Bất động sản khu công nghiệp đón sóng đầu tư
Dự báo làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ chảy mạnh khi Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đổ vốn vào đầu tư xây dựng các khu công nghiệp.
Tháng 9/2015, FLC khởi công xây dựng Khu công nghiệp FLC Hoàng Long Thanh Hóa
Tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 300 khu công nghiệp, trong đó có 212 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích 84.000 héc-ta, trong đó tập trung nhiều ở phía Nam (TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), với 106 khu công nghiệp đang hoạt động, có tổng diện 33.500 héc-ta. Phía Bắc có 46 khu công nghiệp với 12.100 héc-ta.
Tuy nhiên, chắc chắn số lượng khu công nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, bởi hàng loạt nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đang rục rịch nhảy vào phân khúc này để đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU (EVFTA) và gần nhất là Cộng đồng kinh tế ASEAN được thực thi.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Standard Chartered mới đây cho thấy, có khoảng 44% đơn vị tham gia nghiên cứu chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư do có thị trường nội địa rất lớn, 29% nêu lý do là chi phí hoạt động thấp và 18% là nhân công dồi dào.
Trước đây, các khu công nghiệp chỉ chú trọng vào yếu tố sản xuất, mà không mấy quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú cho công nhân, chuyên gia, nhưng hiện mô hình kết hợp khu công nghiệp, đô thị đang phát triển mạnh.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt nam cho biết, Hiệp hội đã tiếp một số đoàn công tác, doanh nghiệp bất động sản Thái Lan, Singapore, Nhật Bản đến tìm cơ hội đầu tư và hợp tác tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá cao cơ hội cho bất động sản khu công nghiệp khi Việt Nam tham gia nhiều FTA, đặc biệt là TPP, EVFTA.
Trên thực tế, thời gian qua, cũng đã có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào các khu công nghiệp cả trong Nam và ngoài Bắc để đón đầu xu hướng.
Chẳng hạn, trong tháng 9/2015, Becamex IDC và Công ty TNHH một thành viên Cao su Sông Bé đã khởi công xây dựng Dự án Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex – Bình Phước (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) với quy mô hơn 4.633 héc-ta, tổng mức đầu tư 21.256,5 tỷ đồng. Trong đó, đất khu công nghiệp là 2.448 héc-ta, khu dân cư và tái định cư hơn 2.185 héc-ta.
Cũng trong tháng 9, Tập đoàn FLC đã khởi công xây dựng Khu công nghiệp FLC Hoàng Long (tỉnh Thanh Hóa), có diện tích 286,82 héc-ta, tổng vốn đầu tư 2.317,5 tỷ đồng. Tại Nghệ An, Tổng công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore cũng đã khởi công Khu công nghiệp VSIP Nghệ An tại huyện Hưng Nguyên với tổng diện tích 750 héc-ta và được triển khai làm nhiều giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 có vốn đầu tư 30 triệu USD, được triển khai trên diện tích 198 héc-ta đất công nghiệp và 81 héc-ta đất đô thị và dịch vụ…
Video đang HOT
Còn theo báo cáo của Savills, Tập đoàn Mapletree Singapore cũng đã cam kết đầu tư khoảng 1 tỷ USD để phát triển các khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng và căn hộ ở Việt Nam trong thời gian tới.
Dù phân khúc bất động sản khu công nghiệp có nhiều cơ hội, nhưng theo ông Nam, cơ hội này chỉ mở ra cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, đầu tư một cách bài bản, bởi bất động sản khu công nghiệp không thể đầu tư theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ.
Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, bất động sản khu công nghiệp là một phân khúc đầy tiềm năng, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài còn thận trọng do còn vướng một số quy định liên quan đến chính sách.
Dù vậy, đánh giá chung của các công ty nghiên cứu thị trường và chuyên gia đều cho thấy, bất động sản khu công nghiệp sẽ là xu thế tất yếu trong thời gian tới khi TPP chính thức có hiệu lực, vấn đề ở chỗ, mô hình nào sẽ được lựa chọn.
Trước đây, các khu công nghiệp chỉ chú trọng vào yếu tố sản xuất, mà không mấy quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú cho công nhân, chuyên gia, nhưng hiện mô hình kết hợp khu công nghiệp, đô thị đang phát triển mạnh. Chẳng hạn như VSIP Nghệ An, Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex – Bình Phước, hay các dự án kết hợp giữa khu công nghiệp và bất động sản tại Long An của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hiện Vạn Thịnh Phát đang đầu tư cụm công nghiệp và các dự án bất động sản dân dụng với tổng diện tích lên đến 1.500 héc-ta. Với mô hình này, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sẽ không còn nỗi lo manh mún, nhỏ lẻ.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
DN Nhật rời Trung Quốc chọn Việt Nam: Đừng vội cười
DN Nhật tìm đến VN, nhưng không tự nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển công nghiệp hỗ trợ cơ hội sẽ vuột khỏi tầm tay.
DN Nhật chọn VN: Đừng vội mừng
Liên quan tới câu chuyện DN Nhật "chê" DN cung ứng Việt Nam quy mô vừa nhỏ vừa không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản xuất. Do đó, nhiều DN nước này phải lựa chọn nhà cung ứng đến từ Thái Lan hoặc Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Nói rõ về nguyên nhân và thực trạng của sự yếu kém trên PGS.TSKH Nguyễn Văn Minh - Viện kinh tế và thương mại quốc tế cho biết, sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận thức từ khoảng 15 - 20 năm về trước. Từ nhận thức trên nên đã có rất nhiều nghị quyết, chỉ đạo về phát triển chiến lược ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, chính sách có đủ, nhận thức cũng rất rõ ràng song vấn đề triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn thứ nhất, ông Minh cho biết, đặc thù của ngành công nghiệp hỗ trợ là ở quy mô và công nghệ. Để đầu tư được công nghệ cao lại phải đòi hỏi có vốn lớn và trình độ cao. Đây là hạn chế rất lớn với các DN Việt Nam.
Khó khăn thứ hai, là cơ chế chính sách điều hành vĩ mô chưa phân định được rõ mục tiêu. Nếu theo thông lệ quốc tế, họ thường có bước chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Theo ông, việc thu hút đầu tư nước ngoài, giống như công tác chuẩn bị tiếp đón một vị khách tới chơi nhà mình vậy.
"Tức là ngoài việc có ngôi nhà, còn phải có chủ nhà, có đồ ăn, thức uống... để chuẩn bị thết đãi khách. Thu hút FDI cũng vậy, đáng ra phải xác định rõ mục tiêu, xác định từng lĩnh vực, từng ngành nghề ưu tiên và quan trọng nội lực trong nước phải được nâng lên, DN trong nước phải đủ vững vàng, đủ năng lực tham gia được vào chuỗi cung ứng của họ. Chỉ có như vậy trình độ, năng lực DN mới từng bước được cải thiện, giá trị được hưởng lợi mới tăng lên", ông Minh ví von.
Tuy nhiên, ông Minh cho biết, chính sách thu hút đầu tư FDI của Việt Nam thời gian qua chưa xác định rõ mục tiêu, giữa chính sách và thực tế đang có sự lệch pha. Chính sách không phù hợp, công nghiệp phụ trợ không phát triển, VN hoàn toàn không có gì ngoài những dải tường bao kín, vì thế mà thu hút đầu tư của VN cứ luẩn quẩn mãi.
"Dường như đang có một phong trào đua nhau xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút FDI nhưng lại không trú trọng tới yêu cầu chuyển giao công nghệ hay đòi hỏi phải có công nghệ rồi mới thu hút đầu tư.
Vì thế, mới có câu chuyện xây dựng xong khu kinh tế, khu công nghiệp thì DN có công nghệ lõi lại không muốn vào. Vì vào cũng không tìm được DN cung ứng, như vậy họ có hai lựa chọn một là mang theo DN hỗ trợ từ nước mình; hai là tìm kiếm DN cung ứng từ các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Cuối cùng, DN Việt vẫn chỉ đứng nhìn", ông cho biết.
Vị chuyên gia cũng cảnh báo, VN đừng vội mừng khi nhìn thấy có những DN Nhật hay Mỹ chuyển dịch trụ sở từ TQ sang VN. Đầu tiên phải hiểu đây chỉ như một phương án dự phòng khi kinh tế TQ đang có dấu hiệu bất ổn, chính sách ưu đãi bị siết lại. Nếu so sánh về tiềm năng Malaysia, Thái Lan vẫn có khả năng hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả.
Vấn đề thứ hai, vị chuyên gia cho biết khả năng DN Nhật lựa chọn VN còn vì mối quan hệ phát triển giữa hai nước đã được xây dựng và hợp tác từ nhiều năm. Đây là lợi thế lớn với VN, nhưng nếu VN không tận dụng tốt cơ hội, không tranh thủ tự nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ thì cơ hội cũng sẽ bị vuột khỏi tầm tay.
Thay vì làm xuôi giờ hãy làm ngược
Bàn về vấn đề này, TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, yêu cầu phải tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu là vấn đề đã được đặt ra từ lâu đối với các DN Việt Nam. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của nền kinh tế VN.
Ông cho biết, khi VN không thể tự làm chủ được một dây chuyền sản xuất thì việc tham gia được vào từng công đoạn của tập đoàn lớn sẽ là cơ hội để các DN trong nước học hỏi, tự nâng cao nâng lực để tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Có thể nói rằng, DN Việt đang đối diện với yếu kém toàn diện, yếu mọi mặt từ quy mô DN việt nhỏ lẻ, vốn, tài chính hạn hẹp, kỹ năng sản xuất, hội nhập, cho tới khả năng đàm phán không cao... do đó bao nhiêu năm hội nhập DN Việt vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của DN nước ngoài.
Về giải pháp, theo PGS.TSKH Nguyễn Văn Minh, để công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển đầu tiên VN cần phải thay đổi lại tư duy và cách làm. Nếu trước kia làm xuôi giờ chúng ta phải đi ngược.
Ông lấy ví dụ, trước đây DN Việt tự mày mò thấy gì là làm, thích gì là sản xuất, vì vậy khi sản xuất ra thì có chuyện chất lượng, mẫu mã lại không phù hợp với yêu cầu của DN ngoại. Hoặc có đáp ứng được thì lại giá thành quá cao do tính chất nhỏ lẻ, manh mún...
Tới đây, cần phải thay đổi tư duy và cách làm này. Tức là làm theo yêu cầu ,sản xuất theo đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước phải có sự liên kết, phối hợp với nhau tạo thành từng cụm nhóm doanh nghiệp cùng góp vốn đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ, đào tạo nhân lực, cùng tổ chức sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường. Có như vậy, DN Việt mới đứng vững và mới có cơ hội tham gia được vào chuỗi cung ứng của các DN FDI.
Cách thứ hai, ông Minh cho biết là có thể thành lập các vùng kinh tế tự do, mời gọi những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật bản hoặc các nước vào đầu tư. Bên cạnh đó có chính sách ưu đãi đặc biệt như: không đánh thuế nhưng phải giàng buộc với lời cam kết sẽ chuyển giao công nghệ cho VN.
Ông Minh cũng lưu ý, VN đã chuyển sang giai đoạn thu hút đầu tư mới, không thể thu hút bằng mọi giá. Đối với nước ngoài, yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa đối với các DN FDI là yêu cầu bắt buộc. VN hiện còn đang bị thả lỏng.
Thứ hai, họ cũng quy định hàng loạt các mặt hàng các DN FDI phải sử dụng sản phẩm trong nước. Ở đây, họ đang sử dụng cơ chế ép các DN FDI phải phối hợp với DN trong nước để cho ra những sản phẩm đạt yêu cầu.
"Nếu có được cơ chế ép buộc như vậy, chắc chắn Samsung không thể rêu rao không tìm được DN cung ứng trong nước hay DN Việt không sản xuất được ốc vít mà Samsung bắt buộc phải đào tạo được DN Việt sản xuất được ốc vít cho Samsung", ông Minh nhấn mạnh.
Ông cho biết, chỉ khi số lượng ốc vít của DN Việt sản xuất chiếm tới 70% trong chuỗi cung ứng của Samsung mới có thể coi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài là thành công.
Theo Báo Đất Việt
Thị trường bất động sản 'đón sóng' từ TPP Đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc vào tháng 10/2015. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, TPP sẽ có những tác động tích cực lên thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam do nhu cầu về BĐS khu công nghiệp và văn phòng được kỳ vọng sẽ phát...