Bất động sản khu vực nào sẽ được ’săn đón’ hậu Covid-19?
Theo các chuyên gia, sau mỗi làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản lại trỗi dậy mạnh mẽ.
Dự báo từ quý 4 trở đi, dòng tiền của nhà đầu tư sẽ dồn về các “vùng trũng” như đất nền, khu đô thị phát triển, những khu du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tốt như Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định…
Khoảng 80% nhà đầu tư đang nóng lòng chờ thời điểm thích hợp để đầu tư vào BĐS
Theo các chuyên gia BĐS, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, vào cuối năm có thể sẽ diễn ra “đợt sốt nhẹ” trên thị trường BĐS các tỉnh lân cận TP.HCM. Các chuyên gia cho rằng, có khoảng 80% nhà đầu tư đang nóng lòng chờ ngày mở cửa trở lại để tìm sản phẩm mua vào.
Cùng quan điểm, một đại diện cấp cao CBRE Việt Nam cho hay, sự khan hiếm nguồn cung BĐS trên thị trường sẽ tác động mạnh đến sự hồi phục của thị trường sau dịch Covid-19 do nhu cầu của người mua vẫn rất lớn. Sự phục hồi của thị trường sẽ diễn biến khác nhau ở từng phân khúc. Có những phân khúc sẽ phục hồi ở mức cũ nhưng cũng có những phân khúc sẽ tăng trưởng cao hơn. Có một điều không thể phủ nhận là số lượng người quan tâm đến thị trường BĐS vẫn rất nhiều.
Bình Thuận với nhiều lợi thế về tự nhiên và hạ tầng được dự báo sẽ sớm bùng nổ BĐS
Hiện tại, giữa 2 kênh đầu tư được ưa thích là chứng khoán và BĐS theo phân tích của đa số chuyên gia trong ngành, bất động sản ít biến động và đang có dấu hiệu phục hồi. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau dịch, BĐS vẫn là kênh hấp dẫn vì nhu cầu còn cao, là kênh vừa để ở vừa tích lũy tài sản.
Khu vực nào sẽ được “săn đón”?
Chia sẻ tại tọa đàm BĐS “Thị trường hậu Covid-19 – Tiềm năng đến từ BĐS ven biển”, một đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, trong quý 4 dòng tiền sẽ dồn về các “vùng trũng” như đất nền, khu đô thị phát triển, những khu du lịch nghỉ dưỡng có tiềm năng phát triển tốt về hạ tầng như Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định…
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này, du lịch đang được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế Việt Nam với mục tiêu sẽ trở thành 1 trong 30 cường quốc du lịch lớn nhất thế giới giai đoạn 2025-2030. Ở khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ sở hữu rất nhiều điểm đến đẹp, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Vì đang ở giai đoạn đầu phát triển nên giá của BĐS du lịch Việt Nam còn thấp, nhiều dư địa để nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.
Còn theo một chuyên gia kinh tế, ở thị trường miền Trung, Bình Thuận đang là thị trường BĐS mới nổi được nhà đầu tư quan tâm. Dọc dải đất miền Trung, cuộc sống rất tuyệt vời, ít bị ảnh hưởng bởi công nghiệp. Ngay cả dịch Covid-19 vừa qua miền Trung không chịu tác động quá nặng. Đây là điểm đến đầy hứng khởi, nhiều tiềm năng hậu Covid-19. Trong đó, Bình Thuận sẽ là điểm bùng nổ sớm nhất dải đất miền Trung.
Nhiều dự án BĐS vẫn đẩy mạnh thi công trong mùa dịch để chuẩn bị đón làn sóng đầu tư mới
Đáng chú ý, theo vị chuyên gia này, thị trường BĐS Bình Thuận đang quy hoạch với loạt Tổ hợp dự án lớn, tập trung những tên tuổi BĐS uy tín, với loạt dự án lớn được xây dựng rầm rộ, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Cùng với sân bay Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một trong hai công trình trọng điểm, có thể làm thay đổi diện mạo kinh tế, du lịch của Bình Thuận. Dự án được khởi công tháng 9.2020 với mức đầu tư hơn 12.000 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bình Thuận giúp Bình Thuận trở thành thị trường BĐS biển hấp dẫn phía Nam. Không chỉ tăng giá trị BĐS mà còn tăng nguồn thu từ khai thác kinh doanh du lịch khi quãng đường di chuyển ngắn lại.
Chuyên gia CBRE phân tích, hiện tại sân bay Long Thành đang được xây dựng thì chắc chắn những khu vực nằm cách sân bay này từ 1-2 giờ di chuyển bằng ô tô sẽ được hưởng lợi. Như vậy có thể thấy, khi các dự án hạ tầng giao thông lộ diện rõ nét thì giá BĐS sẽ tăng mạnh. Vì thế, theo các chuyên gia trong ngành, đây là thời điểm xuống tiền hợp lý nhất để “đón sóng” hạ tầng khu vực. Việc tăng tốc để đón đầu sức nóng tiền sân bay, cao tốc khiến nhà đầu tư nắm chắc phần lợi nhuận.
Đại dịch khiến khẩu vị của khách hàng cũng thay đổi. Người mua quan tâm hơn đến BĐS sức khỏe, có lợi thế view biển, có những tiện nghi tiện ích đồng bộ đi kèm. Đó là lợi thế rất lớn của các chủ đầu tư cũng như khu vực đáp ứng được các yếu tố này.
Thanh Long Bay đang giới thiệu phân khu The Song – phân khu hấp dẫn nhất trong phân khúc nhà thấp tầng tại dự án. Chủ nhân ngôi nhà sẽ có đặc quyền sở hữu sân vườn và hồ bơi. Ngoài ra, còn có chương trình ưu đãi gồm thanh toán chỉ 25% giá trị (tương đương 1,8 tỉ đồng) cho đến khi nhận nhà (sau 20 tháng), cam kết lợi nhuận 6% năm áp dụng cho 30 căn đầu tiên.
Thị trường bất động sản quý IV kịp thích ứng với tình hình mới?
Theo công bố ngày 6/10 của Kênh thông tin dịch vụ bất động sản (BĐS) batdongsan.com.vn và của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), trong quý III/2021, số lượng nguồn cung dự án trên thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Thị trường trầm lắng
Kênh batdongsan.com.vn công bố, mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường sụt giảm mạnh trong quý III do ảnh hưởng tiêu cực bởi diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 kéo dài. Nguồn cung dự án và nhu cầu trên thị trường giảm khá mạnh trong 2 tháng 7 - 8. Lượng tin đăng và mức độ quan tâm đến BĐS toàn trang giảm lần lượt 22% và 12% trong tháng 7. Tháng 8 tiếp tục có mức giảm sâu hơn, lần lượt là 58% và 27% so với tháng liền trước.
Các tỉnh, thành phố có mức giảm mạnh nhất trong tháng 7 là Phú Yên (37%), Bình Dương (35%), Đồng Nai (35%), TP Hồ Chí Minh (33%), Khánh Hòa (32%) và trong tháng 8 là Đà Nẵng (49%), Bình Dương (40%), Hà Nội (36%), Đồng Nai 35%). Đây đều là những khu vực có số ca nhiễm COVID-19 lớn nhất cả nước. Loại hình BĐS có mức sụt giảm mạnh nhất cả về nguồn cung và nguồn cầu là nhà riêng/nhà mặt phố, căn hộ chung cư và đất nền. Trong tháng 8, Hà Nội có mức giảm mạnh ở cả hai thị trường BĐS bán và cho thuê so với TP Hồ Chí Minh, mức giảm lần lượt của hai khu vực là 36% và 17% so với tháng 7.
Thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19.
Còn theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hoạt động kinh doanh sản xuất của nhiều ngành, nghề bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng. Ngành BĐS không phải là một ngoại lệ. Do phải giãn cách xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, thị trường giao dịch BĐS gần như ngưng trệ hoàn toàn.
Tại Hà Nội, trong quý III/2021, nguồn cung BĐS tiếp tục nằm ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các kỳ trước. Chung cư vẫn là sản phẩm chủ đạo khi chiếm đến 87,3% tổng nguồn cung, chủ yếu nằm ở các quận Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân và Cầu Giấy. Trong đó, sản phẩm căn hộ bình dân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nguồn cung căn hộ của quý III, khi chỉ đạt 3,5% tổng lượng cung và nằm ở xa khu trung tâm. Tổng sản phẩm chào bán trên toàn thị trường Hà Nội đạt 5.886 sản phẩm (chủ yếu là căn hộ, với 5.141 sản phẩm). Lượng giao dịch đạt 1.745 sản phẩm, tỷ lệ hấp thụ trung bình đạt 29,6%.
Đối với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, mặc dù trong thời gian qua, BĐS du lịch nghỉ dưỡng gần như "tê liệt" vì giãn cách xã hội, nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu, nhưng các dự án phát triển BĐS du lịch - nghỉ dưỡng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan. Lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường trong quý II đạt 7.206 sản phẩm, giao dịch đạt 2.280 sản phẩm, tương đương tỷ lệ hấp thụ 31,6%. Các tỉnh, thành phố ghi nhận có sản phẩm chào bán gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc... Trong đó, Quảng Ninh là khu vực có tỷ lệ hấp thụ tốt nhất.
Trong khi đó, phân khúc BĐS công nghiệp ghi nhận khoảng 370 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 115.200 ha. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhưng hầu hết các khu công nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường, ngoại trừ một số địa phương có số ca lây nhiễm lớn và phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đối với thị trường bán lẻ, cụ thể là phân khúc cho thuê thương mại, bán lẻ, tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có số ít trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ đồ thực phẩm thiết yếu có hoạt động. Nhiều hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở kinh doanh và dịch vụ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì phải đóng cửa, dừng hoạt động do giãn cách xã hội. Hiện tượng cơ sở kinh doanh phải trả lại/giảm bớt mặt bằng thuê cho chủ diễn ra phổ biến, đặc biệt là các đô thị lớn ước đến 50%...
Dự báo thị trường quý IV/2021
Kênh batdongsan.com.vn dự báo 9 kịch bản có thể xảy ra trên thị trường BĐS trong quý IV/2021. Một là, tháng 10/2021 nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vaccine cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm COVID-19, tạo ra nhiều khu vùng xanh an toàn sẽ tạo điều kiện cho các địa phương gỡ dần các biện pháp hạn chế chống dịch; kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, bao gồm hoạt động phát triển dự án BĐS và thị trường giao dịch BĐS.
Giao dịch các dự án BĐS hy vọng hồi phục trong quý IV/2021.
Hai là, nguồn cung trên thị trường không có nhiều cải thiện, các dự án đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư (số lượng lớn) chắc chắn vẫn gặp nhiều khó khăn chưa thể tham gia thị trường. Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch, mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ba là, giá bất động sản quý IV sẽ được điều chỉnh tương đương cùng kỳ năm 2020. Những dự án không điều chỉnh, vẫn giữ giá như đầu quý II/2021 chắc chắn sẽ có tỷ lệ hấp thụ thấp. Thị trường vẫn chịu áp lực tăng giá BĐS vì nguồn cung thấp, giá đất tăng (giải phóng mặt bằng) thuế đất tăng, nguyên vật liệu và thiết bị tăng, nhân công tăng...
Bốn là, tỷ lệ hấp thụ trên toàn thị trường dự báo đạt trên 40%.
Năm là thị trường BĐS ở những địa phương có khả năng sôi động sớm gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An, Phú Quốc.
Sáu là, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn tiếp tục thu hút và được quan tâm từ các nhà đầu tư. Những dự án quy mô được đầu tư với đa dạng loại hình dịch vụ, nghỉ dưỡng hút đầu tư nhiều. Vùng sôi động về phân khúc BĐS du lịch nghỉ dưỡng dự báo: Quảng Ninh, Hòa Bình , Thanh Hóa , Quảng Bình , Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc.
Bảy là thị trường BĐS bán lẻ, thương mại, cơ sở kinh doanh, cửa hàng sẽ phục hồi trở lại và đạt trên 50% ngay trong tháng 10. Giá cho thuê các cơ sở bán lẻ giảm nhẹ khoảng 10%. Đối với văn phòng cho thuê dự báo phân khúc hạng A sẽ khan hiếm. Trong khi đó, phân khúc văn phòng cho thuê chuyên nghiệp hạng B, C sẽ đạt trên 50%.
Tám là thị trường BĐS công nghiệp sẽ phục hồi sớm nhất. Tỷ lệ lấp đầy tiếp tục duy trì như quý III/2021. Giá thuê không biến động. Thị trường nhà ở cho thuê và dịch vụ quanh các khu công nghiệp đã hoạt động sẽ ổn định trở lại trong quý IV/2021. Các khu công nghiệp mới đang phát triển tại 13 địa phương như: Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Thừa thiên Huế , Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long... sẽ mang đến cho thị trường khoảng 40 dự án BĐS công nghiệp quy mô lớn. Nguồn cung BĐS xung quanh các khu công nghiệp đang triển khai đã bắt đầu có dấu hiệu sôi động.
Chín là sức khỏe của thị trường BĐS Việt Nam quý IV/2021 và các doanh nghiệp phát triển BĐS bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 có thể hồi phục, trở lại trạng thái bình thường khoảng 50%.
Tuy nhiên, doanh nghiệp dịch vụ, môi giới BĐS thực sự suy yếu, chưa thể hồi phục hoạt động ngay trong quý IV/2021, đạt khoảng 30%, nhưng thị trường cũng sẽ đón nhận số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Khách hàng có nhu cầu mua nhà, phục hồi và phát sinh nhu cầu không cao trong quý IV/2021, ước đạt 30% lực cầu mua nhà so cùng kỳ các năm 2018, 2019. Nhà đầu tư nhỏ lẻ truyền thống, suy giảm lực đầu tư, nhưng thị trường tiếp tục tăng lực F0, làm lực cầu đầu tư trên thị trường tăng mạnh, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ các năm 2018,2019.
'Các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn hơn chứng khoán' FiinGroup dự báo dòng tiền từ thế hệ nhà đầu tư trẻ sẽ còn ở lại thị trường ít nhất hết quý I năm sau, khi các kênh đầu tư thay thế vẫn kém hấp dẫn. Báo cáo phân tích về các yếu tố cung, cầu trên thị trường chứng khoán của FiinGroup đánh giá, vàng và USD không còn là ưu tiên...