Bất động sản tiếp tục ‘hút’ dòng vốn đầu tư từ nước ngoài
9 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 về thu hút vốn đầu tư FDI với 19 dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn.
Đó là số liệu vừa được đưa ra trong báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng năm 2015 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Theo đó, về lĩnh vực đầu tư, trong 9 tháng năm 2015, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 19 dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD.
Đứng đầu về thu hút FDI là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 737 dự án đầu tư đăng ký mới và 346 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,36 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với 2 với 5 dự án đăng ký mới và 3 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,6 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư.
Video đang HOT
Theo ý kiến của các chuyên gia, dù trải qua thời gian thăng trầm kéo dài nhưng bất động sản Việt Nam vẫn đang khá hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam thông qua nhiều hình thức.
Ngoài ra, với việc luật Đất đai mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được giao đất cho việc đầu tư vào các dự án nhà ở để bán sẽ giúp thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Việt Nam đang tiến hành đàm phán để gia nhập hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một khi hiệp định được ký kết, đây cũng sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng của nền kinh tế cả nước cũng như gia tăng dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản nói riêng.
Số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, tính đến ngày 20/9/2015 cả nước có 1.432 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,03 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm 2014. Có 461 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 6,11 tỷ USD, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 9 tháng năm 2015 có sự tăng đột biến về đầu tư nước ngoài so với cùng kỳ năm 2014 là do trong tháng 8 và tháng 9 đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD của nhà đầu tư Malayssia đầu tư tại Trà Vinh: Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN Bắc Ninh.
Theo địa bàn đầu tư, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,4 tỷ USD chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư, Vương quốc Anh đứng vị trí thứ ba với 19 dự án cấp mới và 2 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư, BritishVirginIslands đứng vị trí thứ tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Cuối tuần vàng giảm giá mua, tăng giá bán
Dự án Samsung Display, Nhiệt điện Duyên hải 2 và Thành phố Đế Vương, với tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 6,6 tỷ USD, đã kéo tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm lên 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến ngày 20/9/2015, cả nước có 1.432 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 11,03 tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 461 lượt dự án tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, với tổng vốn tăng thêm là 6,11 tỷ USD.
Tính chung, cả vốn FDI cấp mới và tăng thêm trong 9 tháng qua đã đạt tới 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung, cả vốn FDI cấp mới và tăng thêm trong 9 tháng qua đã đạt tới 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, 9 tháng đầu năm 2015, có sự tăng đột biến về FDI so với cùng kỳ năm trước là do trong hai tháng qua đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án quy mô lớn.
Trong đó, đáng chú ý là Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên hải 2 của nhà đầu tư Malaysia (Janakuasa), vốn đầu tư 2,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, là Dự án Samsung Display, tăng vốn đầu tư thêm 3 tỷ USD.
Trước đó, Dự án Thành phố Đế Vương, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, cũng đã được trao giấy chứng nhận đầu tư.
Chỉ 3 dự án này đã có tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 6,6 tỷ USD, chiếm 38% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 9 tháng qua.
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước trong 9 tháng đầu năm, vốn FDI giải ngân ước đạt 9,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tất cả các chỉ số thống kê đều cho thấy, vốn FDI vào Việt Nam vẫn rất tích cực, đúng với nhận định gần đây của các chuyên gia trong lĩnh vực này, rằng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Theo Báo Đầu Tư
Chứng khoán Việt Nam sinh lời tốt nhất châu Á VN-Index là chỉ số chứng khoán tăng điểm mạnh nhất tại châu Á kể từ đầu năm nay nhờ được sự vững vàng của kinh tế Việt Nam che chắn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc - Bloomberg dẫn lời các chiến lược gia cho biết. Hãng tin này cũng dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm...