợ tôi lôi đủ thứ tội ra chòng lên đầu tôi. Nào là tôi coi vợ như osin, đưa một cục tiền rồi trút mọi gánh nặng lên cô ấy. Con cô ấy đẻ, rồi tự nuôi, con ốm tôi cũng mải làm việc chưa một ngày thức đêm chăm sóc. Rồi bố mẹ ốm dưới quê lên, cô ấy vừa bế con, vừa chạy ra vào bệnh viện, tôi cũng chỉ chớp nhoáng ghé thăm như hàng xóm…
Hai vợ chồng cãi nhau đến nửa đêm. Sáng hôm sau tôi đi làm với tâm trạng nặng nề. Ngồi ngẫm lại cũng thấy mấy năm nay tôi ít quan tâm đến vợ. Vì thế, khoảng 10h tôi trốn việc, mua bó hoa về nhà để làm lành với vợ. Nào ngờ, vừa mở cửa phòng, tôi đã thấy đôi giày đàn ông nằm chình ình.
Tôi lẻn vào góc tủ nhìn vào thì thấy một gã đàn ông to con đang sửa hệ thống nước thoát nước ở bếp. Anh ta mặc quần bò, áo phông mỏng, bó sát người lộ bắp tay, cơ lưng rõ mồn một. Tôi sững sờ hơn là vợ tôi mặc chiếc váy hai dây ở nhà đang cúi đầu, cong người chỉ điểm thợ sửa ống nước làm việc, dù đang mùa đông, nhiệt độ trong phòng cũng phải 20-22 độ.
Nhìn biểu hiện, có vẻ dưới chiếc váy đó vợ tôi chẳng mặc gì nữa. Hai người sửa ống nước thì ít mà dính va chạm vào nhau thì nhiều. Tôi cũng nhận ra anh chàng sửa ống nước này, là người mới chuyển đến tầng nhà tôi được vài tháng nay.
Vợ tôi thường dèm pha anh ta thô lỗ, người ngợm cục mịch, cả ngày chả được tiếng nào và tỏ ra rất ghét bỏ. Nhưng nhìn cái cung cách vợ tôi đong đưa cả tiếng lẫn người như thế kia, có lẽ, sự ghét bỏ ấy chỉ là “ghét yêu”.
Tôi như chết lặng ở góc tường. Do lảo đảo nên đã gây ra tiếng động mạnh. Vợ tôi tái mặt khi nhìn thấy tôi. Còn anh chàng sửa ống nước hàng xóm cũng lúng túng chào tôi, rồi dặn dò “đã sửa xong” và lẻn ra về. Vợ tôi vội vã thanh minh, đường ống hỏng nên “tiện thể nhờ hàng xóm”. Cô ấy quên mất việc cô ấy đang mặc chiếc váy ngủ hai dây mỏng tang trên người.
Tôi lười nói chuyện với vợ. Tôi không biết nên xử sự thế nào. Có lẽ giữa bọn họ chưa đến mức đưa nhau lên giường. Cũng có thể tôi đã mọc hàng tá sừng trên đầu. Cứ nghĩ đến việc vợ tôi ngang nhiên “đong giai” ngay trong nhà, tôi cảm thấy giận sôi.
Ly hôn thì tôi không thể tự nuôi hai đứa trẻ mà để con lại cho cô ta tôi cũng không chịu nổi. Tôi càng khó nhìn mặt vợ. Tôi phải làm gì đây?
Thanh Tùng
Theo dantri.com.vn
25 - cái tuổi lưng chừng lớn
Hai mươi lăm tuổi ta cũng phần nào nếm trải kha khá những sóng gió cùng những bài học mà cuộc đời mang lại, đủ để không còn ngông nghênh nông nổi như những ngày đầu mới bước vào đời nữa.
Hai mươi lăm tuổi ta vẫn được xem là người trẻ, nhưng đã không còn như cái thời mười tám tuổi đầy mộng mơ bước chân vào đời với rạo rực những hoài bão những ước mơ nữa rồi. Hai mươi lăm tuổi chính là lúc mà chúng ta nên bắt đầu "chững lại" nên bắt đầu nhìn lại xem bản thân đã và đang làm được gì, đang đứng ở đâu trong xã hội này và khẳng định bản thân mình là ai.
Hai mươi lăm tuổi ta cũng phần nào "nếm trải" kha khá những sóng gió cùng những bài học mà cuộc đời mang lại, đủ để không còn ngông nghênh nông nổi như những ngày đầu mới bước vào đời nữa. Ta đã bắt đầu học cách bình tâm lại để có thể lắng nghe rõ hơn từng nhịp đập, từng suy nghĩ đến từ bên trong con người mình.
Mình vẫn còn trẻ mà, còn trẻ thì phải tranh thủ chơi nhiều một chút, lúc còn trẻ không chơi chẳng nhẽ lại đợi đến lúc về già, già rồi thì còn sức đâu mà chơi nữa. Thế nên còn trẻ là còn phải chơi - ta vẫn thường tự nói với chính mình như thế. Thật ra thì khi còn trẻ hết mình một chút cũng không sao nhưng đến độ khoảng hai mươi tư hai mươi lăm tuổi, ta sẽ thấy tiền bạc, sức lực và cả thời gian của ta nữa đều là những thứ có giới hạn. Ta không thể phung phí chúng vào những cuộc vui như vậy mãi được, có những điều đáng để chúng ta quan tâm để ý hơn thế nhiều.
Khi công việc và những nỗi lo cơm áo gạo tiền bắt đầu khiến ta lo lắng mệt mỏi rồi quên đi việc phải ngủ đủ giấc. Hoặc thậm chí là trằn trọc, thao thức mãi nhưng vẫn không sao chợp mắt được. Trước đây khi ta tham gia vào những cuộc vui thâu đêm suốt sáng thì giấc ngủ đối với ta lại chẳng phải chuyện đáng để phải để tâm tới. Còn lúc này đây thì việc được ngủ đủ tám tiếng một ngày lại trở thành một mơ ước xa xỉ, ngoài tầm với.
Hai mươi lăm tuổi ta đã bắt đầu phải sống một cuộc sống tự lập rồi, ta không thể giữ mãi tư tưởng mình còn trẻ để tiếp tục buông thả bản thân hay dựa dẫm vào người khác như trước nữa. Ta nên tập trung vào việc phát triển sự nghiệp của bản thân, học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết cho công việc mà mình muốn làm. Thay vì chỉ tập trung vào số lượng thì ta nên đầu tư nhiều hơn vào chất lượng. Đến cuối cùng thì chất lượng luôn thắng số lượng. Tình bạn cũng vậy không phải càng nhiều là càng tốt.
Hãy cố gắng dành thời gian để yêu thương gia đình mình ngay từ bây giờ ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất: cùng bố mẹ ăn một bữa cơm cho dù bản thân có bận thế nào đi chăng nữa, trò chuyện cùng bố mẹ có thể đơn thuần chỉ là câu hỏi thăm sức khỏe bố mẹ dạo này thế nào hay ở nhà đã ăn cơm chưa, hoặc cuối tuần dành vài giờ đồng hồ dạy đứa em làm bài tập chẳng hạn. Ta không có nhiều thời gian để bên cạnh họ nhiều như ta vẫn nghĩ đâu, bố mẹ đang ngày càng già đi, đứa em cũng sẽ dần trưởng thành và có một cuộc sống riêng ta chỉ có thể ở bên họ chút ít nữa thôi, hãy trân trọng nó.
Đã là điều mà bản thân thích làm thì hãy dành thời gian để làm nó, mười hay mười lăm phút cũng được: vẽ vời, nghe nhạc, đọc sách, viết nhật ký hay đơn giản là chơi đùa với con cún của mình. Làm bất kì điều gì mà bản thân ta thích (tất nhiên là nó là những hoạt động lành mạnh) để nuôi dưỡng cảm giác hạnh phúc trong ta, biến chúng trở thành một thói quen và ta sẽ sớm phát hiện ra những niềm vui từ những điều xung quanh, có thể là ngay từ những điều giản đơn nhất.
Một cơ thể rệu rã, mệt mỏi sẽ không thể nào là một cơ thể khỏe mạnh được, một cơ thể không khỏe mạnh thì tinh thần cũng không thể vui vẻ phấn chấn được. Hãy cố gắng dành thời gian để tập thể dục mỗi ngày để có thể khoẻ khoắn cả về thể chất lẫn tinh thần nhé.
Không phải lúc nào ta cũng có đủ sự lạc quan hay khả năng để đối mặt với những khó khăn vấp ngã trong cuộc sống. Thế nhưng tôi tin luôn có cách để ta vượt qua chúng, ta có thể không làm được nó một mình nhưng người có thể giúp được ta không chỉ có một. Sau tất cả, mọi thứ đều sẽ ổn, đúng không?
Và nếu như ngay lúc này đây, khi bạn nhìn lại và thấy bản thân đã trưởng thành hơn, mạnh mẽ và tài giỏi hơn sau những vấp ngã những thử thách của cuộc sống thì chúc mừng bạn nhé.
Stephanie Duong
Theo blogradio.vn
Người trên cao nguyên Chiếc xe khách rời thành phố Hà Nội. Lại một lần nữa Vũ Hùng khoác ba lô trở lại Lâm Đồng, nơi có mặt những người lính xây dựng vùng kinh tế mới. Những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các tỉnh thành lần lượt đưa dân đi xây dựng kinh tế mới. Đó là những vùng dân cư thưa...