Bất động sản 2020: Thị trường sẽ chứng kiến cuộc đào thải mạnh mẽ
Cả chuyên gia và doanh nghiệp đều nhận định, thị trường bất động sản năm 2020 sẽ tiếp tục sàng lọc, điều chỉnh. Đây là năm được đánh giá thị trường sẽ chứng kiến cuộc đào thải mạnh mẽ, con đường phát triển sẽ chỉ dành cho chủ đầu tư có tiềm lực….
Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực: “Thị trường bất động sản tiếp tục sàng lọc, điều chỉnh”
Bất động sản 2020 sẽ đứng trước những khó khăn và thách thức về chính sách, cơ chế tuy nhiên đối với những nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, có những kế hoạch ứng phó với sự biến động của thị trường và thanh khoản mang tính dài hơi thì sẽ sinh trưởng tốt.
Năm 2020, doanh nghiệp cần phải làm ăn minh bạch hơn, trong bối cảnh hội nhập 4.0, thị trường đang có sự điều chỉnh và có sự giám sát chặt chẽ từ Nhà nước. Đã đến lúc doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hơn, cần cơ cấu lại các mặt hàng, sản phẩm cho cân đối, phù hợp thị trường. Doanh nghiệp cũng phải chú trọng hơn các kênh huy động vốn, phát hành trái phiếu minh bạch. Cùng với đó là tích cực, chủ động theo dõi, phân tích và dự báo tình hình thị trường; chủ động tăng khả năng thích ứng, chống chịu rủi ro, cú sốc từ bên ngoài.
Năm 2020 là một năm điều chỉnh chiến lược, củng cố và tạo tiền đề. Mặc dù tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, bất định nhưng kinh tế vẫn còn đà tăng trưởng tốt. Trong đó, thị trường bất động sản tiếp tục sàng lọc, điều chỉnh. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể “thích ứng”, tận dụng được cơ hội và vượt lên thách thức.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land: “Sân chơi” bất động sản sẽ chứng kiến cuộc đào thải mạnh mẽ
Trong năm 2020, thị trường bất động sản sẽ có sự sàng lọc mạnh. “Sân chơi” bất động sản sẽ chứng kiến cuộc đào thải mạnh mẽ những chủ đầu tư yếu kém, chỉ những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính, có thương hiệu và có chiến lược phát triển bền vững dài hạn “trụ” lại và kiến tạo các giá trị mới của thị trường.
Cùng với động thái rà soát pháp lý mạnh mẽ từ năm 2019, thị trường năm tới sẽ đón nhận những dự án pháp lý hoàn thiện của các chủ đầu tư có năng lực với các sản phẩm chất lượng tốt từ dịch vụ tới tiện ích. Niềm tin của nhà đầu tư, người mua có nhu cầu thực sẽ được củng cố trên nền tảng này.
Trong năm 2020, dòng tiền sẽ tiếp tục chảy về các thị trường lân cận, đặc biệt là tại những khu vực hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đã và đang được hoàn thiện hay sở hữu những tiềm năng lớn về du lịch nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trần Kim Chung: 3 kịch bản với thị trường bất động sản
Dự báo 3 kịch bản có thể xảy ra với thị trường bất động sản cuối năm 2019, đầu 2020. Chiếm ưu thế là kịch bản ổn định, thị trường có đi lên, với giả thiết là tình hình thế giới không biến động xấu, nhất là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế thế giới xấu đi, luồng tài chính quốc tế biến động theo hướng vốn rút khỏi Việt Nam thì mới có thể xảy ra tình huống đi xuống của thị trường bất động sản Việt Nam.
Kịch bản thứ hai cũng khá tích cực. Đó là tình hình kinh tế thế giới vận hành theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Các hiệp định Việt Nam ký kết với các nước như EVFTA, CPTPP, AEC… triển khai tốt, luồng vốn chảy vào Việt Nam nhiều hơn. Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ diễn biến tốt. Khả năng này có thể xảy ra.
Kịch bản thứ ba mang tính tiêu cực. Đó là khi tình hình kinh tế thế giới biến động không thuận, luồng vốn rút khỏi Việt Nam. Thị trường bất động sản sẽ biến động tiêu cực. Kịch bản này ít có khả năng xảy ra nhất, nhưng không phải không thể.
Minh Thư (ghi)
Theo Infornet.vn
Phiên sáng 26/8: Nhà đầu tư run sợ, thị trường giảm sâu
Giống như giới đầu tư toàn cầu, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng run sợ trước cuộc chiến thương mại leo thang.
Thị trường tiếp tục có tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp nhưng cũng giống đợt tăng trước đây, việc tiệm cận ngưỡng kháng cự mạnh 1.000 điểm khiến VN-Index trở nên rung lắc mạnh hơn.
Theo ông Nguyễn Anh Khoa - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco, hiện thị trường đang trong vùng trũng thông tin và giao dịch tương quan mạnh lên với thị trường chứng khoán thế giới. Với việc chứng khoán thế giới đang biến động khá mạnh thì khả năng sang tuần VN-Index tiếp tục rung lắc là dễ xảy ra. Thông thường, nếu rung lắc tiếp diễn quá dài, đà tăng ngắn hạn rất khó tiếp diễn và rủi ro dần gia tăng.
Trong khi đó, ở thị trường quốc tế, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang lên mức độ mới. Cụ thể, ngay sau khi Trung Quốc thông báo đánh thuế 5% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ kể từ ngày 1/9, ông Trump đã quyết định tăng thuế từ 25% lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đồng thời áp thuế 15% với 300 tỷ USD hàng hóa khác từ ngày 1/10 tới thay vì mức 10% như thông báo hôm 1/8. Thông tin này đã tác động mạnh tới thị trường, khiến giới đầu tư hoảng loạn, đã ồ ạt bán tháo, đẩy phố Wall lao dốc mạnh trong phiên cuối tuần (23/8).
Những diễn biến tiêu cực ở thị trường quốc tế đã tác động khá mạnh tới chứng khoán trong nước. Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần 26/8, áp lực bán diễn ra khá mạnh khiến thị trường mở cửa trong sắc đỏ.
Chỉ số VN-Index ngày càng nới rộng biên độ giảm trước áp lực bán gia tăng. Sau hơn 1 giờ giao dịch, trên sàn HOSE, số mã giảm đã gấp hơn 3 lần số mã tăng, trong đó nhóm VN30 cũng hầu hết đều giao dịch dưới mốc tham chiếu, đáng kể các mã lớn như VNM, VIC, VHM, VCB... là lực cản chính, khiến VN-Index lùi về sát mốc 980 điểm.
Trái với giao dịch thiếu tích cực của thị trường nói chung, nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ vẫn có nhiều điểm sáng, như ITA, KBC, DXG, DIG... đều khởi sắc với khối lượng khớp lệnh một vài triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu khu công nghiệp với các mã NTC, BCM, SZL, SNZ, SZC... cũng đi ngược xu hướng chung.
Sau diễn biến lình xình đi ngang trên mốc 980 điểm, lực bán giá thấp gia tăng và lan rộng, trong đó nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục gia tăng sức ép, khiến chỉ số VN-Index chính thức chia tay ngưỡng kháng cự này trong phiên giao dịch sáng.
Chốt phiên, sàn HOSE có 215 mã giảm và 84 mã tăng, chỉ số VN-Index giảm 12,9 điểm (-1,3%) xuống 979,55 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 98,96 triệu đơn vị, giá trị 2.105,61 tỷ đồng, tăng 14,48% về lượng và hơn 11% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (23/8). Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 13,33 triệu đơn vị, giá trị 263,4 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE đang là gánh nặng chính của thị trường, với VNM giảm 2% xuống 120.500 đồng/CP, VIC giảm 1% xuống 123.700 đồng/CP, VHM giảm 1,8% xuống 85.400 đồng/CP, VCB giảm 1,6% xuống 77.900 đồng/CP, TCB giảm 2,8% xuống 21.050 đồng/CP, GAS giảm 2,4% xuống 101.500 đồng/CP, MSN giảm 2,2% xuống 75.300 đồng/CP, BID, CTG và SAB cũng giảm trên dưới 1%.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, cổ phiếu MBB vẫn duy trì đà tăng nhẹ nhờ lực cầu sôi động. Với mức tăng 0,9%, cổ phiếu MBB tạm đứng tại mức giá 22.850 đồng/CP và đứng đầu về thanh khoản với 9,25 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Mặt khác, sau 2 phiên hồi phục cuối tuần trước, ROS trở lại với sắc đỏ quen thuộc và giảm sâu hơn bởi lực bán lớn. Cụ thể, ROS giảm 4,1% xuống mức 25.500 đồng/CP và thanh khoản giảm mạnh, chỉ gần 3,42 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Ở nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ, ITA vẫn tăng nhẹ 1,2% lên 3.270 đồng/CP và khớp 2,86 triệu đơn vị; DXG tăng 2,9% lên 14.150 đồng/CP và khớp hơn 2 triệu đơn vị; KBC tăng 1,6% lên 15.750 đồng/CP và khớp 1,92 triệu đơn vị...
Trên sàn HNX, áp lực bán cũng đang cao khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, chỉ số HNX-Index bị đẩy về mức thấp nhất khi chốt phiên.
Cụ thể, HNX-Index giảm 1,1 điểm (-1,07%) xuống 102,15 điểmvới tổng khối lượng giao dịch đạt 13,87 triệu đơn vị, giá trị 166,66 tỷ đồng, cùng tăng hơn 20% cả về lượng và giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,74 triệu đơn vị, giá trị 142,51 tỷ đồng.
Tương tự sàn HOSE, các mã lớn trên sàn HNX cũng là tác nhân chính đẩy thị trường đi xuống. Trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, chỉ còn duy nhât VCG tăng nhẹ 0,4% lên 26.300 đồng/CP, còn lại đều giao dịch dưới mốc tham chiếu.
Đáng kể, ACB giảm 1,8% xuống 22.200 đồng/CP, SHB giảm 1,6% xuống 6.200 đồng/CP, NTP giảm 1,3% xuống 38.000 đồng/CP, PVS giảm 2,4% xuống mức thấp nhất 20.500 đồng/CP, PVI giảm 2,9% xuống 37.300 đồng/CP.
Cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản là PVS với khối lượng khớp 1,75 triệu đơn vị; tiếp theo đó là SHB khớp 1,56 triệu đơn vị và PVX khớp 1,12 triệu đơn vị.
Tương tự, giao dịch thiếu tích cực cũng diễn ra trên UPCoM.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,23%) xuống 57,82 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 6,33 triệu đơn vị, giá trị 114,73 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,09 triệu đơn vị, giá trị 98,93 tỷ đồng, trong đó riêng DND thỏa thuận 1,56 triệu đơn vị, giá trị 87,34 tỷ đồng.
Không có mã nào giao dịch trên 1 triệu đơn vị. Cặp đôi QNS và GVR dẫn đầu với khối lượng giao dịch lần lượt 628.300 cổ phiếu và 612.000 cổ phiếu. Chốt phiên, QNS và GVR đều đứng giá tham chiếu.
Tiếp theo đó, BSR đã chuyển nhượng thành công 571.100 cổ phiếu và chốt phiên giảm 1,1%, tạm đứng tại mức giá 9.300 đồng/CP.
T.Thúy
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhà đầu tư dễ kiếm lời trên sàn phái sinh? Kiếm lời trên sàn phái sinh rất khó, nhưng gần đây có vẻ dễ dàng hơn khi thị trường cơ sở sụt giảm trong bối cảnh nhiều thị trường chứng khoán thế giới "đỏ lửa". Tính riêng hai phiên đầu tuần này (5 - 6/8/2019), chỉ số VN-Index lần lượt mất 18 điểm và 9 điểm (trong phiên có thời điểm giảm 15...