Bất động sản VRC: Cổ phiếu giảm sàn 8 phiên liên tiếp, kinh doanh lao dốc
“ Cổ phiếu VRC giảm sàn nhiều phiên liên tiếp là do yếu tố cung cầu của thị trường tác động, trong khi Công ty vẫn hoạt động bình thường”, đại diện VRC nói.
Theo diễn biến trên sàn chứng khoán, cổ phiếu VRC của CTCP Bất động sản và Đầu tư VRC đã có 8 phiên liên tiếp nằm sàn từ phiên 25/12/2019 đến 6/1/2020.
Từ mức 25.250 đồng/cp khi đóng cửa phiên 20/12/2019, cổ phiếu VRC đã liên tục giảm giá, đặc biệt từ ngày 25/12/2019, cổ phiếu này đã liên tiếp giảm sàn. Hiện, VRG đang được giao dịch quanh mức 13.550 đồng/cp và còn dư bán sàn hơn 8 triệu đơn vị.
Được biết, cổ phiếu VRC lao dốc do bị công ty chứng khoán cắt giảm margin (cho vay ký quỹ). Cụ thể, ngày 26/12/2019, CTCK KIS Việt Nam (KIS) đã ra thông báo áp dụng danh sách chứng khoán ký quỹ mới từ ngày 27/12/2019. Trong đó, tỷ lệ cho vay ký quỹ của mã VRC giảm từ 30% xuống còn 20%.
Trước đó, mã cổ phiếu này cũng bị một công ty chứng khoán khác áp dụng chặn cho vay ký quỹ. Cụ thể, phòng Kiểm soát rủi ro của CTCK VPS (VPS) đã có thông báo chặn vay đối với VRC. Thay đổi có hiệu lực từ 29/11/2019.
Các tài khoản bị bán giải chấp do việc chặn vay sẽ có 3 ngày để chủ động đưa tài khoản về tỷ lệ an toàn. Đến ngày 04/12/2019, phòng Kiểm soát rủi ro của VPS sẽ thực hiện giải chấp đối với các tài khoản vẫn ở trạng thái bán giải chấp.
Video đang HOT
Trước đó, từ mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu giữa tháng 10/2019, cổ phiếu VRC đã có chuỗi phiên tăng nóng, leo lên mức đỉnh trong năm 25.250 đồng/cp vào phiên 20/12/2019, tức tăng hơn 68% trong hơn 2 tháng, bất chấp xu hướng chung của thị trường là lình xình đi ngang và Công ty không có thông tin tích cực hỗ trợ nào.
Cổ phiếu VRC tăng nóng rồi lại giảm sàn.
Theo giải trình từ phía VRC, cổ phiếu giảm sàn nhiều phiên liên tiếp là do “yếu tố cung cầu của thị trường tác động”, trong khi Công ty vẫn hoạt động bình thường.
“Ngoài các thông tin đã được công bố chính thức, Công ty không có bất kỳ thông tin nào khác và Công ty cũng không thực hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào ảnh hưởng đến việc giảm giá chứng khoán. Bên cạnh đó, Công ty vẫn luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin theo các quy định hiện hành, theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM” – Tổng Giám đốc VRC Nguyễn Ngọc Quỳnh Như khẳng định.
Tình hình kinh doanh cũng lao dốc trong năm 2019
Ngoài việc cổ phiếu đang lao dốc thì VRC đang đối mặt với tình hình kinh doanh khá khó khăn. Trong 9 tháng 2019, tổng doanh thu của VRC chỉ đạt vỏn vẹn hơn 10 tỷ đồng, giảm 69% so cùng kỳ 2018.
Lãi ròng hơn 23 tỷ đồng, giảm 86% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, riêng quý 3/2019, Công ty chỉ đạt 1,4 tỷ đồng lãi ròng, giảm tới 99% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân của việc sụt giảm doanh thu và lợi nhuận trên của VRC đến từ việc doanh nghiệp này không còn khoản biến động doanh thu tài chính, trong khi các dự án khác của Công ty đều kinh doanh không thực sự hiệu quả.
Được biết, trước kia, VRC sở hữu nhiều dự án lớn thông qua các công ty con là CTCP Bất động sản VRC Sài Gòn (chủ đầu tư dự án Babylon Garden, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM) và CTCP ADEC (chủ đầu tư của 3 dự án: Khu dân cư Nhơn Đức, Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP.HCM, Khu dân cư ADC, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM và Khu dân cư Long An A, TP. Tân An, tỉnh Long An).
Trong năm 2018, VRC đã chuyển nhượng 95% cổ phần trong VRC Sài Gòn. Đây là nguyên nhân giúp Công ty ghi nhận lãi ròng 352,5 tỷ đồng, góp phần lớn vào mức lợi nhuận đột biến lên tới 280 tỷ đồng năm 2018.
Tới ngày 10/4/2019, VRC đã hoàn tất việc chuyển nhượng nốt 5% cổ phần còn lại tại VRC Sài Gòn cho cổ đông mới theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2018.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Cảng Đồng Nai (PDN) tạm ứng cổ tức 15% bằng tiền mặt
HĐQT CTCP Cảng Đồng Nai (PDN - HOSE) vừa thống nhất ngày 12/2 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.500 đồng.
Với khối lượng chứng khoán đang niêm yết và lưu hành hơn 18,52 triệu cổ phiếu, Cảng Đồng Nai phải chi gần 28 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu đợt này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 11/2 và thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 25/2/2020.
Năm 2019, Công ty dự kiến chia cổ tức 25% bằng tiền mặt và đặt mục tiêu doanh thu 694 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt dự kiến 129 tỷ đồng và 116,1 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019, PDN ghi nhận doanh thu gần 531,2 tỷ đồng, tăng 9,19% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 76,54% mục tiêu cả năm; lợi nhuận sau thuế 104,68 tỷ đồng, tăng trưởng 19,53% so với cùng kỳ và hoàn thành 90,16% kế hoạch năm.
Tính đến 30/9/2019, tổng tài sản PDN gần 902 tỷ đồng, tăng 56 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng hơn 38 tỷ đồng, đạt 187 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 8,5 tỷ đồng, lên gần 92 tỷ đồng.
Nợ phải trả giảm nhẹ gần 4 tỷ đồng, xuống 373 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 18,5 tỷ đồng, lên hơn 90 tỷ đồng; còn vay và nợ thuê tài chính dài hạn giảm 16 tỷ đồng, xuống hơn 145 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến thời điểm này là 132,14 tỷ đồng, ngoài ra Công ty còn ghi nhận quỹ đầu tư phát triển hơn 137,4 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu PDN đã biến động lên xuống khá mạnh trong những phiên giao thoa năm 2019-2020 và hiện đang đứng tại mức giá 68.000 đồng/CP.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
OCB ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng lợi nhuận năm 2019 OCB cho biết, Ngân hàng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019, ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 50% so với năm 2018. Đại diện ngân hàng Phương Đông cho biết, đây là năm thứ 3 liên tiếp 2017, 2018 và 2019, OCB có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đều...