Bắt được loài rùa có bề ngoài kì dị như “khủng long thời tiền sử”
Các nhà nghiên cứu từ Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã và Cá Florida (FWC) mới đây đã bắt được những con rùa có ngoại hình giống như loài bò sát thời tiền sử kì dị gần Gainesville.
Trong một lần đặt bẫy, cơ quan chức năng của Florida đã bắt được 3 con rùa, một con rùa đực nặng khoảng 45kg, một con cái hơn 20kg, một cái bẫy khác là một con đực nặng gần 30kg. Tổng cộng các nhà nghiên cứu đã đặt khoảng 4 chiếc bẫy, mỗi chiếc dài khoảng 1,2m.
“New River là một dòng sông được đánh giá có năng suất sinh học thấp, vì vậy việc tìm thấy những con rùa lớn trong một môi trường như vậy là không bình thường”, cơ quan chức năng của Florida cho biết.
Video đang HOT
Theo FWC, những con rùa này được ước tính khoảng từ 40 đến 80 tuổi. Cơ quan này đang làm việc với các nhà nghiên cứu ở Florida và Georgia để thu thập tài liệu về loài rùa được coi đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Sau khi chụp ảnh và thu thập dữ liệu nhất định, những con rùa sẽ được thả trở lại môi trường sống tự nhiên.
Với ngoại hình kỳ quái, loài rùa được các nhà nghiên cứu bắt được ở Florida, Mỹ, thường được gọi là “khủng long của thế giới rùa” hay còn gọi là rùa cá sấu. Đây là loài rùa nước ngọt lớn nhất ở Bắc Mỹ. Chúng có một chiếc vỏ đầy gai, một chiếc hàm giống như mỏ và một chiếc đuôi dày, có vảy kì dị.
Loài rùa cá sấu có thể sống từ 50 đến 100 tuổi. Những con đực có thể nặng trung bình gần 80kg, mặc dù trong một số trường hợp có con nặng hơn 100kg.
Rùa cá sấu không có kẻ thù trong tự nhiên, ngoại trừ con người. Tuy nhiên, số lượng dân số của loài này đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân được xác định chính là vì vấn đề khai thác không được kiểm soát và mất môi trường sống.
Phát hiện loài nấm ăn mới
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington.
Ảnh chụp cắt lớp nấm Tuber luomae. Ảnh: Đại học Oregon.
Mẫu vật được Tiến sĩ Dan Luoma thu thập vào năm 1981 khi còn là sinh viên năm nhất của Đại học Oregon, nhưng gần đây mới được phân tích và xác nhận là loài mới với sự hỗ trợ của công nghệ khoa học hiện đại, theo công bố trên tạp chí Fungal Systematics & Evolution.
Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài mới là Tuber luomae để vinh danh người đầu tiên phát hiện ra chúng. "Đó là một trong những loài nấm cục đầu tiên mà tôi tìm thấy trong bộ sưu tập của mình. Việc lấy tên tôi đặt cho mẫu vật là một cách tuyệt vời để kỷ niệm ngày nghỉ hưu sau gần 40 năm học tập và làm việc tại Đại học Oregon", Luoma chia sẻ.
Nấm cục thường có màu đen, trắng hoặc nâu và được đánh giá cao trong ẩm thực. Chúng chỉ tồn tại trong những khu vực địa lý hạn chế và rất khó tìm. Đảo Orcas ở Tây Bắc Thái Bình Dương là một điểm nóng săn tìm nấm cục trên thế giới với nhiều loài có hương vị khác biệt. Tuber luomae cũng là loài nấm ăn được nhưng mùi vị không được đánh giá cao. Chúng có màu đỏ đặc trưng.
Các nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart và Dan Luoma (phải) tại Đại học Oregon. Ảnh: Phys.
Trong một cuộc thám hiểm khác tại bang Oregon, nhà sinh vật học James Trappe, hiện là đồng nghiệp của Luoma, cũng tìm thấy ba mẫu vật nấm cục có hình dạng giống với loài mà Luoma tìm thấy trên Đảo Orcas. Các phân tích ADN sau đó, được thực hiện bởi nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart tại Đại học Oregon, đã xác nhận chúng thuộc cùng một loài.
"Nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, đã tìm kiếm nấm cục trong hơn 100 năm qua nhưng đến nay mới chỉ có bốn bộ sưu tập Tuber luomae được tìm thấy. Mỗi loại trong đó phân bố khá cục bộ, trải dài từ tây nam Oregon đến tây bắc Washington, cho thấy loài nấm này rất hiếm", Trappe cho biết.
Cũng giống các loài nấm cục khác, Tuber luomae không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho thảm thực vật xung quanh và giúp chúng chống chịu hạn hán tốt hơn.
Tàu Ấn Độ hoàn thành 4.400 vòng bay quanh Mặt Trăng Tàu Chandrayaan-2 đạt nhiều thành công như lập bản đồ diện tích 4 triệu km2, chụp ảnh chất lượng cao và thu thập dữ liệu về bề mặt Mặt Trăng. Tàu vũ trụ Chandrayaan-2 hoạt động trên quỹ đạo Mặt Trăng. Ảnh: Space. Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hôm 20/8 thông báo, tàu Chandrayaan-2 đã hoàn thành 4.400 vòng...