Bất động sản Móng Cái “lên hương” hậu đại dịch
Hưởng lợi từ hạ tầng giao thông và giao thương cửa khẩu, hậu đại dịch, thị trường bất động sản Móng Cái đang hút mạnh giới đầu tư, giá đất đang cao gấp đôi so với cách đây 1 năm.
Nhà đầu tư trở lại thị trường bất động sản Móng Cái sau dịch
Là thành phố có hoạt động giao thương mạnh mẽ với Trung Quốc từ cửa khẩu quốc tế Móng Cái, TP này từ lâu được đánh giá là thị trường tiềm năng phát triển bất động sản. Đặc biệt, từ tháng 4/2019, dự án xây dựng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái khởi công giúp kết nối trực tiếp với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn như đôi cánh chắp thêm cho tiềm năng phát triển đô thị tại đây.
Tiềm năng lớn
Năm 2018, TP Móng Cái đón gần 76.000 người lao động tới làm việc, năm 2019 con số này đã lên tới 78.800 người, trong khi đó các Khu kinh tế khác của tỉnh này chỉ thu hút 2500 – 4500 người mỗi năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng lao động đến Móng Cái sẽ đạt 102.000 người, cho thấy tiềm năng về bất động sản nhà ở, thương mại dịch vụ đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, KKT cửa khẩu Móng Cái cũng sở hữu nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc, thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá. Theo thống kê của tỉnh Quảng Ninh, doanh thu từ hoạt động du lịch của thành phố Móng Cái đã đạt 2.877 tỷ đồng (tăng 3,7%/năm).
Những năm qua, lượng du khách đến Móng Cái luôn đạt trên 2 triệu lượt/năm. Việc xây dựng hạ tầng tuyến cao tốc nối Hạ Long – Vân Đồn với Móng Cái được giới đầu tư kỳ vọng tăng mạnh hơn nữa lượng khách du lịch và khách lưu trú đến Móng Cái, tạo nên động lực hút dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản ở khu vực này.
Không bỏ lỡ cơ hội, những năm qua, các ông lớn trong ngành địa ốc cũng đã tìm đến Móng Cái và cho ra đời các tổ hợp thương mại dịch vụ, khu đô thị cao cấp như Tổ hợp thương mại Vincom Plaza Móng Cái của Tập đoàn Vingroup, Khu đô thị – Biệt thự – Nhà vườn Hải Yên (Hải Yến Villas của chủ đầu tư Công ty TNHH Hải Phú Ngọc hay KaLong Riverside City của Công ty cổ phần hợp tác thương mại ASEAN,…
Theo thông tin do UBND thành phố Móng Cái cung cấp hồi tháng 6, địa phương này được tỉnh đồng ý chủ trương, cho phép 5 tập đoàn kinh tế, công ty lớn nhất Việt Nam được nghiên cứu, lập quy hoạch đầu tư vào thành phố. Động thái này cũng giúp thị trường bất động sản nơi đây rục rịch tăng trưởng sau nhiều năm lặng yên, trong đó, phân khúc đất nền, nhà phố thu hút nhiều nhà đầu tư.
Video đang HOT
Trong đó, Tập đoàn FLC đã đề xuất xây dựng 2 dự án tại TP Móng Cái như Khu đô thị Ninh Dương, dự án quần thể du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực đảo Vĩnh Trung, Vĩnh Thực. “Ông lớn” Vingroup cũng đã có Quyết định phê duyệt giá đất để làm căn cứ tính tiền bồi thường GPMB tại một dự án KĐT nằm hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân II, phường Hải Hòa.
Với các dự án đang được đẩy nhanh tiến độ hạ tầng, Khu đô thị Promexco của Công ty CP sản xuất bao bì và hàng xuất nhập khẩu với tổ hợp các các công trình nhà ở thấp tầng, trung tầng kết hợp hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công viên cây xanh TDTT và cây xanh đơn vị ở đang ghi nhận sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nhắm đến thị trường Móng Cái.
Bất động sản “lên hương”
Không thể phủ nhận súc hút của bất động sản Quảng Ninh, đặc biệt là sức hút của thị trường bất động sản Móng Cái trong thời gian qua. Theo tìm hiểu của phóng viên, từ năm 2018, hưởng lợi từ loạt hệ thống hạ tầng giao thông lớn đi vào vận hành, giá đất tại TP. Móng Cái đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Giá đất nền dự án Promexco Móng Cái sau 1 năm đã tăng gấp đôi, lên 15 – 17 triệu đồng/m2
Đơn cử như đất nền tại Khu đô thị Promexco Móng Cái trước đây có giá 6-8 triệu đồng/m2 thì nay giao dịch 15-17 triệu đồng/m2, Hải Yến Villas mở bán từ đầu năm 2017 với giá bán trung bình liền kề là 9 triệu đồng/m2, đến nay giá liền kề đang giao dịch từ 14 – 18 triệu/m2 tùy vị trí từng lô.
Hay tại dự án KaLong Riverside City, với mức giá mở bán tương đương, hiện đã có những lô liền kề có giá lên tới 25 triệu đồng/m2. Thậm chí, một số lô đất có vị trí đắc địa tại trung tâm TP Móng Cái cũng có giá lên tới 30 triệu đồng/m2, tăng gấp 3 lần thời điểm mở bán đợt 1.
Theo chia sẻ của một số nhà đầu tư và môi giới bản địa, bất động sản tại Móng Cái mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID, tuy nhiên hậu cách ly xã hội, các nhà đầu tư vẫn để ý quan tâm tới thị trường này.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Viên Đình Mười – Tổng Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Sacoland, đơn vị phân phối độc quyền dự án Promexco Móng Cái cho biết, giới đầu tư đang chờ đợi thế giới kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh, mở cửa khẩu để giao thương buôn bán được tấp nập trở lại, nhiều khách hàng và nhà đầu tư đổ dồn về giúp bất động sản Móng Cái một lần nữa lên hương.
Cũng theo ông Mười, loại hình được giới đầu tư săn đón nhiều nhất ở Móng Cái là biệt thự, liền kề, shophouse dạng tự xây, pháp lý đầy đủ. Dự án có nhiều cây xanh, cảnh quan nội khu tốt là một lợi thế. “Không chỉ các nhà đầu tư địa phương, làn sóng đầu tư tại đây còn đến từ các nhà đầu tư tại các thành phố lân cận như Hà Nội, Hạ Long, Vân Đồn…” – vị này tiết lộ.
Nguy cơ lãnh "trái đắng" khi mua đất chờ tách thửa
Ham giá rẻ nên nhiều người chọn mua đất không có sổ đỏ riêng, trông chờ việc tách thửa xong sẽ có thể đẩy giá bán lên để thu lời lớn.
Song trên thực tế, kiểu đầu tư này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa kể dễ phát sinh tranh chấp giữa những người đồng sở hữu.
Rủi ro mua đất chờ tách thửa
Thứ nhất: Đất không thể tách sổ. Đây là rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua đất chờ tách thửa. Bởi suy cho cùng, mục đích của việc đầu tư đất chung sổ đỏ chính là mua vào với giá rẻ, chờ đất được tách sổ, pháp lý đầy đủ để đẩy giá lên.
Trong khi đó, quy định về diện tích tách thửa tối thiểu có sự khác biệt giữa các tỉnh thành trên cả nước. Nếu diện tích đất sau tách thửa không đáp ứng được quy định đó thì việc xin cấp sổ đỏ sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể tách sổ. Khi đó, người mua xác định là bị chôn vốn lâu dài, không thể mua bán, trao đổi gì vì không đủ hành lang pháp lý, chưa kể còn liên quan đến quyền lợi của những người đồng sở hữu.
Thứ hai: Phụ thuộc vào những người đồng sở hữu. Vì đất chưa tách thửa là tài sản thuộc sở hữu chung nên các bên đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến mảnh đất đó.
Trường hợp muốn chuyển nhượng, cho thuê hoặc sử dụng đất vào mục đích khác, người có nhu cầu phải được sự đồng ý của những người cùng góp vốn mua mảnh đất chưa tách thửa và chỉ cần một bên không đồng thuận thì sự việc sẽ rơi vào bế tắc.
Đó là chưa kể khi góp tiền mua đất, nếu các bên không thỏa thuận rõ với nhau về việc sử dụng, định đoạt cũng như việc khai thác công dụng, hưởng lợi từ tài sản chung thì rất dễ dẫn đến các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài vấn đề thủ tục, khi mua đất chưa tách thửa (đồng sở hữu), người mua cũng sẽ gặp bất lợi nếu sau này muốn bán lại vì giá bán thường thấp hơn giá thị trường và việc tìm khách mua cũng khá khó khăn.
Quan trọng hơn về mặt pháp lý, nhà đất đồng sở hữu thường không đủ điều kiện tách sổ nên người bán có thể bán giá rẻ cho nhiều người với hợp đồng viết tay, không có văn bản công chứng và người mua chỉ cầm sổ đứng tên người bán.
Giao dịch này là không hợp pháp, do đó, nếu xảy ra bất trắc, người mua sẽ là người phải chịu thiệt đầu tiên.
Thứ ba: Bên bán đất lật kèo. Tuy đã có hợp đồng đặt cọc hẳn hoi nhưng khi đất tăng giá cao, có khả năng ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng nền nhỏ thì bên bán vẫn có thể "lật kèo" không bán nữa. So với việc bán được đất ở giá mới thì con số đền bù này chẳng thấm vào đâu.
Kinh nghiệm hạn chế tối đa rủi ro
Thứ nhất, kiểm tra xem đất có dính quy hoạch không, có đủ điều kiện tách thửa hay không: Nếu đất dính quy hoạch và bị thu hồi thì lúc đó, các đồng sở hữu sẽ trắng tay. Để kiểm tra thông tin này, bạn có thể tìm hiểu ở phòng địa chính xã huyện hoặc lân la hỏi người dân xung quanh khu vực đó.
Ngoài ra, việc tách thửa đất còn phụ thuộc vào các quy định của từng địa phương theo từng thời điểm. Do đó, người mua nên chủ động tìm hiểu các thông tin xem miếng đất mình đang nhắm tới có đủ điều kiện tách thửa hay không, thay vì chỉ tin vào lời chủ đất hay môi giới.
Thứ hai, giao dịch mua bán đất phải thật chặt chẽ về pháp lý: Khi mua đất chờ tách thửa thì hợp đồng đặt cọc có thể coi là công cụ duy nhất để giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro. Vì vậy, người mua cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng này. Tốt nhất để tránh người bán "lật kèo" nên có một mức đền bù hợp đồng cao, có thể là gấp hai, ba lần tiền cọc.
Thứ ba, để hạn chế tối đa rủi ro khi mua đất sổ chung, chờ tách thửa, người mua nên nhờ người có kinh nghiệm giao dịch bất động sản, hoặc một luật sư chuyên về lĩnh vực này để tư vấn và hỗ trợ giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh.
Theo Linh Phương
Diễn đàn doanh nghiệp
Nguy cơ phá sản, doanh nghiệp bất động sản muốn giảm 30%-50% lãi suất vay Ngay cả doanh nghiệp bất động sản lớn có thương hiệu cũng đứng trước nguy cơ phá sản khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp khó... Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo...