Bất động sản cao cấp đang phát triển mạnh ở Bình Dương
Được biết đến là thủ phủ các khu công nghiệp nhưng câu chuyện về nhà ở, giải quyết bài toán an cư cao cấp cho chuyên gia, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao tại Bình Dương, đặc biệt các khu vực như Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Bến Cát…lại chưa “đầy đủ” trong những năm qua.
Diện mạo thị trường đang thay đổi
Trở lại Tp.Thủ Dầu Một và Tân Uyên mới đây, nhận thấy sự thay đổi của thị trường BĐS nơi đây. Bên cạnh rất nhiều những căn nhà được xây mới trên đất phân lô trước đó thì tại đây còn xuất hiện một số khu đô thị quy mô từ 30-80ha nằm trong các khu công nghiệp được quy hoạch, tiện ích nội khu khép kín với những căn nhà phố liên kế, nhà phố thương mại diện tích trên dưới 100m2.
Tiếp xúc với vị giám đốc kinh doanh Tập đoàn Vsip, đây cũng là đơn vị tiên phong về vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động, chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp tại Bình Dương, cho biết tập đoàn đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao ở Bình Dương.
Có thể kể tới như dự án Sun Casa tại Tp.Thủ Dầu Một quy mô 75ha (hiện nhiều khách hàng đã nhận sổ hồng tại dự án sau nửa năm nhận nhà từ CĐT), dự án Sun Casa Central quy mô 30ha với 879 sản phẩm bao gồm nhà phố liên kế, nhà phố thương mại, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập tại tâm Khu công nghiệp VSIP II, xã Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên. Mức giá mỗi căn dao động từ 2.7-3.3 tỉ đồng.
Một dự án nhà ở tại Tp.Thủ Dầu Một hiện đã khá đông cư dân vào ở. Ảnh: Hạ Vy
Bình Dương vốn là thủ phủ của khu công nghiệp nhưng theo tìm hiểu, các dự án BĐS cao cấp, chất lượng đáp ứng nhu cầu ở tiện ích của chuyên gia, kỹ thuật, công nhân tay nghề cao còn khá thiếu tại thị trường này.
Nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc tại Bình Dương phải chấp nhận di chuyển khoảng cách xa từ chỗ làm đến chỗ ở là Tp.HCM để có được không gian sinh sống tốt. Đây được xem là bài toán mà các nhà phát triển BĐS tại Bình Dương đang “giải” trong những năm qua.
Video đang HOT
Tuy vậy, không gian ở chất lượng, khép kín trong các dự án khu đô thị, đáp ứng đúng nhu cầu ở tiện ích vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay ở thị trường này và chỉ có một số CĐT có tiềm lực tài chính sẵn mới triển khai được.
Được biết, ngoài một số dự án cao cấp này thì hoạt động tìm kiếm đất nền phân lô giá mềm tại Bình Dương cũng rục rịch ở thời điểm này. Đất nền thổ cư khu vực Tân Uyên hiện rơi vào ngưỡng trung bình từ 12-18 triệu đồng/m2 (tùy vị trí). Mặc dù thị trường BĐS nơi đây có dấu hiệu chững lại khoảng hơn 1 năm nay nhưng những NĐT có dòng tiền nhàn rỗi vẫn tìm kiếm cơ hội tại đây với việc đầu tư trong dài hạn, kì vọng mức lợi nhuận từ 20-25%/năm.
Dư địa phát triển BĐS cao cấp còn lớn
Nói về lý do sức hút của các dự án cao cấp, Giám đốc kinh doanh Vsip khẳng định, lợi thế của Bình Dương là rõ thấy khi nơi đây hiện có 28 khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp đang hoạt động, hơn 50.000 các chuyên gia, cấp quản lý nước ngoài đang làm việc tại đây. Với nhu cầu này, Bình Dương hiện cần thêm nhiều dự án cao cấp để đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia.
Đặc biệt, với các dự án có lợi thế nằm tiếp giáp với các Khu công nghiệp lớn có tốc độ phát triển bậc nhất tỉnh Bình Dương như: Đại Đăng, Kim Huy, Phú Gia, Nam Tân Uyên, Sóng Thần 3 với hơn 500.000 lao động và hơn 45.000 chuyên gia đang sinh sống, học tập và làm việc sẽ là “điểm sáng” về thu hút dòng tiền của thị trường BĐS khu vực này trong thời gian tới.
Những dự án nhà ở tại Bình Dương được đầu tư tiện ích nội khu đầy đủ, có giá trên dưới 3 tỉ đồng/căn được người mua quan tâm, đa số là mua ở thực. Ảnh: Hạ Vy
Bên cạnh đó, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp VSIP 3 với tổng mức đầu tư 6.704 tỷ đồng tại Bắc Tân Uyên, thời hạn thực hiện 50 năm. Theo kế hoạch, sau năm 2020 tổng diện tích các KCN – đô thị được quy hoạch của huyện lên khoảng 2.208 ha với 5 khu công nghiệp và 1 cụm công nghiệp.
Theo các chuyên gia, việc hình thành và mở rộng các khu công nghiệp sẽ kéo theo hàng chục ngàn chuyên gia, người lao động đến làm việc, nhu cầu nhà ở tăng cao. Từ đây, giá BĐS các khu vực này cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Được biết, trước thông tin này đã tạo cú hích cho các NĐT. Trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn huyện thu hút 81 dự án, trong đó có 9 dự án chuẩn bị đầu tư và 72 dự án đang đầu tư với tổng vốn đạt 376 tỷ đồng.
Theo một chuyên gia BĐS, bên cạnh sự phát triển của các khu công nghiệp tất yếu kéo theo sự phát triển của BĐS nhà ở và thương mại ở các địa bàn. Đặc biệt, khi các công ty dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam thì tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu về nhà ở, văn phòng cho các chuyên gia cao cấp. Thêm vào đó, sự gia nhập của nhiều tập đoàn đa quốc gia vào Bình Dương góp phần thu hút lượng lớn các chuyên gia nước ngoài về đây sinh sống và làm việc, cơ hội để phát triển các BĐS nhà ở cao cấp đáp ứng nhu cầu thực tiễn này.
“Nếu trước đây chúng ta chỉ quan tâm phát triển các khu công nghiệp mà không kèm theo phát triển đô thị, dẫn đến thiếu hụt nhà ở cho công nhân, chuyên gia thì bối cảnh hiện nay là cơ hội để phát triển song song phân khúc nhà ở, nhà phố thương mại đi kèm phát triển BĐS công nghiệp. Một số doanh nghiệp đã tiên phong trong câu chuyện phát triển này tại thị trường Bình Dương”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Giá nhà sẽ như thế nào khi khung giá đất tăng cao trong vòng 5 năm tới?
Có nhiều ý kiến trái chiều từ chuyên gia trong ngành xung quanh câu chuyện khung giá đất ở nhiều địa phương dự kiến sẽ tăng cao (20-40%) trong giai đoạn 5 năm tới.
Mới đây, thông tin Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ xem xét, ban hành khung giá đất mới áp dụng cho 5 năm tới (2020 - 2024). Theo đó, dự kiến mức tăng trong 5 năm tới ở 7 vùng kinh tế trung bình khoảng 20-30%, có những khu vực tăng cao hơn từ 40-50%. Thông tin này ngay lập tức tạo nên những ý kiến trái chiều, những đề xuất xung quanh câu chuyện khung giá đất và những tác động đến thị trường BĐS.
Cụ thể, tại Hà Nội, các ngành chức năng đề xuất tăng bình quân khoảng 30% giá các loại đất. Một số tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ... được đề xuất điều chỉnh giá đất ở mức cao nhất, từ 162 triệu đồng lên 210,6 triệu đồng/m2.
Tp.HCM cũng đang xây dựng bảng giá đất mới, dự kiến điều chỉnh tăng 30-50%. Trước việc lấy ý kiến đóng góp vào tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã có văn bản góp ý về khung giá đất giai đoạn 2019-2024 gửi UBND Tp.HCM và Bộ Tài nguyên & Môi trường đề xuất khung giá đất mới sẽ giữ nguyên mức giá tối thiểu, mức giá tối đa thì tăng khoảng 1/3 so với hiện nay.
Tại Bình Dương, bảng giá đất dự kiến tăng tối thiểu 45 - 95% so với hiện nay. Cụ thể, giá đất khu vực Tp.Thủ Dầu Một tăng bình quân 50% so với bảng giá hiện hành; thị xã Thuận An và Dĩ An tăng bình quân 95% so với hiện hành; thị xã Bến Cát và Tân Uyên tăng bình quân 60%; huyện Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên tăng bình quân 80%; huyện Phú Giáo và Dầu Tiếng tăng bình quân 45% so với bảng giá hiện hành.
Câu hỏi đặt ra lúc này, đó là liệu mặt bằng khung giá đất tăng cao như vậy có làm tăng giá nhà thời gian tới không?
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, giá thành là căn cứ để chủ đầu tư quyết định giá bán sản phẩm ra thị trường. Do vậy, mức giá của khung giá đất tăng tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà tăng. Mà giá thành của nhà bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có chi phí thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với nhà nước (chiếm khoảng 10% giá thành căn hô; 30% giá thành nhà phố; khoảng 50% giá thành biệt thự).
Chưa kể, việc tăng hệ số khung giá đất có thể làm tăng giao dịch trên thị trường ngầm. Cụ thể, khung giá đất tác động trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản.
Việc tăng khung giá đất trong bảng giá khiến nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng. Để tránh nghĩa vụ tài chính, một bộ phận người dân không làm thủ tục cấp sổ đỏ mà chọn giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng thị trường ngầm. Nhà nước vừa thất thu thuế, vừa khó quản lý, vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội.
Cũng theo một số chuyên gia trong ngành, khung giá đất tăng nghĩa là các chi phí đầu vào tăng, từ đó giá bán thành phẩm cũng bị đẩy lên cao khi chào bán trên thị trường. Tiền đất thường chiếm khoảng trên dưới 15% giá thành nhà ở. Nếu tăng ở con số 20-50% thì giá nhà đất cũng sẽ tăng tương đương.
Tuy vậy, cũng có một số phân tích trái chiều khi cho rằng, giá nhà có thể giảm hoặc không ảnh hưởng gì từ việc khung giá đất tăng trong vòng 5 năm tới.
Bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá của Savills cho hay, nếu theo luật đất đai 2013, các dự án bất động sản có giá trị trên 30 tỷ đều không căn cứ vào bảng giá đất mà phải sử dụng cơ sở định giá thị trường để xác định nghĩa vụ tài chính. Nên việc điều chỉnh khung giá đất nhà nước cũng không ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu vào của các dự án BĐS, từ đó giá thành các sản phẩm BĐS cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
Bà Linh cũng cho rằng, khung giá đất hiện tại chưa phản ánh đúng giá trị trường làm cho người bị thu hồi đất bị thiệt thòi và không đồng thuận. Làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm triển khai và dự án sẽ chậm đi vào hoạt động, là một tác nhân làm thu hẹp nguồn cung.
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Biwase (BWE) chi 150 tỷ đồng tạm ứng cổ tức 10% bằng tiền mặt CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã chứng khoán BWE - sàn HOSE) cho biết, ngày 31/12/2019 tới sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 và tạm ứng cổ tức đợt 1/2019. Theo đó, Biwase sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.000...