Bất động sản hút FDI: Vẫn lo
Năm 2019, bất động sản tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn FDI. Tuy nhiên, cũng vì thế mà chuyên gia lo ngại nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản.
Trao đổi trên tạp chí Diễn đàn Đầu tư, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, đánh giá, năm 2018, nguồn vốn FDI vào bất động sản tăng đáng kể là một trong những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản.
Tốc độ bán hàng cho người mua nước ngoài cho thấy sự quan tâm của người nước ngoài tới thị trường nhà ở tại Việt Nam đã và đang gia tăng nhanh chóng. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ bán được các dự án chung cư mới ước đạt 65 – 80% trong 9 tháng đầu năm 2018.
Lý giải sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài, bà Nguyễn Hoài An cho rằng, hiệp định CPTPP mang lại cho cơ hội mở rộng thị trường, vốn FDI liên tục tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản do nhu cầu xây mới hoặc thuê khu công nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất nhằm đón đầu thị trường khi CPTPP bắt đầu có hiệu lực cuối tháng 12/2018.
Với cơ chế mở cửa thị trường, Việt Nam đang thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước thành viên CPTPP. Đi kèm với nhu cầu tăng trưởng sản xuất, nhu cầu về các dịch vụ đi kèm, nhà ở, văn phòng và nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ đi lên.
Tính đến hết 11 tháng 2018, tổng vốn FDI đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản đạt 6,59 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư, chỉ đứng sau công nghiệp chế biến chế tạo (46,3%). Trong đó, các nước trong khu vực, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư FDI.
Các dự án tiêu biểu đầu tư FDI có thể kể đến, như: Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội (4,14 tỷ USD) do Sumitomo Corporation (Nhật) đầu tư; Dự án Laguna tại Huế điều chỉnh tăng vốn 1,12 tỷ USD từ nhà đầu tư Singapore; Nhà máy sản xuất Polypropylene và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng tại Vũng Tàu (1,2 tỷ USD) do Hyosung Corporation (Hàn Quốc) đầu tư.
Đặc biệt, cùng với sự phát triển đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần đáng kể tăng kết nối giữa các khu vực/thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án bất động sản.
Bất động sản Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo dự báo của CBRE, trong năm 2019, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đà sôi động của năm 2018, với vốn FDI tiếp tục đầu tư vào các ngành bán lẻ, văn phòng và dịch vụ.
Triển vọng vốn FDI đổ vốn vào lĩnh vực bất động sản là vậy, nhưng dưới góc độ chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) lại có cái nhìn thận trọng hơn.
Từng trao đổi với Đất Việt, vị chuyên gia cảnh báo, việc thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cần thận trọng cũng như phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng bất động sản, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống.
Ông cho biết, khi lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản nhiều, nó có thể gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan, thậm chí với những phân khúc thị trường trước đây không được chú ý, giờ có thể được nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều. Hệ quả là thị trường bất động sản Việt Nam nóng lên một cách đột xuất, không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Song song với đó, giá cả thị trường chắc chắn cũng sẽ bị thổi lên. Do lượng cầu nhiều nên lượng cung cũng lớn lên để đáp ứng nhu cầu nhưng bởi lượng cầu không được định hướng một cách chuẩn xác như trước nên có những phân khúc không chạy lắm vẫn được rót vốn vào. Các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng đổ tiền vào xây dựng những phân khúc khác nhau.
“Lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng bất động sản ở Việt Nam lên và đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hay bán tháo chạy khỏi thị trường, lập tức nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến các nhà đầu tư bỏ vốn, thứ nữa là đến những người đang vay vốn để đầu tư (như chủ doanh nghiệp xây dựng vay vốn đầu tư dự án ở các phân khúc trong thị trường), đẩy họ vào khó khăn. Khi ấy, các ngân hàng cho vay đầu tư bất động sản cũng trở nên khó khăn.
Rõ ràng, bong bóng bất động sản phình ra sẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng bất động sản mà cả ngân hàng và các lĩnh vực khác”, ông Thịnh nói.
Điều khiến vị chuyên gia lo lắng hơn cả khi lượng vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam nhiều khiến thị trường nóng lên, các doanh nghiệp Việt cũng vì thế mà đi vay vốn đổ tiền vào bất động sản.
“Như vậy, một nguồn lực không nhỏ đáng lẽ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế vốn đang rất cần vốn, lại chảy sang bất động sản Điều đó rất nguy hiểm bởi nó vừa rút lực của nền sản xuất đi, đồng thời vừa thổi bong bóng, trở thành vật cản trong quá trình tăng trưởng, phát triển, thậm chí nếu vỡ bong bóng thì thị trường Việt Nam có thể quay lại năm 2007-2008.
Nếu bất động sản cứ tồn đọng như những năm 2007-2008 thì nền kinh tế không biết phải bỏ vào đấy bao nhiêu tiền và hậu quả không biết đến bao giờ mới giải quyết xong”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo baodatviet.vn
Lo bong bóng khi FDI đổ vốn vào BĐS Việt Nam
Chuyên gia lo ngại FDI đổ vốn nhiều vào bất động sản Việt Nam có thể tạo bong bóng, gây rủi ro tín dụng..
Theo dự báo của nhiều đơn vị nghiên cứu, khảo sát bất động sản, năm 2019, nguồn vốn FDI đầu tư vào thị trường tiếp tục gia tăng.
Trước đó, báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy, năm 2018, cả nước đạt hơn 30 tỷ USD, trong đó, có hơn 6,5 tỷ USD đầu tư vào bất động sản, chiếm 21,3% đứng thứ hai trong thu hút vốn FDI với vị trí dẫn đầu là Nhật Bản, tiếp theo là Hàn Quốc và Singapore, Trung quốc (Hongkong).
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) ghi nhận những tác động tích cực của dòng vốn FDI đối với thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang dần hạn chế nguồn vốn tín dụng ngân hàng vào thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo, việc thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cần thận trọng cũng như phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng bất động sản, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống.
Chuyên gia lo xảy ra bong bóng khi vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng nhiều
Phân tích cụ thể, ông Thịnh nhắc lại trước đây đã từng xảy ra tình trạng dồn dập các dự án FDI đổ vào xây dựng các khu du lịch ven biển, trong đó có khá nhiều dự án treo chỉ để giữ đất, chờ lên giá hoặc bán lại kiếm lời.
Ông cho biết, khi lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản nhiều, nó có thể gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan, thậm chí với những phân khúc thị trường trước đây không được chú ý, giờ có thể được nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều. Hệ quả là thị trường bất động sản Việt Nam nóng lên một cách đột xuất, không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Song song với đó, giá cả thị trường chắc chắn cũng sẽ bị thổi lên. Do lượng cầu nhiều nên lượng cung cũng lớn lên để đáp ứng nhu cầu nhưng bởi lượng cầu không được định hướng một cách chuẩn xác như trước nên có những phân khúc không chạy lắm vẫn được rót vốn vào. Các doanh nghiệp xây dựng trong nước cũng đổ tiền vào xây dựng những phân khúc khác nhau.
"Lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng bất động sản ở Việt Nam lên và đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hay bán tháo chạy khỏi thị trường, lập tức nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến các nhà đầu tư bỏ vốn, thứ nữa là đến những người đang vay vốn để đầu tư (như chủ doanh nghiệp xây dựng vay vốn đầu tư dự án ở các phân khúc trong thị trường), đẩy họ vào khó khăn. Khi ấy, các ngân hàng cho vay đầu tư bất động sản cũng trở nên khó khăn.
Rõ ràng, bong bóng bất động sản phình ra sẽ tác động đến rất nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng bất động sản mà cả ngân hàng và các lĩnh vực khác", ông Thịnh nói.
Điều khiến vị chuyên gia lo lắng hơn cả khi lượng vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam nhiều khiến thị trường nóng lên, các doanh nghiệp Việt cũng vì thế mà đi vay vốn đổ tiền vào bất động sản.
"Như vậy, một nguồn lực không nhỏ đáng lẽ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế vốn đang rất cần vốn, lại chảy sang bất động sản Điều đó rất nguy hiểm bởi nó vừa rút lực của nền sản xuất đi, đồng thời vừa thổi bong bóng, trở thành vật cản trong quá trình tăng trưởng, phát triển, thậm chí nếu vỡ bong bóng thì thị trường Việt Nam có thể quay lại năm 2007-2008.
Nếu bất động sản cứ tồn đọng như những năm 2007-2008 thì nền kinh tế không biết phải bỏ vào đấy bao nhiêu tiền và hậu quả không biết đến bao giờ mới giải quyết xong", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, dù lạc quan thị trường bất động sản năm 2019 tiếp tục tăng trưởng tốt, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ tác động của tình hình kinh tế Việt Vam với mức tăng trưởng có thể đạt 7% hoặc hơn, lạm phát dưới 4% nhưng PGS.TS Đinh Trọng Thịnh vẫn lưu ý phải hết sức thận trọng.
"Nếu cứ lạc quan cho rằng thị trường đang có đà, có lực để phát triển mà thiếu đi sự cẩn trọng thì đó có thể lại là cái bẫy. Điều quan trọng là Việt Nam phải đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế tư nhân...", ông lưu ý.
Vị chuyên gia cũng tái khẳng định quan điểm siết chặt cho vay bất động sản là đúng và cần thiết để thị trường không rơi vào tình trạng bong bóng.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Hết thời bùng nổ đầu tư Trung Quốc tại Mỹ Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm tới 83% trong năm 2018, theo một báo cáo của công ty luật Baker McKenzie. Khách sạn Waldorf Astoria thuộc sở hữu Trung Quốc Không chỉ sụt giảm đầu tư, các doanh nghiệp đến từ Đông Bắc Á còn bắt đầu một đợt bán tháo nhà đất, các dịch vụ giải trí...