Bất động sản Long An “đón sóng” đầu tư mới
Sau thời gian khá im ắng, hiện làn sóng đầu tư vào thị trường BĐS Long An đã chộn rộn trở lại. Trong đó, các dự án quy mô, hạ tầng đầu tư bài bản, tiện ích chỉn chu nhận được sự quan tâm hơn cả của nhà đầu tư (NĐT) địa ốc.
Đón làn sóng đầu tư công nghiệp
Theo định hướng phát triển, 4 huyện gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc của tỉnh Long An được chọn để phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ, là những địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Chính vì thế, các khu vực này đã và đang được đầu tư “mạnh tay” hơn cả về hạ tầng giao thông lẫn các cụm khu công nghiệp góp phần phát triển kinh tế – xã hội của Long An.
Đặc biệt, khu vực Đức Hòa có lợi thế giáp ranh với Tp.HCM đang nổi lên là vùng đất tiềm năng của tỉnh này. Đồ án quy hoạch Tp.HCM và vùng phụ cận đã xác định huyện Đức Hòa và Cần Giuộc là hai đô thị vệ tinh của Tp.HCM. Trong quy hoạch tổng thể phát triển xã hội của Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Đức Hòa được quy hoạch trở thành trung tâm dịch vụ khu vực Đông Bắc.
Những lợi thế này đã đưa Đức Hòa trở thành địa điểm lý tưởng hàng đầu Long An để phát triển công nghiệp lẫn các đô thị nhằm thỏa mãn nhu cầu giãn dân của Tp.HCM. Đó cũng là lý do vì sao suốt thời gian qua nhiều đại gia BĐS như Vingroup, Trần Anh Group, Thắng Lợi Group, Cát Tường Group… đã tập trung đầu tư những dự án quy mô lớn tại khu vực này.
Mới đây, dự án KCN Đức Hòa III – Slico có tổng diện tích hơn 195ha đã được khởi công tại huyện Đức Hòa, Long An. Đây là KCN lớn thứ ba trong cụm 13 KCN của Đức Hòa III. Chủ đầu tư định vị đây là khu đô thị dịch vụ đáp ứng nhu cầu đặc thù cho ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ và chế biến. Dự án này kì vọng sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghiệp phía Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của Long An.
Các dự án BĐS tại Long An được đầu tư đồng bộ hạ tầng, tiện ích và dịch vụ vẫn thu hút nhà đầu tư
Như vậy để thấy, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 khiến nhiều NĐT quyết định dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các khu vực khác. Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội đón làn sóng nhà đầu tư ngoại sau dịch bệnh. Theo các chuyên gia, BĐS công nghiệp và BĐS nhà ở có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Video đang HOT
Tại các địa phương tập trung các KCN có quy mô lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…đều hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới trong bán kính gần 5-10km tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, giải trí của đông đảo lao động làm việc tại các KCN, trong đó có cả đội ngũ chuyên gia và các thành phần lao động.
Long An là khu vực đang có nhiều lợi thế về câu chuyện này. Ngoài ra, tỉnh này cũng đang tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng loạt tuyến đường trọng điểm kết nối với các khu vực lân cận, đặc biệt là Tp.HCM. Trong đó, đường Vành đai 4 (đi qua 5 tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM và Long An, dài 198km) khi hoàn thành sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc giải phóng giao thông, tạo đà phát triển hạ tầng, kinh tế, BĐS khu vực này.
Đoạn 4 của vành đai này từ QL22 (Củ Chi, TP.HCM) – cao tốc Tp.HCM (Bến Lức – Long An). Bắt đầu tại quốc lộ 22 đi theo ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đấu nối với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.
Như vậy, sau khi hình thành đường vành đai 4 cùng với dự án đường Vành đai 3 (đang kêu gọi đầu tư) đường cao tốc Bến Lức-Long Thành đưa vào khai thác sẽ tạo sự đồng bộ kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Từ đó, tạo ra sức bật mới trong thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Theo nhận định từ các chuyên gia, tuyến đường vành đai 4 đóng vai trò lớn giúp hạ tầng khu Tây trở nên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Một điều hiển nhiên, hạ tầng và BĐS nơi đây cũng có sự tăng giá theo. Thực tế cho thấy, nơi nào có hạ tầng giao thông thuận tiện, tiến bộ thì kinh tế nơi đó phát triển rầm rộ, đồng thời kéo theo các giá trị gia tăng về BĐS.
BĐS nhà ở bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Ghi nhận cho thấy, thời gian gần đây, “sóng ngầm” BĐS bắt đầu dồn về khu vực Đức Hòa – nơi vừa có địa thế giáp ranh Tp.HCM, vừa là khu vực có tốc độ tăng trưởng về BĐS mạnh mẽ hơn cả so với các khu vực khác. Theo đó, những dự án quy mô được đầu tư hạ tầng chỉn chu, tiện ích đồng bộ vẫn được NĐT tìm kiếm. Mức độ tăng trưởng lợi nhuận của các dự án này cũng rõ nét hơn do đáp ứng được nhu cầu sống xanh, sống chất lượng của số đông người tiêu dùng.
Đặc biệt khi mà làn sóng công nghiệp đang dồn về khu vực này thì đây là cơ hội cho NĐT, cho thị trường BĐS Đức Hòa, Long An bước vào đà tăng trưởng mới.
Theo ghi nhận, những NĐT cá nhân đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội ở thị trường còn nhiều tiềm năng. Không thể phủ nhận, giá đất ở Long An nói chung, khu vực Đức Hòa nói riêng còn khá “mềm” so với những tỉnh thành lân cận Tp.HCM nên nhiều NĐT về đây “xuống tiền” kì vọng dư địa tăng trưởng còn rất lớn.
Bên cạnh sự phát triển của các cụm khu công nghiệp, hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản đang thúc đẩy giá trị BĐS của khu vực vệ tinh Tp.HCM
Đối với nhu cầu ở thực, nếu như trước đây người Sài Gòn mua nhà đất vùng ven chủ yếu để đầu tư hoặc an cư thì hiện nay xuất hiện làn sóng đầu tư mới, đó là mua để sở hữu ngôi nhà thứ hai, vừa đầu tư kinh doanh, vừa nghỉ dưỡng lại vừa là “của để dành” cho tương lai. Chính vì thế, thay vì chọn đất nền không có khả năng kinh doanh thương mại, đa phần khách hàng hiện nay lựa chọn những dự án đô thị được quy hoạch bài bản và xây dựng đồng bộ trong môi trường sinh thái trong lành.
Từ câu chuyện phát triển BĐS công nghiệp đến hạ tầng cùng thế mạnh liên kết vùng đã tạo động lực tăng trưởng cho BĐS Long An suốt thời gian qua. Loạt khu KCN hiện hữu như KCN Hải Sơn, KCN Đức Hòa, KCN Xuyên Á, KCN Tân Tạo, KCN Đức Hòa Đông,… đang là đòn bẩy giúp thị trường BĐS địa phương này hút dòng tiền của người mua. Với những dự án BĐS tọa lạc gần các KCN sẽ được hưởng lợi thế của việc cư dân hình thành sẵn, BĐS vì thế dễ chuyển nhượng, dễ bán ra hoặc cho thuê lại với giá tốt.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land, BĐS công nghiệp và BĐS nhà ở luôn song hành cùng nhau. Cơ hội cho BĐS công nghiệp tăng tốc cũng chính là cơ hội cho BĐS nhà ở phát triển mạnh. Vì thế, các khu vực hưởng lợi từ sự phát triển của cụm công nghiệp sẽ có lợi thế rõ nét để thu hút sức cầu cho thị trường BĐS.
Tuy nhiên, cần có giải pháp phát triển phù hợp giữa câu chuyện phát triển đồng bộ và song hành dựa trên đánh giá kỹ về nhu cầu thực về nhà ở tại các KCN để có giải pháp quy hoạch và phát triển dòng sản phẩm phù hợp thị trường.
Bất động sản khu Đông Sài Gòn, đâu đang là "điểm sáng"?
Các khu vực lân cận thuộc phía Đông của Tp.HCM như Long Thành (Đồng Nai); Dĩ An (Bình Dương); Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)... đang được dự báo là các khu vực "nối dài lợi thế" của vùng đất khu Đông Tp.HCM khi mà quỹ đất Sài Gòn đang ít đi, cơ hội đầu tư bị thu hẹp hơn trước.
Điểm nhấn hạ tầng giao thông chính là lợi thế lớn nhất của thị trường phía Đông Tp.HCM. Theo đó, thị trường BĐS các khu vực này, khách quan mà nói luôn thuộc nhóm sôi động, mức độ tăng trưởng cả về nguồn cung lẫn giao dịch bao giờ cũng "nhỉnh" hơn các khu vực khác.
Khi quỹ đất tại ven khu Đông TP như Q.9, Q.2, Q.Thủ Đức đang dần hạn hẹp, giá tăng cao thì theo nhìn nhận những năm qua, thị trường đang chuyển hướng mạnh về các tỉnh giáp ranh phía Đông Sài Gòn như Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai); Dĩ An (Bình Dương)... đây là những vùng đất có tiềm năng rõ nét về giá bán, dư địa tăng giá còn cao và điều đáng nói là được hưởng lợi từ việc kết nối giao thông thuận lợi với các khu vực của Tp.HCM.
Mỗi khu vực đều có lợi thế riêng để phát triển BĐS. Lý do mà làn sóng đầu tư của cả CĐT lẫn NĐT đổ hướng về các thị trường này những năm qua cũng chính nằm ở câu chuyện hạ tầng giao thông. Không thể phủ nhận, nơi đây đã và đang đầu tư hàng loạt dự án giao thông hứa hẹn tạo đà phát triển cho toàn bộ thị trường khu Đông.
Có thể kể đến như Cầu Cát Lái dự kiến sẽ khởi công vào năm 2020, Sân Bay Long Thành đang hoàn thành các hạng mục cuối cùng để khởi công hay loạt cao tốc sắp hoàn thành...mà theo dự đoán của chuyên gia trong ngành, trong vòng 2-3 năm tới, các công trình này sẽ là đòn bẩy rất lớn cho thị trường BĐS phát triển.
Theo ghi nhận, thời gian gần đây, khi mà gần như thị trường các khu vực đều tỏ ra im ắng do không có nguồn hàng, khách không mặn mà thì một số khu vực vẫn được người mua quan tâm, giao dịch giữ mức ổn định. Trong đó, đất nền có sổ riêng từng nền vẫn được ưa chuộng trên thị trường. Một số khu vực được xem là "điểm sáng" của thị trường phía Đông có một điểm chung nổi bật là đang được đầu tư rất lớn về mặt hạ tầng giao thông kết nối cũng như giá BĐS đang ở ngưỡng vừa phải. Theo đó, NĐT có dòng tiền nhàn rỗi sẽ vào đón đầu để chờ cơ hội khi thị trường tốt lên.
Cụ thể, theo ghi nhận có thể kể đến Phú Mỹ (Bà Rịa- Vũng Tàu), đây là khu vực mà thời gian gần đây xuất hiện một số KCD mới, đã hoàn thiện pháp lý như khu dân cư Phú Mỹ Future City, Phú Mỹ GoldCity, Eco city Phú Mỹ... nhận được sự quan tâm khá lớn từ phía NĐT cá nhân.
Theo thông tin từ một sàn giao dịch, trong đợt tháng 3/2020 và đầu tháng 4/2020 khi mà thị trường đang ảnh hưởng chung bởi dịch bệnh nhưng trong một tuần sàn này vẫn bán được 6 sản phẩm cho khách hàng. Trong đó, tìm hiểu được biết, một số khu vực của Phú Mỹ như Hắc Dịch, Phước Hòa... có lợi thế có các khu công nghiệp lớn tập trung ở đây nên kéo được nhu cầu đầu tư nhà ở về đây khá lớn.
Mới đây nhất, Thủ tướng vừa đồng ý điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020. Trong đó, bổ sung 50 ha khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ HD tại phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ vào quy hoạch. Tỉnh này hiện cũng đã có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 8.800 ha, trong đó phần lớn các khu công nghiệp lớn thuộc Phú Mỹ nằm liền kề với hệ thống sông Thị Vải - Cái Mép. Theo các chuyên gia, đây cũng chính là khu vực có khả năng thu hút cư dân về sinh sống lớn nhất khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, dư địa về thị trường BĐS còn rất lớn.
Khu vực thứ hai cũng được xem là "điểm sáng" của phía Đông Tp.HCM là Nhơn Trạch. Đây là một trong các khu vực đang được hưởng lợi khá lớn từ câu chuyện hạ tầng giao thông với 3 đại công trình lớn là cầu Cát Lái, cầu Nhơn Trạch và sân bay Long Thành. Trong thời điểm thị trường ảnh hưởng khá lớn từ dịch bệnh, nơi đây vẫn diễn ra các giao dịch lẻ tẻ cũng ở phân khúc đất nền có sổ.
Thậm chí, trong một tháng, một sàn giao dịch chốt được khoảng 11 nền. Tuy sức mua có chững lại so với thời điểm chưa dịch nhưng theo các môi giới, giao dịch BĐS vẫn ổn định hơn các khu vực khác, ít biến động rõ nét. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực mà hiện giá BĐS đã tăng mạnh trong khoảng thời gian dài nên để tìm kiếm các nền đất có giá dưới 1 tỉ đồng dường như không có. Vì thế, ở giai đoạn này sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với tài chính của khách hàng cũng không còn đa dạng như trước.
Bức tranh tiếp theo trong mảng sáng BĐS ở thị trường lân cận Tp.HCM phải kể đến Long Thành. Cùng với Nhơn Trạch, đây là khu vực của Đồng Nai có sức hấp dẫn và đang hưởng lợi khá lớn từ nhiều yếu tố kết hợp. Suốt thời gian qua, khi thông tin sân bay quốc tế Long Thành sắp khởi công, làn sóng đầu tư đã âm thầm đồ về đây. Dự báo trong thời gian tới, khi sân bay hiện hữu BĐS nơi đây sẽ được hưởng lợi khá nhiều.
Tuy nhiên, theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, nếu dân cư sân bay phát triển trước sân bay thì có lý do để đầu tư BĐS. Còn nếu sân bay có trước, cư dân có sau thì khó đầu tư, người dân sẽ ít về gần đó để sinh sống khi đã có sân bay. Theo đó, phương án cư dân giãn ra Nhơn Trạch, hay Phú Mỹ thì sẽ tốt để đầu tư.
Theo vị chuyên gia này, giá đất Long Thành nói riêng, Đồng Nai nói chung hiện cũng đã khá cao, cho nên việc đầu tư cũng cần được cân nhắc để biên độ lợi nhuận có thể đạt như kì vọng.
Theo các chuyên gia trong ngành, rõ ràng lợi thế của các khu vực lân cận khu Đông Sài Gòn đã được nhìn thấy. Làn sóng đầu tư đã rục rịch trở lại và dự báo còn nhiều tiềm năng trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, yếu tố dịch vụ trong câu chuyện kinh tế khu vực quyết định khá nhiều đến tương lai của thị trường BĐS khu vực đó.
Chẳng hạn như dịch vụ về cảng biển, du lịch... hiện đang tràn về các khu vực như Đồng Nai, Phú Mỹ, Hồ Tràm, do đó lợi thế này cần được phát huy mạnh hơn nữa thì thị trường BĐS sẽ khởi sắc theo. Người mua vừa nhìn thấy được tiềm năng đầu tư sinh lời, vừa có thể làm căn nhà thứ hai để sinh sống đúng nghĩa.
Doanh nghiệp BĐS Tp.HCM chuẩn bị nguồn hàng để "bật dậy" sau dịch như thế nào? Các doanh nghiệp BĐS đã lên kế hoạch tiếp cận khách hàng sau thời điểm dịch Covid-19. Trong đó, khá nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng để sẵn sàng bung ra thị trường từ quý 2/2020. Sau thời gian "im ắng" để ứng phó với dịch Covid-19, hiện tại khi đề cập đến kế hoạch kinh doanh sau thời điểm dịch,...