Bất động sản dẫn đầu thu hút FDI tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm
Theo thông tin từ Sở kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, 4 tháng đầu năm 2019, TP hút được 2,37 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 46,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 363 dự án, với tổng vốn đầu tư đạt 351,66 triệu USD (tăng 18,6% về số dự án và bằng 88% về vốn đầu tư so với cùng kỳ 2018). Lĩnh vực hút vốn nhiều nhất là kinh doanh bất động sản (chiếm 46,8% tổng vốn đầu tư).
Nguồn vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư tại British Virgin Islands chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,5%), tiếp theo là Hàn Quốc 19,5%, Nhật Bản 10%, Singapore 5,7%, Hồng Kông 3,4%.
Tp.HCM cũng chấp thuận cho 1.320 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương 1,83 tỷ USD (so với cùng kỳ tăng 30,6% về số trường hợp và tăng 63,2% về vốn đầu tư). Hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực có vốn đầu tư nhiều nhất (24%).
Video đang HOT
Theo dự báo của các chuyên gia, trong thời gian tới, vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản. Hiện thành phố có 29 dự án liên quan tới bất động sản đang mời gọi nhà đầu tư ngoại.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Trên 3.000 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) tính đến ngày 20.12.2018, cả nước có 3.046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký câp mơi gần 18 tỉ USD (bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017).
Phối cảnh Dự án thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: MH
Trong đó, có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,59 tỉ USD (bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017). Cùng đó, có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỉ USD (tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017).
Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất, với tổng số vốn đạt 16,58 tỉ USD (chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ky).
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 6,6 tỉ USD (chiếm 18,6%). Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,67 tỉ USD (chiếm 10,3%).
Hiện có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhât Ban đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 8,59 tỉ USD (chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư). Han Quôc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,2 tỉ USD (chiếm 20,3%) và Singapore đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 5 tỉ USD (chiếm 14,2%).
Trong đó, Hà Nội thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 7,5 tỉ USD (chiếm 21,2%) và TPHCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 5,9 tỉ USD (chiếm 16,7%) và thứ ba là Hải Phòng với tổng số vốn đăng ký 3,1 tỉ USD (chiếm 8,7%).
Một số dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư là Dư an Thanh phô thông minh tai xa Hai Bôi, Vinh Ngoc, Đông Anh, TP.Ha Nôi, với tông vôn đâu tư 4,138 tỉ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đâu tư vơi muc tiêu xây dưng khu đô thi thông minh, đông bô vê ha tâng ky thuât va ha tâng xa hôi;.
Dư an Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Viêt Nam, vơi tông vôn đâu tư đăng ky 1,201 tỉ USD do HYOSUNG CORPORATION (Han Quôc) đâu tư tai Ba Ria - Vung Tau và Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng (Hàn Quốc), sản xuất mô đun Camera điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 501 triệu USD...
MINH HẠNH
Theo laodong.vn
Vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 đạt gần 35,5 tỷ USD Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài...