Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Nhà xưởng và nhà kho xây sẵn lên ngôi
Trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19, nhu cầu thuê nhà kho xây sẵn tăng đột biến, trong khi số lượng yêu cầu thuê của các loại hình bất động sản công nghiệp khác sụt giảm do lệnh hạn chế đi lại và cách ly xã hội. Điều này bắt nguồn từ sự tồn đọng hàng hóa xuất nhập khẩu do hoạt động vận tải bị gián đoạn và sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng thương mại điện tử.
Giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn giữ ổn định ngay cả trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Internet
Theo CBRE Việt Nam, thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn ghi nhận kết quả hoạt động tốt. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn giữ ổn định ngay cả trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát. Nguồn cung nhà xưởng xây sẵn tiếp tục tăng trưởng ổn định ở cả hai khu vực công nghiệp chính ở miền Nam và miền Bắc.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và tư vấn tại CBRE Việt Nam cho biết, dự kiến đến hết năm 2020, tổng nguồn cung nhà xưởng và kho xây sẵn tại các khu vực miền Bắc sẽ đạt gần 2,0 triệu m2 sàn cho thuê (tăng 25,3% so với năm trước). Tại miền Nam, tổng diện tích nhà xưởng xây sẵn sẽ đạt gần 2,7 triệu m2 (tăng 28,2% so với năm trước). Sau khi đại dịch được kiềm chế, giá chào thuê trung bình của nhà kho xây sẵn dự kiến sẽ tăng từ 4 – 11% so với năm 2019.
Video đang HOT
Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Cho thuê văn phòng và công nghiệp tại CBRE Việt Nam chia sẻ, với các kết quả hoạt động tích cực kể cả trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh COVID-19, thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhờ vào những chuyển biến mới về xu hướng đối với cả nguồn cung và nguồn cầu. Nhu cầu mở rộng không gian lưu trữ và mạng lưới phân phối của các công ty thương mại điện tử đang và sẽ chiếm lĩnh nhu cầu thuê kho.
Đi cùng với đó là nhu cầu tìm kiếm các quỹ đất phát triển cơ sở kho vận tăng cao. Các không gian lưu trữ có kiểm soát nhiệt độ (kho lạnh hoặc kho mát) sẽ được xem là các xu hướng phát triển mới của ngành kho vận khi mà mạng lưới buôn bán và phân phối thực phẩm tươi sống mở rộng đáng kể ở cả phương thức trực tuyến và tại các cửa hàng, siêu thị hiện hữu. Ở các khu vực nguồn cung đất công nghiệp hạn chế, mô hình kho cao tầng cũng đã bắt đầu xuất hiện nhằm tạo ra không gian lưu trữ lớn hơn cho nhu cầu của các công ty thương mại điện tử.
Hiện nay, các nhà sản xuất lẫn chính phủ các nước đều có nhu cầu cấp bách trong việc tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu, quyết liệt thúc đẩy thực hiện các kế hoạch di dời cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc và chuyển đến các quốc gia có mức chi phí thấp và môi trường ổn định hơn.
Việt Nam được xem là hưởng lợi từ xu hướng này với lợi thế đến từ việc kiềm chế tốt đại dịch Covid-19, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế và thị trường từ cả Chính phủ và các nhà phát triển bất động sản công nghiệp. Các hỗ trợ từ chủ đầu tư các khu công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn bao gồm việc giảm giá thuê và phí duy tu hạ tầng (từ 10% đến 30%), cơ cấu lại kỳ hạn thanh toán và miễn tiền thuê cho các doanh nghiệp mới thiết lập nhà xưởng trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ nhằm đón đầu các xu hướng nguồn cầu mới. Riêng đối với thị trường nhà xưởng và nhà kho, những sự phát triển mới về sản phẩm bất động sản công nghiệp xây sẵn đang diễn ra vô cùng nhanh chóng để tận dụng thời cơ vàng đang đến gần với toàn thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu thuê trong bối cảnh mới, các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp đang có những sự thay đổi trong việc phát triển sản phẩm nhằm thích ứng với các đòi hỏi cao hơn của khách hàng. Trong đó, “thế hệ nhà xưởng công nghiệp 4.0″ sử dụng các công nghệ 4.0 để mang lại sự thuận tiện hơn cho khách hàng trong quá trình cho thuê, sản xuất và vận hành đang nổi lên như một xu hướng.
SCIC muốn thoái sạch vốn tại Cienco 5, giá từ 19.300 đồng/cổ phiếu
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo sẽ tổ chức buổi bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco 5) do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu vào 10h ngày 20/3.
SCIC muốn thoái sạch vốn tại Cienco 5, giá từ 19.300 đồng/cổ phiếu
Theo đó, SCIC muốn bán trọn lô 17,56 triệu cổ phiếu, tương đương với 40% vốn điều lệ Cienco 5 với giá khởi điểm 19.300 đồng/cổ phần. Nếu phiên đấu giá thành công, SCIC dự kiến thu về gần 339 tỷ đồng.
Thời gian đăng ký từ 8h ngày 2/3 đến 16h ngày 17/3. Thời gian đấu giá dự kiến vào lúc 10h ngày 20/3.
Cienco5 được thành lập năm 1995 và chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần từ năm 2010, có vốn điều lệ là 439 tỷ đồng.
Về cơ cấu cổ đông, ngoài SCIC, Cienco5 còn còn có cổ đông lớn khác là Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát nắm gần 38,7% vốn điều lệ và và Đầu tư Hải Phát Thủ Đô sở hữu 15,5% vốn.
Cienco5 hoạt động chính trong các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ, công trình cầu và kinh doanh bất động sản hạ tầng khu công nghiệp...và từng là đơn vị xây dựng lớn, có uy tín trong lĩnh vực giao thông, nhưng hiện đang làm ăn sa sút.
Nếu như năm 2015 Cienco5 đạt doanh thu lên đến 1.500 tỷ đồng thì năm 2018, doanh thu của công ty vỏn vẹn 312 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 892 triệu đồng, lãi ròng chỉ đạt 307 triệu đồng, giảm 67% so với năm 2017.
Minh An
Theo vetnamfinance.vn
Doanh nghiệp bất động sản tự 'giải cứu' bằng phát hành trái phiếu Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đang xoay xở tìm cách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, câu chuyện phát hành trái phiếu bất động sản đang bộc lộ nhiều khuyết điểm và rủi ro. Bất động sản gặp khó vì vốn tín dụng bị...