Bất động sản toàn cầu giảm 33% vì đại dịch
Hoạt động đầu tư bất động sản toàn cầu giảm 33% trong nửa đầu năm 2020 khi đại dịch Covid-19 tàn phá tăng trưởng kinh tế và khiến các thương vụ bị đứt đoạn.
Đầu tư suy giảm
Khu vực châu Á – Thái Bình Dường chịu tác động mạnh nhất, khi giá trị đầu tư bất động sản giảm 45% so với cùng kỳ năm 2019, nguyên nhân bởi đây là khu vực đầu tiên bùng phát đại dịch và đã phần nào phản ánh rõ ràng vào thị trường, theo báo cáo của Savills Plc. Hoạt động đầu tư giảm 36% tại Mỹ, 19% tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
“Hoạt động đầu tư được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp hơn nhiều so với trước khi đại dịch diễn ra cho tới cuối năm 2020, bởi nhà đầu tư chờ đợi những thông tin rõ ràng hơn”, Simon Hope, người đứng đầu thị trường vốn toàn cầu của Savills nói và cho biết thêm, dù vậy, một số lĩnh vực được kỳ vọng sẽ có màn biểu diễn vượt trội hơn, bởi giới đầu tư luôn có nhu cầu tìm tài sản sinh lời hoặc phòng hộ rủi ro. Các phân khúc có thể kể tới như bất động sản logistics, bất động sản dân cư và công nghệ.
Nền kinh tế toàn cầu chịu tổn thương bởi đại dịch Covid-19. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 4,9% trong năm nay. Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng IMF nhận định, những thiệt hại tích luỹ trong năm 2020 và 2021 đối với nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức 12.500 tỷ USD.
Bối cảnh kinh tế hiện tại không tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm của hoạt động đầu tư bất động sản vẫn chưa nghiêm trọng như thời điểm bắt đầu khủng hoảng kinh tế nửa đầu năm 2008, khi hoạt động đầu tư giảm tới 49% và tiếp tục rơi cho tới giữa năm 2009.
Với việc ngành du lịch đã đóng băng hàng tháng vì các quy định giãn cách, hạn chế đi lại, đầu tư vào khách sạn là phân khúc lao dốc mạnh nhất khi giảm 59% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là mức giảm 41% của bất động sản bán lẻ. Trong khi đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và nhà ở khá hơn.
Video đang HOT
Một trong những điểm sáng của thị trường là mức tăng 105% của hoạt động đầu tư bất động sản dân cư tại châu Á, trong đó động lực chính tới từ thương vụ Blackstone Group mua hàng loạt căn hộ tại Nhật Bản từ Anbang Insurance Group với giá trị gần 3 tỷ USD.
Nỗ lực từ các chính phủ
Tại một số quốc gia, nhà quản lý đang bày tỏ mong muốn có thể thúc đẩy đà tăng trưởng đầu tư công với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế thoát khỏi cảnh suy thoái.
Trong đó, nổi bật nhất là quyết tâm của Thủ tướng Anh Boris Johnson khi tuyên bố sẽ tăng tốc đầu tư vào đường xá, trường học và bệnh viện với giá trị khoảng 5 tỷ bảng Anh (6,2 tỷ USD). Thực tế, Chính phủ Anh đã cam kết sẽ tăng tổng mức đầu tư công trong 5 năm tới thêm 100 tỷ bảng Anh, đạt tổng 600 tỷ bảng Anh.
Bên cạnh đó, chính quyền của ông Boris Johnson xác nhận kế hoạch chi tiêu 12 tỷ bảng Anh để hỗ trợ xây dựng khoảng 180.000 căn hộ với giá hợp lý trong 8 năm tới.
Trong khi đó, theo báo cáo của Swiss Re Group, hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng được xem là một trong những động lực chính để duy trì đà tăng trưởng tại khu vực thị trường mới nổi trước tác động từ đại dịch Covid-19. Các thị trường mới nổi sẽ đầu tư khoảng 2.200 tỷ USD vào cở sở hạ tầng trong 20 năm tới, tương đương 3,9% GDP toàn khu vực.
“Khởi động chi tiêu đầu tư cho cơ sở hạ tầng là một trong những cách nhanh chóng để kích hoạt các thành phần còn lại của nền kinh tế trong thế giới hậu đại dịch, tạo đà tăng trưởng cho thập kỷ kế tiếp. Đa phần các khoản chi đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực mới nổi sẽ nằm ở châu Á – khu vực được đánh giá là “động cơ” tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu”, Jerome Jean Haegeli, nhà kinh tế trưởng tại Swiss Re cho biết.
Thời điểm vàng để mua nhà, thôi "đợi đáy giá bèo"
Dịch bệnh chỉ là cú sốc ngắn hạn, nếu không tranh thủ đầu tư BĐS từ bây giờ, giá cả sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại mạnh hơn theo quy luật lò xo.
Giá BĐS hiện đã là "đáy" của mùa dịch
Vừa bán một căn nhà trên phố Hồ Tùng Mậu (Hà Nội), gia đình anh Lê Công Đức quyết định phân nhỏ số tiền này ra, một phần để mua 2 căn chung cư trong một dự án lớn trên phố Hàm Nghi (quận Nam Từ Liêm), phần còn lại gửi tiết kiệm.
"Ban đầu, gia đình chỉ có ý định mua 1 căn vì lo mùa dịch, muốn có chút tiền phòng thân. Thế nhưng xem xét mãi, tôi nhận ra giá đang rất tốt, nên mua 2 căn, 1 cho vợ chồng và 2 đứa nhỏ, 1 cho thuê. Với dự án có uy tín, sau này nếu cần tiền, tôi hoàn toàn có thể bán ra với giá chênh lớn", anh Đức nói.
Không phải ai cũng có quyết định nhanh chóng như anh Đức. Trần Hữu Tùng, một tư vấn bất động sản (BĐS) lâu năm ở Hà Nội, tiết lộ, đang có không ít người đắn đo xuống tiền vì đợi giá giảm thêm để ôm quỹ nhà lớn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của mình, theo anh, khi giá đã xuống đáy như hiện tại, muốn mức thấp nữa chẳng khác nào "mò trăng đáy giếng".
Nếu không tranh thủ đầu tư BĐS từ bây giờ, giá cả sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại mạnh hơn.
Vì thế, theo ông Lực, đây chỉ là cú sốc ngắn hạn và thị trường sẽ bật trở lại rất nhanh.Dưới góc độ kinh tế, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Cấn Văn Lực phân tích, việc chờ đợi BĐS xuống đáy thấp như giai đoạn 2008- 2009 và 2011- 2013 là không thể. Lý do là bản chất khủng hoảng hoàn toàn khác biệt. Nếu các giai đoạn trước, cầu yếu, cung thừa lại lạm dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến thị trường đổ vỡ từ bên trong thì nay vấn đề chỉ là gián đoạn cung - cầu vì Covid 19.
"Với sự quyết liệt của Chính phủ, tôi tin rằng, tình hình dịch bệnh sẽ cơ bản được kiểm soát trong quý 2. Hoạt động kinh tế xã hội sẽ tăng bật trở lại và phân khúc BĐS nhà ở, mặt bằng cho thuê sẽ phục hồi sớm nhất", ông Lực nhận xét.
Đầu tư ngay kẻo lỡ
Các chuyên gia kinh tế phân tích, BĐS khó tạo thêm đáy bởi bản chất thị trường đang lành mạnh, thậm chí thừa cầu - thiếu cung và đặc biệt là không thiếu tiền.
Nguồn cung hiện tại đã bị thắt chặt do những vướng mắc về chính sách trong suốt năm 2019 đến nay. Báo cáo quý 1 của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam phần nào cho thấy điều này khi lượng căn hộ mở bán chính thức tại Hà Nội chỉ đạt 4.600 căn, giảm 65% so với quý IV/2019. Tại TP. HCM, con số này thậm chí chỉ là 2.256 căn, mức thấp nhất từ năm 2014.
Trong khi đó, nhu cầu mua nhà ở, hay đầu tư lại đang tăng chóng mặt. Thậm chí, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam còn tiết lộ, rất nhiều "tay to" đang có 30-50 tỷ đồng, thậm chí là vài trăm tỷ đồng gửi ngân hàng với lãi suất ngắn hạn và đã sẵn sàng bung vào BĐS. Lực cầu mạnh với những nhà đầu tư có thực lực sẽ khiến các dự án vốn đã ít hàng sẽ càng hết nhanh khi thị trường hoạt động trở lại.
Ở một góc độ khác, ông Cấn Văn Lực dự báo sẽ có dòng vốn đầu tư mạnh với xu hướng dịch chuyển từ nhiều thị trường nước ngoài về Việt Nam bởi sự điều phối quá ấn tượng của Chính phủ sau dịch Covid 19. Lượng tiền trong nước vốn đã có sẵn, nay lại thêm vốn ngoại sẽ khiến cho thị trường BĐS sớm sôi động hơn hẳn thời gian trước.
Ngoài ra, BĐS cũng đã được Chính phủ đưa vào gói hỗ trợ Doanh nghiệp, các ngân hàng cũng đang có kế hoạch để cơ cấu lại kỳ hạn nợ cho khách và giảm lãi vay BĐS. Điều này đã giúp giảm áp lực lên thị trường.
Như vậy, với một thị trường lành mạnh, cầu lớn, dòng tiền tốt cùng chính sách hỗ trợ tốt của Nhà nước, giá BĐS sẽ sớm nóng trở lại và thậm chí là lên cơn sốt khi qua đỉnh dịch. Bởi vậy, vấn đề đặt ra với các nhà đầu tư nhạy bén không còn là "xuống tiền bây giờ có sớm không?" mà phải là "đầu tư ngay bây giờ liệu đã muộn chưa?"./.
Thanh Thanh
Hội môi giới đề xuất lên 6 giải pháp "cứu" doanh nghiệp bất động sản Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã đề xuất lên Chính phủ 6 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản. Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết do tác động của dịch Covid-19 thị trường bất động sản đang bước vào thời kỳ vô cùng khó...