Bắt được cá hô nặng 150kg
Ngày 13-3, trong lúc thả lưới đánh bắt cá trên sông Tiền tại khu vực bến phà Mỹ Thuận cũ thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long, anh Phan Ngọc Phước, ngụ khóm Phú Mỹ, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp phát hiện một con cá to mắc lưới.
Anh Phước huy động thêm người, lưới để bao bọc và đánh bắt được một con cá hô màu trắng hồng có chiều dài 2,5m và trọng lượng khoảng 150kg (ảnh).
Sau khi anh Phước bắt được cá hô, một số thương lái đã điện thoại đặt mua với giá 700.000 đồng/kg nhưng anh chưa đồng ý bán. Được biết, vào năm 2009 anh Phước đã bắt được một con cá hô nặng 160kg, bán được trên 100 triệu đồng.
Cách nay khoảng 2 tuần, một ngư dân ở An Giang cũng bắt được 1 con cá hô nặng gần 120kg.
Theo SGGP
Săn trộm cá hô trên sông Tiền
Dù đã có lệnh cấm nhưng người dân vẫn tìm cách săn bắt cá hô. Cá hô có trọng lượng tới 200 kg. Thịt cá hô ngon, giá rất cao. Cá hô là giống cá đặc hữu của riêng dòng sông Mekong, không xuất hiện tại bất cứ dòng sông nào trên thế giới.
Buổi lễ thả 5.000 con cá hô giống xuống sông Tiền (đoạn thuộc thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp) vào giữa tháng 12-2011 nhanh chóng đến tai những tay săn cá hô. "Con nào trôi vào bờ thì họ dùng vợt bắt, con nào sống sót thì bị bủa lưới" - lão ngư N. ở phường 6, TP Cao Lãnh, nói.
Video đang HOT
Trúng toàn cá bé
Trước đây, lão đã từng bắt được cá hô khổng lồ trên sông Tiền nhưng có lẽ điều đó khó lặp lại. Xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh được xem là "vương quốc" của những tay săn cá hô ở tỉnh Đồng Tháp. Trước đây, họ rất tự hào về nghề này nhưng từ năm 2001, khi có lệnh cấm đánh bắt cá hô trên sông, hầu hết các tay săn cá hô đều nói là mình đã "gác kiếm". Thực tế, cá hô trên sông Tiền vẫn bị săn lùng ráo riết.
Một ngư dân ở "làng cá hô" cho biết trong hai năm nay, người dân vẫn bắt được vài con cá hô. Hơn tháng trước, một người dân ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đóng đáy được con cá hô nặng 29 kg, bán được gần 1 triệu đồng. Đây được xem là con cá hô lớn nhất do người dân ở Đồng Tháp bắt được trên sông Tiền trong những năm gần đây.
"Từ lúc Nhà nước cấm, tui đã bỏ nghề nhưng có lúc thả lưới cũng dính phải cá hô" - lão ngư Hai Hoanh, "vua cá hô" ở Cao Lãnh, ngập ngừng một lúc rồi thừa nhận. Năm rồi ông bắt được một con chừng 8 kg, chỉ bán được 500.000 đồng. "Nhiều người đặt hàng nếu tui bắt được cá hô cỡ vài chục ký thì họ sẽ mua ngay với giá 500.000 đồng/kg. Nhưng giờ cá lớn hiếm lắm, đâu dễ gì bắt được" - ông Hoanh bộc bạch.
Thả cá hô giống xuống sông Tiền trong tháng 12-2011. Ảnh: TRUNG THANH
Bắt được cá lớn, xẻ thịt ngay
Ông Hoanh tiếp: "Năm 2006, tui thả lưới bắt được một con gần tạ rưỡi. Vừa bắt được là dân buôn kéo đến mua luôn với giá 22 triệu đồng. Nói thiệt không bán liền để bị tịch thu, thả lại xuống sông thì uổng".
Cùng thời điểm ông Hai Hoanh bắt được cá quý, trong lúc giăng lưới bắt cá bông lau trên sông Tiền, đoạn gần sông Vàm Nao, một ngư dân ở xã Tịnh Thới cũng bắt được một con cá hô nặng khoảng 130 kg. Cũng như ông Hoanh, sau khi bắt được cá, sợ cơ quan chức năng đến tịch thu, người này cũng lập tức bán cho thương lái.
"Bắt được cá lớn là họ kêu thương lái đến mua rồi xẻ thịt ngay để đưa về các TP lớn để bán. Khi ngành chức năng nghe tin, tìm đến thì cái vảy cũng không còn" - một cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp nói. Theo vị này, dân đánh bắt cá thường nghèo, bắt được cá hô sẽ chẳng có ai thả lại xuống sông, kể cả cá nhỏ.
Người dân bắt được một con cá hô vàng. (Theo: nguoilaodong online)
Chưa phạt được ai
Để bảo vệ loài cá quý hiếm này, từ năm 2001 tỉnh Đồng Tháp đã cấm khai thác, chế biến, tiêu thụ cá hô tự nhiên. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 40 triệu đồng, đồng thời áp dụng các biện pháp bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm...
Thế nhưng theo tìm hiểu, gần 11 năm qua, chưa có trường hợp đánh bắt cá hô nào trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bị lập biên bản, xử phạt. "Do lực lượng của ngành mỏng, người dân khi bắt được cá hô ít thông báo mà nhanh chóng bán cho thương lái chở đi tiêu thụ ở nơi khác nên rất khó xử phạt" - ông Lại Hoàng Minh, Trưởng phòng Quản lý khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, nói.
Trong năm 2010, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ đã thả 50.000 con cá hô giống xuống sông Tiền, đoạn thuộc huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên cũng thả 5.000 con cá hô giống xuống đoạn thuộc địa phận thị xã Sa Đéc. Theo ông Lại Hoàng Minh, cá hô giống rất yếu, sau khi thả xuống sông thường bị trôi dạt vào bờ và người dân sẽ vớt cá đem bán cho những người nuôi cá hô. Tuy nhiên, cá hô nuôi không lớn (không hơn 10 kg là đã thu hoạch), thịt cá hô nuôi không thơm ngon bằng cá tự nhiên.
Cá hô (tên khoa học là Catlocarpio Siamensis) là loài cá quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Từ năm 2005-2007, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá này. Tuy nhiên, hiện chưa đơn vị nào nghiên cứu về khả năng sinh sản của cá hô giống sau khi được thả xuống sông.
PGS-TS LÊ THANH HÙNG, Trưởng khoa Thủy sản ĐH Nông Lâm TP.HCM
Thực tế, việc kiểm tra, xử phạt các trường hợp đánh bắt cá hô, nhất là cá hô nhỏ rất khó. Cơ quan chức năng nên tìm cách mua lại cá của người dân đánh bắt rồi thả lại xuống sông. Ngoài ra, cũng cần lập những khu bảo tồn để nuôi giữ và phục hồi giống cá hô quý hiếm ngoài tự nhiên.
Ông HOÀNG VIỆT, cán bộ Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên
Theo PTLT
Con cá hô "khủng" có giá hơn 200 triệu đồng Con cá hô nặng hơn 120 kg được một tiểu thương ở An Giang mua với giá 400.000 đồng/kg nhưng sau đó bán lại với giá 1,8 triệu đồng/kg. Sáng 26/2, chị Quý, một tiểu thương tại chợ Mỹ Long (TP Long Xuyên - An Giang) cho biết vừa mua con cá hô đen nặng hơn 120 kg của một ngư dân vừa...