Bất động sản ngóng chờ giải cứu?
Kết thúc quý I/2020, báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) ghi nhận giao dịch giảm chưa từng có xuống thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Thị trường lao dốc, nhiều doanh nghiệp chờ giải cứu để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tín hiệu BĐS sẽ được gia hạn thuế trong gói 180 ngàn tỷ cũng khiến DN mừng thêm chút ít.
500/1.000 sàn BS đóng cửa
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường BĐS quý I/2020 của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp trong năm 2020, thậm chí lâu hơn. Một số phân khúc thị trường có dấu hiệu chuyển từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng chậm và đối mặt với nhiều thách thức. Với đầu tư BĐS, xu hướng thận trọng được ưu tiên lên hàng đầu trong mùa dịch.
Đơn vị này phân tích, BĐS xếp thứ hai trong 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm 12%. Chỉ tính riêng các sàn giao dịch, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của COVID-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý, 500 sàn (trong tổng số 1.000 sàn) trên cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.
“Những doanh nghiệp BĐS có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải”, ông Nguyễn Văn Đính
Video đang HOT
JLL dự báo kể từ trung tuần tháng 3, trong 1-4 tuần, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung vào kế hoạch duy trì bộ máy trong mùa dịch. Tuy nhiên trong giai đoạn trên dưới 3 tháng trở đi, các doanh nghiệp sẽ thêm thận trọng khi ra quyết định đầu tư mua bán bất động sản và giảm tương tác trực tiếp với khách hàng.
Hội Môi giới BĐS Việt Nam mới đây đưa ra bức tranh toàn cảnh thị trường. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên nguồn cung, lượng giao dịch, tỉ lệ hấp thụ của thị trường BĐS trong quý I/2020 rất trầm lắng và ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Cụ thể, đối với các dự án nhà ở, tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%. Trong đó, lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm, bao gồm 8.363 căn hộ chung cư và 10.322 nhà ở thấp tầng. Lượng giao dịch đạt 2.769 sản phẩm chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tỉ lệ hấp thụ đạt 14,8%.
Tại Hà Nội, có 8.963 căn hộ được chào bán trên toàn thị trường, giao dịch 1.307 sản phẩm. Trong đó có 1.167 sản phẩm mới chào bán, giao dịch 181/1.167 sản phẩm, còn lại là nguồn cung và giao dịch từ hàng tồn kho năm 2019.
“Hóng” gói giãn thuế 180 ngàn tỷ
Sau khi Bộ Tài chính có Tờ trình 47 (ngày 26/3) trình Chính phủ về các đối tượng, ngành nghề được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đã có nhiều ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương về việc bổ sung thêm một số ngành nghề trong trong danh mục này. Mới đây, Bộ này đã có văn bản trình Chính phủ bổ sung 4 đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Theo đó, bổ sung một số hoạt động kinh doanh vào đối tượng được gia hạn: Hoạt động kinh doanh BĐS; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động vui chơi giải trí. Dự kiến với những bổ sung trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng, tức tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47 của Bộ Tài Chính.
Theo Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ngày càng ảnh hưởng nặng nề lên thị trường BĐS, khiến cho các hoạt động rơi vào trạng thái “ngủ đông”, đây là tín hiệu đáng mừng, tạm thời hỗ trợ cho doanh nghiệp đỡ sức ép về tài chính ( lùi nộp thuế một khoản tiền) để vượt qua khó khăn mùa COVID -19. Hơn nữa, điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là sẽ giúp cho thị trường được thanh lọc, tranh thủ tái cấu trúc. “Những doanh nghiệp BĐS có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải”- ông Đính nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Trần Quốc Việt cho rằng, thị trường BĐS hàng năm đóng góp khoảng 30% thu nhập của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn, lại gắn kết với nhiều ngành nghề khác, để tạo ra giá trị gia tăng. Việc Chính phủ quan tâm tới thị trường BĐS trong giai đoạn này khiến cho các doanh nghiệp có thêm động lực để vượt qua khó khăn, nếu để BĐS chìm vào khủng hoảng thì kinh tế sẽ bị giảm sút.
Cũng theo ông Việt, DN BĐS cần tính đến việc “tiết chế” lợi nhuận khi thị trường tăng trưởng mạnh. “Không nên chỉ vì quyền lợi của doanh nghiệp lúc khó khăn thì kêu gọi trợ giúp, nhưng lúc ổn định thì mọi gánh nặng về chi phí sản xuất, lợi nhuận… lại đẩy sang người dân thông qua hình thức tăng giá bán” – ông Việt nói.
Ngọc Mai
Thu nhập trên cổ phiếu của CenLand (CRE) năm 2019 đạt 4.925 đồng
Doanh thu đầu tư bất động sản thứ cấp gấp đôi năm 2018 và mảng môi giới tiếp tục tăng trưởng đẩy lợi nhuận của CenLand tăng hơn 25%.
CenLand đang phân phối độc quyền dự án Eurowindown River Park
Theo BCTC hợp nhất quý IV/2019, CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand - mã CRE) đạt doanh thu thuần 704 tỷ đồng, nâng con số cả năm lên 2.317 tỷ đồng, tăng 37% so với năm trước. Trong đó, hoạt động môi giới đóng góp 1.304 tỷ đồng, tăng 12%, chiếm 56% cơ cấu. Doanh thu đầu tư bất động sản xếp thứ 2 mang về hơn 980 tỷ đồng, gấp đôi năm 2018. Đây là kết quả của việc chuyển hướng tham gia sâu hơn vào bất động sản thứ cấp của CenLand trong thời gian qua.
Thời gian qua, doanh nghiệp đã đầu tư dự án tại nhiều địa phương trên cả nước như dự án Vườn Sen (Bắc Ninh), The Central (Thanh Hóa), Làng Việt Kiều (Hải Phòng)... Hiện trong kho hàng của CenLand đang có hơn 100 dự án đủ điều kiện bán, bởi vậy danh mục dự án của đơn vị này là nhiều nhất trên thị trường và lượng hàng có thể bán cũng là nhiều nhất. Bên cạnh đó, hệ thống của CenLand đang có 10.000 môi giới đến từ siêu thị dự án bất động sản (STDA), và hệ thống gần 500 sàn liên kết, các đại lý ủy quyền.
Chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp tăng lần lượt hơn 40% và 50% lên 22 tỷ đồng và 199 tỷ đồng. Kết thúc năm 2019, CenLand lãi trước thuế 500,5 tỷ đồng, cao hơn 25% so với năm trước. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng tương đương lên 394 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng từ 3.880 đồng lên 4.925 đồng.
Tổng tài sản ở mức 2.680 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 65% với hơn 167 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Công ty chỉ vay nợ tài chính gần 83 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến nay đạt gần 809 tỷ đồng, bên cạnh thặng dư vốn cổ phần hơn 150 tỷ đồng và quỹ đầu tư phát triển gần 67 tỷ đồng.
THANH MAI
Theo Bizlive.vn
598 doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động trong năm 2019 Năm 2019, số lượng doanh nghiệp bất động sản đăng ký tạm ngừng hoạt động là 598 doanh nghiệp, tăng tới 36,8%. Kinh doanh bất động sản đứng vị trí đầu bảng, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và UBND...