Bắt được cá sấu 27kg dưới ruộng lúa
Người dân đã bắt được 1 con cá sấu nặng 27 kg, dài trên 1,5m tại xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, Đồng Tháp vào ngày 4/9.
Theo anh Tăng Thanh Hiền ngụ ấp Long Thành, xã Phú Thành A, người phát hiện ra con cá sấu, cho biết: Vào 6h30 sáng, anh đi thăm lúa tại ô bao số 9 thuộc ấp Long Thành thì bất ngờ gặp con cá sấu đang nằm dưới đường nước và trườn miệng lên bờ đê.
Anh vội kêu vài người dân gần đó dùng chài để vây bắt. Sau khi bắt được, anh dùng băng keo để bịt miệng cá sấu lại và khiêng về nhà.
Video đang HOT
Về đến nhà, anh hỏi thăm xung quanh và các chuồng trại ở xã An Long nhưng không ai biết được nguồn gốc con cá sấu này.
Sau đó một thương lái đến hỏi mua với giá 110.000 đồng/kg và anh đã đồng ý bán.
Theo Đồng Tháp Online
Sạt lở đê nghiêm trọng, đe dọa hàng ngàn hộ dân
Khoảng 2km tuyến đê Hữu Thao (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã bị sạt lở với khối lượng sạt lở ước tính trên 2.000 m3, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân 8 xã trong huyện.
Diễn biến bất thường của thời tiết và ảnh hưởng của cơn bão số 2 vừa qua, gây mưa trên diện rộng, đã làm sạt lở nghiêm trọng gần 2km trên tuyến đê Hữu Thao thuộc địa phận xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông. Cung sạt đã "liếm" sát vào gần 1/2 thân đê, chiều sâu điểm sạt lở cách mặt đê hiện tại khoảng 2m, khối lượng sạt lở ước tính trên 2.000m3.
Sạt lở khiến người dân lo sợ vỡ đê
Tuyến đê Hữu Thao chạy dọc bờ sông Thao từ xã Hương Nha qua xã Thanh Uyên, Tam Cường và Cổ Tiết có nhiệm vụ bảo vệ ngăn nước lũ sông Thao cho 8 xã phía Bắc huyện Tam Nông. Qua tìm hiểu, cách đây hơn 30 năm, tuyến đê này được đắp thủ công bằng đất, thân đê hiện tại rất yếu. Tại vị trí xảy ra sạt lở trước đây là bãi soi, người dân có thể trồng màu được. Thế nhưng, sạt lở diễn ra nhiều năm, dòng sông vì thế đã "ngoạm" mất bãi soi này. Hiện nay, dòng chủ lưu đang áp sát thân đê, bên trong đê đọng nước, vì vậy mà nước ngấm qua thân đê dễ dàng, nguy cơ vỡ đê là rất lớn.
Từ ngày 29/6 đến ngày 2/7, mỗi ngày vị trí sạt lở lại lấn sâu vào thân đê khoảng 50cm.
Tình trạng sạt lở nghiêm trọng đe dọa sự an nguy của hàng nghìn hộ dân
Theo một số người dân sống lâu năm tại địa bàn, hiện tượng sạt lở trên tuyến đê này đã diễn ra nhiều năm. Đặc biệt là năm 1971, tuyến đê này đã bị vỡ, người dân sống ven lưu vực của con sông này đã bị thiệt hại rất nặng nề. Do đó, trước hiện tượng sạt lở như hiện nay, nếu không được khắc phục kè kịp thời, thì khả năng xảy ra vỡ đê là rất cao và hậu quả khó lường. Người dân mong muốn các cấp chính quyền cần có biện pháp xử lý ngay, để họ yên tâm sinh sống.
Trước tình hình trên, để đảm bảo an toàn tính mạng tài sản của nhân dân, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Tam Nông đã yêu cầu UBND xã Thanh Uyên triển khai ngay việc di chuyển toàn bộ người, tài sản, phương tiện ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đồng thời cắm biển báo nguy hiểm, ngăn không cho người và phương tiện qua lại khu vực đang xảy ra sạt lở; thường xuyên theo dõi mọi diễn biến sạt lở, báo cáo kịp thời về UBND huyện Tam Nông, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện để chỉ đạo đối phó.
Theo Dantri
23 năm sống khốn khổ cùng "nước đỏ" "Nước đỏ" là cách nói vắn tắt quen thuộc của nhân dân hai xóm Quang Hưng và Bản Còn thuộc xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) để nói vê thứ nước bùn đỏ quạch được các tổ hợp khai thác khoáng sản thải ra trên đầu nguồn. Khai thác khoáng sản ở đầu nguồn khe Nậm Tôn tạo ra nước đỏ...