Bất động sản chờ lực bật mới
Chịu nhiều khó khăn do tác động từ đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản trong 2 quý đầu năm 2020 rơi vào trạng thái “lò xo nén”, nhiều phân khúc gần như “đóng băng”.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều kỳ vọng về sức bật trở lại của thị trường ở giai đoạn tới làm thay đổi gam màu trong bức tranh toàn cảnh.
Theo Bộ Xây dựng, diễn biến của thị trường bất động sản trong 10 năm qua cho thấy có 4 lần thay đổi trạng thái. Giai đoạn 2009 – 2010 là thời điểm phát triển nóng của thị trường, hầu hết các phân khúc bất động sản đều tăng trưởng nóng chủ yếu do nới lỏng tín dụng. Để rồi bước sang giai đoạn 2011- 2013, thị trường trầm lắng, đóng băng, do ngân hàng siết chặt nguồn vốn và tiêu chuẩn tín dụng cho vay bất động sản; coi bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất.
Trạng thái trong giai đoạn 3 (năm 2014 – 2019) được cải thiện với sự phục hồi và phát triển do thời gian này Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng phù hợp để kiểm soát và tạo điều kiện cho thị trường phát triển. Lần thay đổi trạng thái thứ 4 chính là từ cuối năm 2019 đến nay với những biểu hiện chững lại ở một số phân khúc do mất cân đối cung cầu và điều kiện tín dụng; đồng thời chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Tuy đại dịch COVID-19 không ảnh hưởng toàn diện đến thị trường bất động sản nhưng cũng có những tác động nhất định đến một số yếu tố riêng biệt cũng như hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay từ quý I/2020.
Điều này được phản ánh qua tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tại phân khúc nhà ở thương mại chỉ đạt khoảng 14% – thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019. Lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019.
Đặc biệt khó khăn là phân khúc văn phòng cho thuê với tỷ lệ gia tăng khu du lịch, nghỉ dưỡng phải tạm dừng hoạt động… khiến doanh nghiệp kinh doanh hầu như không có nguồn thu.
Video đang HOT
Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản sụt giảm mạnh kể từ quý I, chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI), tụt từ vị trí thứ 2 đang được duy trì nhiều năm qua xuống vị trí thứ 4.
Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản Nguyễn Trọng Ninh cho biết, hiện số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản được thành lập mới cũng tới 11,9% và con số tạm ngừng kinh doanh tăng tới 94,1% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong tất cả các ngành nghề; số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%; số còn lại khoảng 200 sàn thì đang hoạt động cầm chừng.
Do đại dịch nên một số doanh nghiệp yếu về tài chính đã không có nguồn thu để trả lương cho người lao động và thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn cho Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng. Những doanh nghiệp có thể tích lũy vốn thì cũng chỉ đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai đầu tư dự án.
Nhận diện kịp thời các khó khăn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn như giảm 15% tiền thuê đất do Nhà nước cho thuê đất; giảm lãi suất, thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp… Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Giải pháp cấp bách được chọn để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản thời điểm này chính là thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Chính phủ đã có Nghị quyết 41 (Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020); trong đó có quy định cấp thêm vốn cho phát triển nhà ở xã hội; giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp các địa phương rà soát các danh mục nhà ở xã hội trên cả nước, nhà ở công nhân các khu công nghiệp để ngân hàng giải ngân vốn vay trong năm 2020. Đồng thời, Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cũng đang được nghiên cứu để sửa đổi. Hiện Bộ Xây dựng đang tiến hành làm rõ nội dung quy định, cải cách thủ tục để người dân và doanh nghiệp dễ thực hiện từ xác định quỹ đất, lựa chọn chủ đầu tư…
Cùng đó, nhóm giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp cũng được Bộ Xây dựng đề xuất, cụ thể là các chung cư có diện tích căn hộ nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2 – Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh chia sẻ.
Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ để ban hành Nghị định về nhà ở xã hội và ở thương mại giá rẻ từ xây dựng chính sách xác định quỹ đất, chủ đầu tư đến nguồn vốn hỗ trợ. Bộ đang xây dựng dự thảo Nghị định và sẽ sớm trình Chính phủ trong quý III/2020.
Về lâu dài, việc chồng chéo các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản cũng được rà soát; đồng thời, sửa đổi thủ tục rõ ràng, thuận tiện hơn. Bộ Xây dựng được giao sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản để đảm bảo tính đồng bộ và cải cách thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ đồng bộ sửa đổi Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan, hợp nhất thành một để giúp người dân và doanh nghiệp thực hiện thuận lợi – Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho hay.
Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ ngành đã kịp thời ban hành nhiều chỉ đạo, Chỉ thị văn bản hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó. Giai đoạn này, doanh nghiệp bất động sản rất may mắn khi nhận được hỗ trợ tích cực. Điều này chứng tỏ vai trò doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã được ghi nhận – ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận xét.
Tuy nhiên, theo ông Hà, những giải pháp này là tạo niềm tin nhưng để tiếp cận thực tế thì các doanh nghiệp vẫn còn “vướng”. Một trong những nội dung doanh nghiệp kiến nghị là tài chính tín dụng, tuy các vấn đề đã được xử lý nhưng chưa triệt để. Về cơ cấu thời hạn trả nợ gốc và lãi theo Nghị quyết 41 cần thời gian cụ thể và rõ ràng hơn.
Xét về tổng thể, các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản vẫn có triển vọng nhờ GDP tăng trưởng cao, ổn định và sự tin tưởng của nhà đầu tư quốc tế. Những tín hiệu lạc quan đang thu hút các nhà đầu tư với nhiều cơ hội chinh phục thị trường, góp phần tăng gam màu sáng cho bức tranh bất động sản trong thời gian tới.
Việt Nam hút 15,67 tỷ USD vốn FDI trong 6 tháng
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/6/2020, tổng vốn FDI của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đầu tư vào VIệt Nam 6 tháng đầu năm 2020 đạt 15,67 tỷ USD, bằng 84,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, có 1.418 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), tổng vốn FDI đăng ký đạt 8,44 tỷ USD.
Dự án đáng chú ý nhất trong 6 tháng năm 2020 là dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD (chiếm 47,4% tổng vốn đăng ký mới). Dự án lớn này đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,3 triệu USD năm 2019 lên gần 6 triệu USD trong năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 526 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 3,7 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 4.125 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN, tăng 2,6% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 3,51 tỷ USD, bằng 43,2% so với cùng kỳ.
Mặc dù số lượt góp vốn, mua cổ phần tăng, song quy mô góp vốn nhỏ, bình quân chỉ có 0,85 triệu USD/lượt góp vốn, nhỏ hơn nhiều so với quy mô bình quân trong 6 tháng năm 2019. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư đăng ký cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 44% trong 6 tháng năm 2019 xuống 22,4% trong 6 tháng năm 2020.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 8 tỷ USD, chiếm 51,1% tổng vốn đầu tư đăng ky.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,95 tỷ USD, chiếm 25,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 1,08 tỷ USD và gần 850 triệu USD.
Một số dự án lớn trong tháng 6 đầu năm 2020 như Dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Texhong Hải (Hồng Kông), vốn đầu tư 214 triệu USD với mục tiêu sản xuất vải dệt kim tại Quảng Ninh.
Dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng...
Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản Theo các chuyên gia trong ngành, điều cần làm lúc này là tháo gỡ những nút thắt về tài chính, thủ tục pháp lý... để vực dậy thị trường BĐS sau thời gian gặp khó khăn. Chính sách tín dụng cần cởi mở Trả lời trên báo chí mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài...