Bất động sản khu Nam Sài Gòn trong năm 2018 sẽ diễn biến ra sao?
Khu Nam Sài Gòn được dự báo sẽ bùng nổ khi TP.HCM dành hàng chục tỷ đồng đầu tư cho 3 dự án giao thông mới. Nếu thời điểm trước khu Nam nổi lên với những dự án thuộc phân khúc cao cấp, thì năm 2017 – 2018 nhiều dự án chung cư tầm trung được các chủ đầu tư ưu ái.
Theo các chuyên gia nhận định, với hàng loạt cơ sở hạ tầng đột phá và quy mô trong thời gian tới, thị trường bất động sản khu Nam ( quận 7, 8, Nhà Bè, Cần Giờ) sẽ luôn giữ vững đẳng cấp. Bằng chứng là hàng loạt các tên tuổi lớn trong giới địa ốc đã tung ra những dự án lớn để thu hút khách hàng. Nếu thời điểm trước khu Nam nổi lên với những dự án thuộc phân khúc cao cấp, thì năm 2017 – 2018 nhiều dự án chung cư tầm trung được các chủ đầu tư ưu ái.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, ngay từ đầu năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối khu Nam với trung tâm thành phố như dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 với quận 7 dài gần 2,2km với tổng mức đầu tư của dự án là 5.254 tỷ đồng. Dự án xây dựng đường trục Bắc – Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, hàng loạt các công trình trọng điểm với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, kết nối khu Nam với trung tâm thành phố như dự án tuyến metro số 4, kết nối Quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm là tuyến có vốn đầu tư lớn nhất, lên đến 97.000 tỷ đồng…
Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, Sở Giao thông Vận Tải cho biết dự kiến trong tháng 3/2018 sẽ khởi công với số vốn 2.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng trên đường Lê Văn Lương sẽ khởi công vào tháng 6/2018.
Không dừng ở đó, khu Nam Sài Gòn còn có các dự án xây dựng cầu Nguyễn Khoái nối dài từ Quận 4 qua Quận 7, cầu Phước Khánh nối khu Nam Sài Gòn với Nhơn Trạch (Đồng Nai). Nổi bật là dự án quy hoạch trục đường Phú Thuận, nối từ khu vực Mũi Đèn Đỏ thẳng vào khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đường Phú Thuận sẽ là trục đường huyến mạch quan trọng, tạo động lực phát triển khu vực này trong năm 2017.
Bên cạnh những dự án trọng điểm, khu Nam cũng có sự phát triển đồng bộ nhiều tuyến đường để kết nối thuận tiện với khu trung tâm. Đường Huỳnh Tấn Phát được mở rộng lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Cầu Bình Tiên được xây dựng để mở đường cho việc hình thành tuyến đường Vành đai trong kết nối toàn bộ khu vực Nam Sài Gòn với các khu vực Tây và Tây Nam thành phố.
Đặc biệt, dự án cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ được cây dựng theo hình thức BOT kết hợp BT đã được UBND TP.HCM giao cho tập đoàn Vingroup và Trung Nam Group làm chủ đầu tư. Hiện nay Sở Quy hoạch – Kiến trúc đang tổ chức thi tuyển kiến trúc để trình UBND TP phê duyệt.
Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng cho biết thêm, hiện đơn vị này đang khẩn trương thi công ba gói thầu cuối của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành để đưa dự án này vào hoạt động đầu năm 2020. Dự án khi đưa vào khai thác sẽ giúp giao thông liên vùng phía Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM; nối trực tiếp với mạng đường cao tốc – quốc lộ, với hệ thống cảng biển quốc tế lớn nhất khu vực như Hiệp Phước, Thị Vải – Cái Mép và với sân bay quốc tế Long Thành.
Để đón đầu những tiện ích mà hạ tầng khu Nam mang lại, ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch HĐQT công ty Bất động sản Hưng Lộc Phát tiết lộ, ngay đầu năm 2018 sẽ chào bán ra thị trường dự án The Green Star (đường Phạm Hữu Lầu, Phú Mỹ Hưng, quận 7). Dự án bao gồm 100 căn biệt thự nhà phố và 1000 căn hộ chung cư thương mại. Toàn bộ dự án được xây dựng theo quy chuẩn compound khép kín với khoảng 7.000 m2 đất công viên và hồ cảnh quan rộng 4.000m2.
Video đang HOT
Theo ông Lực, dù chưa chính thức mở bán nhưng 100 căn biệt thự, nhà phố đã được khách hàng đặt mua. Bởi đây là sản phẩm nhà phố hiếm hoi trong khu vực Phú Mỹ Hưng được chào bán ở thời điểm hiện tại. Xây dựng dự án The Green Star với mật độ công viên lớn, bao quanh là vườn cây xanh mát, nhằm mang lại một không gian sống trong lành như một lời tri ân của Hưng Lộc Phát cho những khách hàng đã tin tưởng đồng hành cùng công ty trong thời gian qua.
Một doanh nghiệp bất động sản lớn khác tại TP.HCM cũng chuẩn bị mở bán khoảng 4000 căn hộ cao cấp ngay tại khu vục đường Đào Trí (quận 7). Đây là khu vực sầm uất, thu hút được nhiều nhà đầu tư bởi sở hữu được mặt tiền sông Nhà Bè. Trong tương lai không xa, khi đường Đào Trí được hoàn thành, giá trị bất động sản khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng.
Song song đó, công ty Tuấn Long sẽ tiếp tục mở bán khu dân cư Green Life giai đoạn 3 của tổng thể khu dân cư Green Riveside. Green Life bao gồm 100 nền nhà phố với diện tích mỗi nền khoảng 80m2, giá bán mỗi nền từ 22 triệu đồng/m2. Với đặc điểm riêng biệt về địa thế, Green Life được tiếp giáp trực tiếp với 2 mặt sông rạch và thông ra sông Nhà Bè, khu Công viên tập trung rộng trên 3.000m2 và các tiện ích sinh hoạt khác.
Đại diện công ty dịa ốc Tiến Phát cũng cho biết trong năm 2018 đơn vị này sẽ đưa ra thị trường một dự án mới nằm cạnh đường Đào Trí (quận 7), có vị trí giáp sông Sài Gòn, tầm nhìn trực diện về cầu Phú Mỹ. Ngay khu vực này, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng sẽ tái khởi động siêu dự án khu đô thị 6 tỷ USD với hàng nghìn căn hộ cao cấp. Một nhà đầu tư đến từ Malaysia cũng sẽ công bố ra thị trường dự án khu phức hợp nằm giáp ranh với khu Saigon Peninsula của Vạn Thịnh Phát…
Đánh giá về triển vọng khu Nam nói riêng và TPHCM nói chung, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, dư địa tăng trưởng và phát triển cho TP.HCM còn rất lớn. Với cơ chế đặc thù đã được Quốc hội thông qua và TP.HCM xác định được hướng đi đúng, cách làm phù hợp thì trong 10 năm là đủ tạo ra những thay đổi nền tảng của một đô thị hiện đại. Với cơ chế đặc thù, TP.HCM sẽ có nhiều nguồn lực để phát huy tiềm năng và lợi thế nhằm có thể cạnh tranh quốc tế và rút ngắn khoảng cách với các TP.HCM trong khu vực châu Á như Seoul của Hàn Quốc, Thượng Hải của Trung Quốc…
“Tôi kỳ vọng, TP.HCM sẽ nhanh chóng thảo luận, có hướng đi mới để giải tỏa được áp lực về tài chính, phát triển các dự án phục vụ kinh tế xã hội. Những công việc mà TP.HCM cần bắt tay làm ngay là giải quyết sớm tình trạng kẹt xe, ngập lụt và phát triển đô thị, đẩy nhanh tiến độ Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đưa metro Bến Thành-Suối Tiên xây dựng đúng tiến độ. Trong đó, bất động sản sẽ là một lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất”, vị chuyên gia này nói thêm.
Đăng Khải
Theo Nhịp sống kinh tế
Buôn bất động sản Vân Đồn, lãi tiền tỷ trong ngày là chuyện không hiếm
Với các cơ chế đặc thù, nhất là đề án thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn đang thu hút dòng vốn tỷ đô đầu tư vào hệ thống hạ tầng, bất động sản nghỉ dưỡng của các đại gia điạ ốc. Cùng với đó, thị trường nhà đất Vân Đồn đang nóng lên từng ngày.
Đại gia bất động sản ồ ạt đổ bộ
Với kỳ vọng sẽ trở thành đặc khu kinh tế có tầm cỡ quốc tế trong tương lai gần, Vân Đồn đã và đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong các nhà đầu tư, nhanh chân nhất có thể kể đến Sun Group với những loạt dự án tỷ đô quy mô bậc nhất Vân Đồn. Đầu tiên là dự án Cảng hàng không Vân Đồn đang được Sungroup đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến vận hành khai thác vào đầu năm 2018.
Thứ hai là Dự án khu dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino. Dự án này gồm nhiều hạng mục dịch vụ lưu trú như khách sạn, sân golf, trường đua ngựa, trung tâm hội nghị, casino, bến thủy phi cơ, bến du thuyền...với tổng vốn đầu tư dự kiến 2,1 tỷ USD. Hiện Sun Group bắt đầu khởi động xây dựng khu vực lõi (Vân Đồn 1) của dự án quy mô khoản 138,5ha, tổng mức đầu tư khoảng gần 5.000 tỷ.
Không chỉ Sun Group, gần đây FLC Group cũng toan tính nghiên cứu đề xuất đầu tư một khu nghỉ dưỡng tổng hợp, giải trí ở đảo Ngọc Vừng. FLC dự kiến sẽ đầu tư vào các hạng mục như resort, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, vườn thú safari, bảo tàng, khu làng nông nghiệp cộng đồng, thư viện với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ USD.
Đánh giá về tiềm năng BĐS Vân Đồn, đại diện SunGroup từng cho biết việc Vân Đồn được Chính phủ quy hoạch là Đơn vị Hàng chính - Kinh tế đặc biệt đang khiến nơi đây đón một làn sóng đầu tư vô cùng lớn, hầu hết các tập đoàn kinh tế mạnh đều đã xuất hiện tại Quảng Ninh với những dự án "khủng" lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong tương lai gần, khi Đặc khu kinh tế Vân Đồn hình thành, sân bay được đưa vào khai thác, Quảng Ninh sẽ là điểm đến của rất nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư quốc tế.
Một đại gia địa ốc khác cũng đã quan tâm đến Vân Đồn từ khá sớm, đó là HD Mon Holdings. Từ 2007, công ty này đã thành lập Công ty TNHH Liên doanh 167 Việt Nam với tập đoàn Rockingham Asset Management, LLC (Hoa Kỳ) để triển khai một dự án tại Hạ Long (Vân Đồn). Tuy nhiên, dự án này đã nhiều lần xin gia hạn thời gian thực hiện. Cuối 2016, dự án đã tái khởi động để triển khai, với tổng mức đầu tư 1.800 tỷ, quy mô khu nghỉ dưỡng khoảng 300ha.
Ngoài các nhà đầu tư lớn, vân Đồn cũng đang thu hút sự tham gia của các nhà phân phối chuyên nghiệp. thay cho những văn phòng giao dịch nhà đất tự phát. Cụ thể, sàn giao dịch bất động sản đầu tiên tại Vân Đồn Real Home vừa được khai trương ngày 9/12 vừa qua.
Lý giải lý do mở chi nhanh tại Vân Đồn, bà Nguyễn Như Ý - Tổng Giám đốc của Công ty CP Dịch vụ BĐS Nhà Thực cho biết: "Trong chiến lược mở rộng kinh doanh, Real Home nhận thấy Vân Đồn đang có sự phát triển hết sức mạnh mẽ, tuy nhiên lĩnh vực bất động sản lại chưa phát triển, nhiều khách hàng có nhu cầu đầu tư, sở hữu đất tại Vân Đồn nhưng thiếu thông tin. Vì thế Real Home đã chọn Vân Đồn để phát triển, mở rộng thị trường".
Đại diện Real Home cũng cho biết thêm trước mắt công ty sẽ phối hợp cùng chủ đầu tư khu đô thị Vương Long, thị trấn Cái Rồng có diện tích gần 13ha để trở thành đơn vị đại diện, phân phối, giới thiệu, giao dịch bất động sản cho chủ đầu tư khu đô thị. Sau đó sẽ là các dự án khu đô thị mới nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất, giá cả ổn định và sát thực tế để khách hàng có cơ hội tìm hiểu, giao dịch, thêm nhiều sự lựa chọn.
Bất động sản Vân Đồn đang hút các nhà đầu tư.
Bất động sản Vân Đồn tăng giá chóng mặt
Theo báo cáo của UBND huyện Vân Đồn, trong khoảng thời gian 10 tháng năm 2017, trên địa bàn có gần 1.100 trường hợp làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đáng chú ý, trong tháng 7 có hơn 200 trường hợp, sang tháng 10 có đến 350 trường hợp. Số lượng hồ sơ giao dịch nhiều nhất tập trung tại thị trấn Cái Rồng và các xã Hạ Long, Đông Xá. Vì đây được xác định sẽ là trung tâm hành chính kinh tế Vân Đồn nên các đối tượng đầu tư, có nhu cầu mua đất để sử dụng với số lượng lớn.
Báo cáo cũng cho thấy giá đất trên địa bàn huyện Vân Đồn tăng hơn rất nhiều so với quy định của UBND tỉnh. Cụ thể giá đất các trường hợp đã giao dịch thành công trong tháng 10 vừa qua tăng ít nhất 2 lần, có trường hợp còn hơn nhiều lần so với cùng vị trí đã giao dịch thành công hồi tháng 5 - 2017.
Đơn cử như giá đất ở mặt đường tỉnh lộ 334 thuộc xã Hạ Long, từ 5 đến 6 triệu đồng tăng lên 12 đến 15 triệu đồng/m2. Còn giá đất tại Khu đô thị Thủy sản Thống Nhất, từ 9 triệu tăng lên 16 triệu đồng/m2. Kể cả đất rừng tại vị trí thuận lợi lúc trước chỉ có 150 triệu đồng/ha, nhưng gần đây tăng lên thành 250 triệu đồng. Giá đất nông nghiệp đang giao dịch trung bình từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/m2, cũng tăng gấp đôi, gấp 3 lần so với trước đây.
Quan sát thực tế cho thấy chỉ chưa đầy 3 tháng cuối năm 2017, mỗi mét đất ở huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã nhảy vọt góp đôi, có những khu vực liên tục có sóng ngắn. Thị trường bất động sản tại nơi sắp trở thành đặc khu kinh tế đang liên tục cán mốc những kỷ lục mới. Cò đất, các đối tượng đầu cơ, thậm chí cả người dân cũng đang bị hút vào vòng xoáy của bão giá sốt đất.
Trao đổi với chúng tôi, anh Thanh Tùng - Giám đốc sàn giao dich Thanh Tùng 1 - Thanh Tùng 2 cho biết: "Thời gian gần đây, đất Vân Đồn dọc trục bãi biển tăng giá mạnh. Giá trung bình trước đây chỉ tầm hơn 10 triệu đồng/m2 thì nay giá đã tăng lên đến hơn 20 triệu đồng/m2. Việc nhà đầu tư lãi 300-600 triệu đồng chỉ qua một đêm là chuyện không còn hiếm đối với bất động sản Vân Đồn".
"Đối với những mảnh đất lớn tầm 300-400m2, chỉ cần đặt cọc sau đó tìm khách mua chênh 2-3 giá là đã có tiền tỷ trong tay. Thực tế, tôi đã từng giao dịch thành công thương vụ lời tới 1,8 tỷ đồng chỉ trong một ngày", anh Tùng cho biết.
Dẫn chúng tôi đi theo con đường mới mở ra cảng hàng không Vân Đồn, anh Tùng cho biết trước kia đất khu vực này rất rẻ chỉ vài triệu/m2, sau khi con đường mới được mở ra và cảng hàng không Vân Đồn gần đến ngày cán đích thì giá đất tăng mạnh lên mức trung bình hơn 20 triệu đồng/m2.
Cũng theo anh Tùng, thời gian gần đây người, xe từ khắp các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, đổ về đông như trẩy hội. Con đường dọc thị trấn Cái Rồng của huyện Vân Đồn, các quán cà phê, trung tâm môi giới nhà đất ăn theo mọc lên nhan nhản..."Văn phòng gian dịch nhà đất bên tôi cũng liên tục nhận được những lời gửi gắm tìm những mảnh đất đẹp tiềm năng lớn của nhiều nhà đầu tư đến từ Hà Nội'.
Cũng theo anh Tùng, cơn sốt đất Vân Đồn khác biệt so với các địa phương khác. Sóng tại đây chỉ diễn ra khoảng một tuần, thậm chí vài ngày. "Nguyên nhân, có những thời điểm nhà đầu tư ồ ạt cùng săn một số khu khiến giá đất thay đổi từng ngày".
Theo một số người dân ở Vân Đồn, bất động sản Vân Đồn nóng là một hiện tượng chưa từng xảy ra ở vùng đất này. Trước kia, đất Vân Đồn rẻ lắm, khách mua cũng rất hiếm. Nhưng từ khi Vân Đồn sắp trở thành đặc khu kinh tế thì đất đai bỗng tăng giá liên tục, nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về, các sàn bất động sản mọc lên như nấm. Nhiều người dân chuyển nghề sang môi giới nhà đất.
Theo InfoNet
HoREA kiến nghị chưa nên đánh thuế tài sản Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) vừa có văn bản số 131/CV-HoREA gửi Thủ tướng chính phủ, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà Nước, thường trực UBND TPHCM...kiến nghị chưa thí điểm thu thuế tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" . Theo đó, Hiệp hội cho biết qua nghiên cứu về đề xuất dự kiến thí điểm đánh thuế tài...