Bất động sản London lao đao giữa Brexit
Người có nhu cầu bán nhà tại London ( Anh Quốc) đang mạnh tay giảm giá lớn các bất động sản rao bán ở mức cao nhất 6 năm qua, theo số liệu từ Zoopla.
Mức giảm giá bất động sản rao bán tại London tăng 7,6% trong quý I/2019, tăng so với mức 7% cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo mới nhất của website nghiên cứu bất động sản Zoopla. Thị trường bất động sản dân cư tại thủ đô nước Anh đã khá chật vật trong vài năm gần đây dưới sự tác động của chính sách thuế mới và những bất ổn xoay quanh việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
“Thị trường bất động sản tại London đang trải qua quá trình tái định giá sau một thời gian dài liên tục leo dốc. Mặc dù quá trình tái định giá này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai, nhưng áp lực giảm giá hiện tại là rất rõ ràng”, Richard Donnell, Giám đốc nghiên cứu tại Zoopla cho biết.
Kể từ tháng 2/2019 tới nay, giá nhà tại London đã giảm 1,9% so với cùng giai đoạn năm ngoái, khiến giá nhà trung bình tại thành phố này đứng ở mức 463.283 bảng Anh. Jeremy Leaf, cựu Chủ tịch Viện Thẩm định hoàng gia (RICS) nhận định, người bán bất động sản cần trở nên thực tế hơn.
“Nhìn chung, nhu cầu đối với bất động sản luôn hiện hữu trên thị trường, nhưng từ mong muốn đến thực tế mua nhà còn nhiều khoảng cách. Những người bán nhà nên từ từ chấp nhận mức giá mới sẽ được định hình trong thời gian tới”, Jeremy Leaf cho biết.
Theo giới chuyên gia, Brexit sẽ tiếp tục phủ bóng đen lên bất động sản nước Anh, trong đó London là nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Thủ tướng Anh Theresa May sau nhiều nỗ lực dẫn dắt nước Anh rời khỏi EU đã chấp nhận bỏ dở hành trình khi tuyên bố từ chức vào ngày 7/5. Động thái này mở đường cho cuộc đua mới vào ngôi vị lãnh đạo Đảng Bảo thủ cầm quyền và tiến trình Brexit lại đứng trước khúc ngoặt mới với nhiều vấn đề chưa tìm được lời giải.
Tính đến cuối tháng 5, đã có 8 nghị sỹ Đảng Bảo thủ tuyên bố tham gia tranh cử vị trí lãnh đạo đảng này, đồng thời sẽ là người làm Thủ tướng Anh. Thực tế, các ứng viên này không thể hiện thái độ sẽ đảo ngược quyết định Brexit hay tiến hành trưng cầu dân ý lần hai. Bởi vậy, Brexit vẫn đang là tiến trình rất mơ hồ. Đáng chú ý nhất, 2 ứng viên hàng đầu là cựu Ngoại trưởng Boris Johnson và cựu Bộ trưởng đàm phán Brexit Dominic Rabb cho biết, họ sẽ đưa nước Anh rời EU vào cuối tháng 10 năm nay, bất kể có thỏa thuận hay không.
Trong khi đó, EU khẳng định sẽ không có chuyện xem xét sửa đổi lại bản thỏa thuận đã ký với bà May. Khi sau khi Thủ tướng May từ chức, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu đã lên tiếng cho rằng: “Thỏa thuận đã đạt được sẽ không được mở ra và bàn lại nữa”.
Video đang HOT
Về mặt tích cực, Mark Harris, CEO nhà môi giới cho vay bất động sản SPF Private Clients cho rằng, chứng kiến giá nhà tại London có mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm gần đây cũng khá thú vị, bởi trước đó tình hình hoàn toàn ngược lại.
“Bối cảnh hiện tại rõ ràng không tích cực cho những người bán nhà. Tuy nhiên, việc giá nhà đi xuống tạo hy vọng cho những người có nhu cầu mua nhà, nhất là các khách hàng lần đầu tiên mua bất động sản”, Mark Harris cho biết.
Bất chấp việc giá bất động sản đi xuống, London vẫn là thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới để mua bất động sản. Nơi đây tồn tại khoảng cách rất lớn giữa thu nhập của người dân và giá bất động sản. Ngay cả khi lãi suất cho vay mua bất động sản đang ở mức rất thấp, nhiều người có nhu cầu vẫn không thể thực hiện mong muốn mua nhà, theo Mark Harris.
Theo Lam Phong (Theo báo chí nước ngoài)
Báo Đầu tư Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản kêu khó về áp chi phí lãi vay vượt 20%
Việc Chính phủ quy định trần lãi vay được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần của kỳ nộp thuế, không phân biệt doanh nghiệp (DN) FDI và DN trong nước tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP khiến các DN bất động sản (BĐS), một trong những nhóm ngành cần nhiều vốn vay nhất trong hệ thống kinh tế gặp khó khăn.
Ảnh minh họa
Lo ngại tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp
Tại Diễn đàn xu hướng đầu tư BĐS diễn ra mới đây, các chuyên gia một lần nữa phản ánh về những khó khăn của DN trong ngành BĐS về quy định khống chế trần lãi vay được nêu trong khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20/2017/NĐ-CP (Nghị định 20) quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết.
Cụ thể, khoản 3, Điều 8 Nghị định 20 quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế...".
Như vậy, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế. Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho rằng, Nghị định 20 ảnh hưởng tới DN lớn, đặc biệt là các tập đoàn trong nước.
Theo ông Nam, hiện mô hình của nhiều DN là tập đoàn đứng ra vay tiền, sau đó cho các công ty con vay lại. Ông cho rằng Nghị định 20 nhằm chống chuyển giá với các DN ngoại, nhưng mục tiêu này có thể bị trượt trong khi lại ảnh hưởng đến DN trong nước - vốn là những đối tượng không nằm trong nghi vấn.
Ông Nam cho biết, các tập đoàn lớn đứng ra vay tiền chỉ vay cho công ty mẹ, không cho công ty con vay. Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính giải thích là để chống chuyển giá nhưng mục tiêu "bắn" trượt lại tác động đến các DN trong nước. Đồng thời ông Nam nhấn mạnh: "Điều này thủ tiêu động lực phát triển của DN, tạo ra chi phí vô lý, tạo thêm gánh nặng cho DN".
Bên cạnh đó, Chủ tịch VNREA chia sẻ, thị trường BĐS được dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Hiện nay, ngân hàng có xu hướng thắt chặt cho vay BĐS, đồng thời, lãi suất cho vay tăng cao. Ở các thành phố lớn, nhiều dự án đang định trệ, riêng tại TP HCM, trong quý I/2019, số dự án được cấp phép giảm 67%, cấp phép xây dựng đối với các công trình nhỏ lẻ của người dân cũng giảm 16%. Tại Hà Nội, lượng cung cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất điều chỉnh Nghị định
Chủ tịch VNREA đề xuất, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi, ngành tài chính có thể đề nghị dừng triển khai quy định này tại Nghị định 20. Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng cũng cho rằng, mục tiêu của Nghị định này chưa trúng. Ngoài ra, theo ông, quy định khống chế mức 20% cũng chưa phù hợp với DN trong nước. Ông dẫn chứng, tại các nước châu Âu có đưa ra quy định tương tự song tỷ lệ khống chế là 30%.
"DN Việt Nam đi vay rất nhiều, nên tỷ lệ khống chế tối thiểu theo tôi phải trên 30%. Hơn nữa, thị trường vốn của chúng ta chưa phát triển, nhiều DN chưa phát hành cổ phiếu được. Ở châu Âu, thị trường chỉ dựa 35% vốn ngân hàng, song tại Việt Nam thì tỷ lệ này là 60-65%"- ông Lực nói, đồng thời dẫn số liệu phân tích của nhóm chuyên gia tài chính cho thấy 20 DN lớn nhất niêm yết trên sàn đều bị ảnh hưởng bởi quy định khống chế lãi vay nói trên.
Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với các DN có giao dịch liên kết nhằm kiểm soát giao dịch minh bạch đúng thị trường, tránh các hoạt động trốn, chuyển thuế, chuyển giá trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia cam kết quốc tế về thuế. Tuy nhiên, Nghị định 20 còn kiểm soát đầu tư, lái lợi nhuận thuế của các DN trong nước. Lấy ví dụ về câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế chia sẻ câu chuyện một DN đăng ký hoạt động tại Hà Nội nhưng phát triển BĐS tại các địa phương khác.
Ông Phụng cho rằng, ở một số địa phương, Nhà nước đã có chính sách quy hoạch phát triển, giá BĐS ở những nơi này sẽ tăng lên, trong khi các nhà đầu tư lại có mong muốn đầu tư, gia tăng lợi nhuận ở những nơi này. Các DN hoàn toàn có thể "chèo lái" lợi nhuận này. Tuy nhiên, điều này lại phát sinh nhiều vấn đề nên các địa phương đòi hỏi có nguồn thu chính đáng, tránh "nước chảy chỗ trũng". Ngân sách là của hơn 90 triệu dân không thể để DN "lái".
"Do đó cùng với tạo điều kiện qua luật thu nhập thuế thì việc khuyến cáo, ngăn chặn và tránh chuyển giá, tránh thuế là điều cần thiết" - ông Phụng nói.
Ở góc độ khác, hệ quả của chính sách trải thảm đầu tư những năm qua là có quá nhiều ưu đãi thuế suất theo từng vùng miền, địa phương như miễn thuế 4 năm, giảm thuế 15 - 20%, các nhà đầu tư có thể điều hành lợi nhuận qua các nguồn vốn vay ở từng địa phương.
"Đơn cử, Phú Quốc và Vân Đồn vẫn là huyện đảo, ưu đãi thuế vẫn thấp. Các DN ở các thành phố lớn đầu tư ra các địa phương này có lời, nhưng lại được hưởng lợi chính sách thuế ưu đãi của các địa phương đó"- ông Phụng lấy ví dụ.
Với Nghị định 20, chi phí lãi vay tính vào chi phí tính thuế không quá 20% lợi nhuận thực tế cộng với khấu hao. Do đó, quy định chỉ tiêu lợi nhuận lãi vay khi vay vốn là một trong những giải pháp công bằng để đảm bảo người vốn ít cũng như vốn nhiều khi vào cùng thị trường, làm một dự án.
Một điều rất đáng chú ý là Nghị định được áp dụng cả DN FDI và DN trong nước nhưng thời gian qua, chủ yếu DN trong nước lên tiếng than phiền, do đó ông Phụng đồng tình phải xem xét lại. Theo ông Phụng, cần điều chỉnh như DN phản ánh, nhưng phải có số liệu cụ thể, ví dụ vốn thực bao nhiêu, áp vào 20% là bao nhiêu, sẵn sàng công khai minh bạch... Nghị định trái luật thì sẽ bị "tuýt còi" nên không có chuyện văn bản trái luật. Chỉ có vấn đề là chưa phù hợp với một số đối tượng thì phải xem xét lại.
Anh Vũ
Theo baophapluat.vn
Khó giữ mặt bằng lãi suất cho vay bất động sản Việc giảm vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn xuống 40% và theo lộ trình sẽ tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới đang tác động lên lãi suất cho vay bất động sản, nhất là với lãi suất cho vay mua nhà. Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà đã tăng dần kể từ đầu năm 2019, theo...