Bất động sản Long An trước cơ hội dòng vốn lớn đổ vào khu công nghiệp
Đây là một trong các tỉnh phía Nam đang được nhắc nhiều ở thời điểm này vì những lợi thế nổi bật về làn sóng BĐS công nghiệp. Vậy, thị trường nơi đây đang có gì dưới góc nhìn của nhà đầu tư (NĐT)?
Đầu năm 2020 thu hút gần 220 triệu đô từ các khu công nghiệp
Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Long An, trong 5 tháng đầu năm 2020, tỉnh này có 56 dự án mới đầu tư vào các khu công nghiệp. Cụ thể có 41 dự án FDI và 15 dự án trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư cấp mới 219,5 triệu USD và 688 tỉ đồng. Đồng thời có 37 dự án điều chỉnh tăng vốn 48,2 triệu USD và 2.341 tỉ đồng.
Trong đó, riêng tháng 5/2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư 11 dự án mới. Trong đó có 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 4 dự án trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư cấp mới 12,6 triệu USD và 275 tỉ đồng.
Lợi thế về BĐS công nghiệp đang kéo theo sự phát triển về BĐS nhà ở tại Long An
Như vậy, đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 1.588 dự án đầu tư, gồm 786 dự án FDI và 802 dự án DDI. Tổng số vốn đầu tư (đầu tư mới và tăng vốn) trên 4.468 triệu USD và 89.532 tỉ đồng.
Theo đơn vị này, hiện đang tích cực hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng để từ nay đến hết năm 2020 có thêm ít nhất 3 khu công nghiệp có thể thu hút nhà đầu tư trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Trước đó, theo thông tin từ Sở Công Thương Long An, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 15,4% so cùng kỳ năm 2018. Rõ ràng, nơi đây đang có lợi thế rất lớn về khu công nghiệp. Đáng nói, ngay sau thời gian giãn cách xã hội được nới lỏng, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành khởi công khu công nghiệp tại Long An, nhằm đón sóng dịch chuyển, mở rộng sản xuất của các NĐT nước ngoài.
Bất động sản Long An hưởng lợi từ làn sóng đầu tư vào khu công nghiệp
Video đang HOT
Theo ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam. Các thị trường vệ tinh Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu đang được hưởng lợi rõ nét từ làn sóng này. Trong đó, Long An đang được xem là một lựa chọn mới bên cạnh hai khu vực đầu tư công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai.
Theo ghi nhận của JLL, mức tăng trưởng giá thuê tại thị trường BĐS Long An đang ở mức cao nhất nhì so với các thị trường BĐS công nghiệp truyền thống phía Nam. Hiện giá thuê đất khu công nghiệp tại Long An đứng thứ hai trong nhóm thủ phủ khu công nghiệp miền Nam, vượt qua ngưỡng 100 USD/m2/chu kỳ thuê.
Bên cạnh các thị trường quen thuộc như Đức Hòa thì xu hướng đầu tư BĐS đón sóng nhu cầu đang tập trung mạnh về khu vực Cần Đước, Cần Giuộc…- nơi có giá BĐS còn khá mềm, dư địa tăng giá vì thế còn rộng lớn
Với ưu thế là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của Tp.HCM, sở hữu lợi thế về quỹ đất rộng, mặt bằng giá đất còn khá thấp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông đã giúp Long An trở thành “thỏi nam châm” hút nguồn nhân lực từ các địa phương trên cả nước đổ về lập nghiệp. Đây chính là tiền đề quan trọng để thúc đẩy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển. Từ đó, kéo theo sự tăng trưởng của BĐS nhà ở.
Ghi nhận cho thấy, bên cạnh phân khúc đất nền là chủ đạo thì những năm gần đây BĐS Long An đã và đang đa dạng các phân khúc sản phẩm để hút nhu cầu ở lẫn đầu tư. Chẳng hạn như shophouse, nhà phố, biệt thự, nền nhà phố…với nhiều diện tích khác nhau trong các khu đô thị được đầu tư bài bản về hạ tầng, tiện ích sống. Trong đó, bên cạnh các thị trường quen thuộc như Đức Hòa thì xu hướng đầu tư BĐS đón sóng nhu cầu đang tập trung mạnh về khu vực Cần Đước, Cần Giuộc…- nơi có giá BĐS còn khá mềm, dư địa tăng giá vì thế còn rộng lớn.
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc CBRE Vietnam cho rằng, thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… đang hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển của cả doanh nghiệp BĐS lẫn người mua. Trong đó, phần lớn khách hàng mua các dự án BĐS tỉnh lân cận đến từ Tp.HCM, điều đó có nghĩa là nhu cầu tìm kiếm BĐS ven Sài Gòn của các NĐT còn khá lớn. Dự báo nhu cầu nhà ở sẽ tăng mạnh nhằm phục vụ các khu công nghiệp và chiến lược giãn dân của Tp.HCM sẽ “kích hoạt” một dòng vốn lớn đổ vào BĐS Long An.
Cùng quan điểm, đại diện một doanh nghiệp BĐS cho rằng, BĐS Công nghiệp và BĐS nhà ở luôn song hành cùng nhau. Cơ hội cho BĐS công nghiệp tăng tốc cũng chính là cơ hội cho BĐS nhà ở phát triển mạnh. Tại các địa phương tập trung các khu công nghiệp có quy mô lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…đều hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới trong bán kính gần 5-10km tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, giải trí của đông đảo lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong đó có cả đội ngũ chuyên gia và các thành phần lao động.
Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng, đó phải là câu chuyện phát triển đồng bộ và song hành dựa trên đánh giá kỹ về nhu cầu thực về nhà ở tại các khu công nghiệp để có giải pháp quy hoạch và phát triển dòng sản phẩm phù hợp.
Diễn biến nào cho thị trường bất động sản sau khi EVFTA ký kết?
Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chính thức ký kết được xem là tín hiệu tích cực viết lên diễn biến mới cho thị trường BĐS năm 2020.
Khác với nhịp ra hàng sôi động thường thấy sau Tết, thị trường bất động sản năm 2020 khởi động đầy ảm đạm. Các buổi lễ khởi công tạm hoãn, giao dịch đều hủy bỏ,... do ảnh hưởng từ dịch virus Corona cũng như nhiều dự án bị ách tắc do quá trình rà soát, phê duyệt của cơ quan chức năng.
Trước những diễn biến nói trên, nhiều người e ngại về một bức tranh BĐS u ám. Tuy nhiên, sự kiện EVFTA ký kết thành công ngày 12/2 được xem là tín hiệu đáng mừng, cơ sở mở ra những chuyển biến tích cực cho thị trường BĐS.
BĐS công nghiệp Việt Nam: Tự tin bước vào "vận hội mới"
Năm 2019, BĐS công nghiệp được xem là điểm sáng trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn. Theo báo cáo của CBRE, cuối năm 2019, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp tại các tỉnh thành phố lớn phía Bắc và Nam đạt hơn 92%, giá thuê tăng gấp 30 - 40% so với 2 - 3 năm trước.
Giải thích cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của BĐS công nghiệp năm 2019, Việt Nam được đánh giá là đang đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, trong đó có nhóm NĐT từ EU "đón sóng" EVFTA, cũng như hưởng lợi diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Đầu năm 2020, thỏa thuận thành công EVFTA được xem là "chất xúc tác" bổ sung thêm những điều kiện thuận lợi để BĐS công nghiệp tăng tốc. Dễ nhận thấy, 99% dòng thuế được cắt giảm về 0% sau 7 năm đầu tiên của hiệp hội sẽ "rộng cửa" sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo chuyển dịch quy mô lớn các nhà máy sản xuất về Việt Nam.
Tuy nhiên, kết quả này không phải là hưởng lợi trong thế chờ đợi mà là cả một nền tảng đã được xây dựng trong suốt thời gian qua. Ở góc độ chuyên gia, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn & Giao dịch CBRE nhấn mạnh việc Chính phủ đã đầu tư rất lớn vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng cao tốc, sân bay,...
Chủ động nắm bắt thời cơ EVFTA, BĐS công nghiệp Việt Nam cũng nhanh chóng "phản hồi" thị trường, tiếp tục xây dựng và mở rộng để đón đầu sức cầu lớn. Theo đó, có khoảng 18.290 ha đất tại phía Nam đã được định hướng cho phát triển công nghiệp, tập trung phần lớn ở Long An, Bình Dương, Đồng Nai.
BĐS vệ tinh: Hưởng lợi nhờ quy hoạch
Xét toàn cảnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2025, thành phố sẽ phát triển về 4 hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây. Trong đó, khu Tây được giới chuyên gia đánh giá sớm "hưởng lợi" từ cuộc dịch chuyển nhân lực từ EU nhờ triển vọng dựa trên những lợi thế sẵn có: quy hoạch bài bản, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, sở hữu sân bay Tân Sơn Nhất cùng đinh hướng phát triển khu công nghiệp sạch
Cụ thể, quyết định phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc Tp.HCM vừa qua đã nhấn mạnh các KCN điều chỉnh theo hướng công nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, dịch vụ công nghệ cao. Định hướng này không chỉ dự báo tiềm năng mở rộng của BĐS công nghiệp trong khu vực mà hướng tới sự phát triển bền vững, đồng bộ với quy hoạch chung khu Tây.
Khu Tây từng bước thay đổi diện mạo nhờ đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng
Bên cạnh đó, sức hút của khu Tây còn đến từ cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Vị trí cửa ngõ của khu Tây mang ý nghĩa chiến lược, là nơi lưu thông trọng điểm, kết nối xuyên tâm với nội đô thông qua loạt tuyến đường đã và sớm được triển khai như: tuyến đường Võ Văn Kiệt, Cộng Hòa, Trường Chinh, Tân Kỳ Tân Quý,... Đồng thời, cửa ngõ khu Tây có trách nhiệm liên kết nội đô với toàn bộ tỉnh miền Đông, miền Tây với các tuyến đường đang gấp rút hoàn thiện: nút giao thông An Sương (quận 12), cầu vượt ngã tư Gò Mây, vành đai 2, vành đai 3,...
Không chỉ tạo thành một trục lưu thông xuyên suốt, khu Tây còn sở hữu lợi thế lớn là sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến mở rộng nhà ga T1, T2 nâng khả năng đón tiếp lên 30 triệu khách/năm, đồng thời xây dựng thêm nhà ga T3 với công suất đáp ứng 20 triệu khách/năm.
Bên cạnh đó, các hoạt động vui chơi, thương mại, giải trí, y tế, giáo dục đang ngày càng hiện hữu, tạo thành tổng thể quy hoạch chặt chẽ, phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân.
Có thể thấy, những chuyển biến tích cực trong diện mạo đô thị nói trên là sự chuẩn bị kỹ lưỡng để khu Tây đón nhận cơ hội EVFTA quyết liệt hơn, tăng tốc hơn. Đây cũng là lợi thế sẵn có giúp khu Tây "lọt mắt xanh" của nguồn nhân lực cao cấp Eu khi tới Việt Nam. Các chuyên gia dự đoán, sức cầu các sản phẩm văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê và để ở phân khúc hạng A sẽ gia tăng, bất chấp nguồn cung đang giảm do siết chặt pháp lý và tín dụng BĐS.
Cụ thể, nhu cầu văn phòng cho thuê sẽ ưu tiên cửa ngõ phía Tây - nơi tập trung nhiều trụ sở, văn phòng hành chính, vừa thuận tiện kết nối với nội đô, vừa dễ dàng di chuyển tới các cụm, khu công nghiệp quanh khu vực như: KCN Tân Bình, KCN Tân Tạo,... Cộng thêm đó, luồng giao thông thuận tiện tích hợp sân bay có vai trò lớn trong quá trình vận chuyển hàng hóa của các cụm, khu công nghiệp, giúp cạnh tranh chi phí sản xuất. Với căn hộ cho thuê và để ở, nhóm khách hàng cao cấp này sẽ tìm đến những sản phẩm chất lượng, pháp lý rõ ràng và ưu tiên những CĐT có tên tuổi trên thị trường trong nước & quốc tế.
Nhìn chung, EVFTA đang mở ra những cơ hội lớn cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, thị trường BĐS cũng hé lộ những điểm sáng tích cực trong năm 2020.
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Thận trọng trước xu hướng ngoại hóa doanh nghiệp nội Tính đến giữa năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến giữa năm 2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và...