Bất động sản phía Tây sôi động nhờ phát triển hạ tầng
Với sự xuất hiện của nhiều công trình lớn và những dự án giao thông quan trọng, khu vực phía Tây Hà Nội tăng trưởng mạnh nhiều năm qua và bước đà vẫn chưa dừng lại.
Bộ mặt mới mang lại những cơ hội lớn
Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính đã có nhiều thay đổi về diện mạo. Không chỉ tăng mật độ dân số mà còn có sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt ở khu vực phía Tây thành phố. Theo quy hoach đên 2025, phía Tây se trơ thanh trung tâm tri thưc va công nghê cao cua Hà Nội, thu hút một lượng lớn người dân thuộc tầng lớp doanh nhân, công chức, trí thức đến sinh sống.
Hiện tại, khu vực này đã được kết nối bởi các tuyến đường huyết mạch như đường Phạm Văn Đồng, đại lộ Thăng Long, đường Phạm Hùng, đường 32, đường Lê Quang Đạo,… Các tuyến đường này đều đang được mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân di chuyển đến đây từ trung tâm thành phố. Trong tương lai, những dự án như đường sắt trên cao, tuyến xe buýt nhanh BRT, đường nối Nguyễn Xiển – Xa La góp phần tăng cường kết nối và giảm gánh nặng giao thông lên các trục đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông). Ngoài ra đường vành đai 3, 4, 5 cũng sẽ chạy qua đây, rút ngắn thời gian từ khu vực Tây di chuyển đến trung tâm.
Những tuyến đường huyết mạch trên đây khiến cho khu vực phía Tây mở rộng liên kết ra 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, giảm thiếu ùn tắc giao thông, thu hút dự án bất động sản cũng như tạo cú hích cho các điểm du lịch ở khu vực này. Cùng với đó là những công trình như AEON Mall Hà Đông, khu công nghệ cao Hòa Lạc, trường Quốc tế Nhật Bản, bệnh viện K Tân Triều,… cũng hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực này. Sau khi có thông tin AEON Mall Hà Đông được khởi công, giá đất nền khu Dương Nội đã tăng từ 50 – 60 triệu/m, nay đã tăng lên 70 – 110 triệu/m. Còn đất nền gần khu AEON Mall thì tăng 15 – 30% so với cuối năm 2017 và đẩy mạnh tính thanh khoản.
Tất cả những yếu tố này đã khẳng định vị trí tiềm năng của phía Tây thủ đô với các chủ đầu tư lớn, minh chứng đó là ngày càng nhiều ông lớn bất động sản hiện diện tại đây. Có thể kể đến một số cái tên nổi bật như Vingroup, FLC Group, Vinaconex, Tập đoàn Nam Cường, Hải Phát, Geleximco,… với các dự án quy mô lớn, hứa hẹn góp phần thay đổi diện mạo khu vực phía Tây với hàng loạt dự án biệt thự, nhà phố hay chung cư cao cấp.
Thêm nguồn cung nhà ở với FLC Premier Parc
Trong số các chủ đầu tư lớn trong ngành bất động sản, từ nhiều năm nay, Tập đoàn FLC cũng đẩy mạnh đầu tư vào khu vực phía Tây và gần đây chuẩn bị công bố dự án FLC Premier Parc. Tọa lạc tại khu vực Đại Mỗ, dự án khu đô thị bao gồm biệt thự, shophouse kết hợp chung cư cao cấp này sở hữu một mạng lưới giao thông vô cùng thuận lợi khi tận dụng được trục đường Lê Quang Đạo kéo dài và trục đường 70 đang mở rộng. Với vị trí gần AEON Mall Hà Đông, khu đô thị FLC Garden City và các công trình quan trọng khác, FLC Premier Parc hứa hẹn tạo nên sức hút lớn ở thị trường phía Tây.
Video đang HOT
Mang phong cách thiết kế cổ điển đậm chất Pháp, kết hợp với không gian trong lành, thơ mộng, tại FLC Premier Parc đem đến cảm giác như đang sống giữa lòng Paris cổ kính, thanh lịch. Lối thiết kế tinh tế, hòa quyện giữa nét cổ kính và hơi thở hiện đại khiến cư dân tại đây duy trì cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, bình thản nhưng vẫn bắt nhịp với sự chuyển động của thành thị. Có thể nói, FLC Premier Parc là một trong những đại diện tiêu biểu cho trào lưu thiết kế cổ điển tại Việt Nam hiện nay.
Không gian đậm chất Pháp của FLC Premier Parc.
Giá trị của dự án còn được thể hiện ở hệ thống tiện ích chỉn chu với phố đi bộ, rạp chiếu phim, bể bơi, phòng tập gym, công viên và nhà trẻ, những điểm nhấn như biểu tượng Khải Hoàn môn, công viên D’amour, quảng trường, phố đi bộ đậm dấu ấn Pháp.
Các tân chủ nhân có thể được đáp ứng mọi nhu cầu tại đây và tận hưởng những giá trị của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (work-life balance) mà FLC Premier Parc mang lại.
Tập trung vào phân khúc cao cấp, dự án FLC Premier Parc là sự lựa chọn tối ưu cho những chủ nhân nhằm khẳng định đẳng cấp, hay những người mong muốn sở hữu sản phẩm căn hộ chất lượng mang thương hiệu FLC tại khu vực đang phát triển nhanh của thủ đô.
Với những lợi thế từ vị trí, thiết kế và tiện ích của mình, FLC Premier Parc đã trở thành một điểm sáng trên thị trường bất động sản, thu hút giới đầu tư và khách hàng tìm kiếm giải pháp an cư, hạ tầng đang và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.
A.D
Theo Trí thức trẻ
Khuất tất định giá thoái vốn tại đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng?
Sabeco đã thoái vốn ra khỏi Sabeco Pearl bằng đấu giá bán toàn bộ 26% số cổ phần nắm giữ với giá 13.347 đồng/cổ phần.
Trước khi thoái hết vốn nhà nước tại Sabeco Pearl - công ty "con" của Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) thành lập tại khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, Kiểm toán Nhà nước từng có văn bản yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về việc không xem xét tính hợp lý của việc xác định giá trị doanh nghiệp tại doanh nghiệp này.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl để Cushman&Wakefield, công ty về dịch vụ bất động sản, thẩm định giá khi thực hiện thoái vốn tại Sabeco Pearl là còn sai sót, hạn chế, dẫn đến "giảm đáng kể giá trị tài sản được định giá".
Theo đó, Sabeco đã thoái vốn ra khỏi Sabeco Pearl bằng đấu giá bán toàn bộ 26% số cổ phần đang nắm giữ cho các cổ đông sáng lập khác.
Dựa trên kết quả định giá do Cushman&Wakefield đưa ra là 13.347 đồng/cổ phiếu, Sabeco xác định giá trị khởi điểm mỗi cổ phần của Sabeco Pearl là 13.247 đồng, giá trúng đấu giá là 13.347 đồng.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp cho Sabeco Pearl tại thời điểm 26/2/2016 còn sai sót về phương pháp so sánh và phương pháp thặng dư.
Chẳng hạn như sử dụng tỉ suất chiết khấu để quy dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại là 13,69%, trong khi ở thời điểm năm 2016 tại TP.HCM tỉ suất của các dự án bất động sản là 11%, do đó "đã làm giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm".
Ngay sau khi Kiểm toán Nhà nước thông báo kết quả nội dung trên vào ngày 8/2/2018, tổng giám đốc Sabeco thời điểm này là ông Nguyễn Thành Nam đã có báo cáo giải trình.
Theo đó, để xác định giá trị doanh nghiệp, Sabeco có tổ chức chào giá cạnh tranh. Cụ thể, công ty này nhận được ba bảng chào giá thẩm định và đã chọn Công ty Đông Nam là đơn vị do Bộ Tài chính cấp phép thẩm định và có giá chào thấp nhất để định giá trước khi bán cổ phần.
Đông Nam cũng đã thực hiện định giá Sabeco Pearl và báo cáo kết quả cho HĐQT Sabeco xem xét quyết định.
Tuy nhiên, nhằm "đảm bảo tính thận trọng và có nhiều thông tin hơn trước khi quyết định", Sabeco đã chọn thêm hai đơn vị là Công ty chứng khoán ACB và Cushman&Wakefield để thẩm định thêm. Kết quả Cushman&Wakefield định giá tương ứng 13.347 đồng/cổ phần.
Mức giá này cũng cao hơn giá của Đông Nam đưa ra, vì thế dù biết chưa được Bộ Tài chính cấp phép và phương pháp khác với tiêu chuẩn Việt Nam, nhưng Sabeco sử dụng kết quả của Cushman&Wakefield "nhằm bảo vệ lợi ích cao nhất của các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước".
Theo Sabeco, giá khởi điểm chào bán cổ phần của Sabeco Pearl cũng đã được đơn vị tư vấn thoái vốn là Chứng khoán Bảo Việt thực hiện so sánh hồ sơ thẩm định và giá thẩm định từ Đông Nam, Chứng khoán ACB và Cushman&Wakefield để chọn ra mức giá cao nhất.
Đặc biệt, toàn bộ quá trình nói trên, Sabeco khẳng định "đều đã báo cáo và được Bộ Công thương chấp thuận", kể cả cho phép sử dụng kết quả thẩm định giá của Cushman&Wakefield làm giá khởi điểm để thoái vốn.
Theo Tuổi Trẻ
Chiến tranh thương mại và thị trường bất động sản Việt Nam Chiến tranh thương mại và thị trường bất động sản là hai phạm trù kinh tế thoạt nghe qua sẽ khó nhận thấy được mối liên hệ của nó. Tổng thống Donal Trump đã phát động chiến tranh thương mại nhắm đến Trung Quốc được gần 1 năm, và cũng gần 1 năm qua thị trường bất động sản Việt Nam có những...