Bắt đối tượng lừa ‘chạy án’ để chiếm đoạt tài sản của nhiều người
Nguyễn Trung Hiếu nắm được thông tin Công an đang thụ lý điều tra vụ cố ý gây thương tích.
Hiếu liên hệ với người thân của các đối tượng nhằm lừa “ chạy án” để chiếm đoạt tài sản.
Ngày 9/6, Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết, đang điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức “chạy án” do Nguyễn Trung Hiếu (31 tuổi, ngụ xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch) thực hiện.
Đối tượng Nguyễn Trung Hiếu lừa đảo với hình thức “chạy án”. Ảnh: CACC
Trước đó, tháng 9/2022, Hiếu nắm được thông tin là Công an huyện Nhơn Trạch đang thụ lý điều tra vụ cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch gồm 6 đối tượng: Nguyễn Chí Kha, Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Anh Duy, Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng Tấn, Phan Nguyễn Minh Thắng.
Video đang HOT
Đến cuối năm 2022, Hiếu nảy sinh ý định tìm gặp gia đình các đối tượng trên để lừa “chạy án” nhằm chiếm đoạt tài sản.
Lúc này, Hiếu nhờ người cháu tên L.V.H.M (bạn của Nguyễn Chí Kha) để xin số điện thoại của bố của Kha. Sau đó, Hiếu chủ động liên lạc với bố của Kha, tự xưng mình quen biết Công an và Viện kiểm sát huyện Nhơn Trạch nên có thể “chạy án” cho Kha được.
Cả 2 hẹn gặp nhau tại một quán cả phê, Hiếu lúc này “nổ” mình có ông chú làm ở Viện kiểm sát huyện Nhơn Trạch và “hé lộ” thông tin là Kha sẽ bị bắt tạm giam. Hiếu mới yêu cầu bố của Kha đưa 200 triệu đồng để lo cho con không bị bắt và hưởng án treo.
Bố Kha tưởng thật nên đồng ý làm theo yêu cầu của Hiếu. Từ cuối tháng 12/2022 đến tháng 1/2023, bố Kha đưa cho Hiếu 3 lần với tổng số tiền 200 triệu đồng để lo chạy án cho con. Tạo được lòng tin, Hiếu tiếp tục tự tin sẽ lo xử lý được hồ sơ, không đưa vụ việc ra tòa án xét xử nếu chi thêm 200 triệu đồng nữa.
Bố Kha thấy vậy đồng ý ngay, rồi liên hệ với người nhà của những đối tượng cùng tham gia gây án với con mình để trao đổi đưa tiền thêm để nhờ Hiếu lo “chạy án” cho cả nhóm. Ông bố Kha còn giới thiệu Hiếu với bố của Phạm Trung Hiếu, Nguyễn Anh Duy để những người này cùng kiểm chứng lại khả năng “chạy án”.
Chiều 27/12/2022, Hiếu hẹn gặp bố của đối tượng Phạm Trung Hiếu lấy 60 triệu đồng. Khoảng 3 ngày sau, bố của đối tượng Nguyễn Anh Duy hẹn Hiếu để đưa thêm 20 triệu đồng. Đến giữa tháng 1, bố của đối tượng Nguyễn Anh Duy đưa tiếp cho Hiếu 20 triệu đồng, bao gồm 10 triệu đồng đưa trực tiếp và 10 triệu đồng chuyển vào tài khoản bạn gái của Hiếu.
Ngày 4/1, Hiếu cùng bạn gái đến gặp và yêu cầu bố của đối tượng Phạm Trung Hiếu chuyển 20 triệu đồng vào tài khoản của bạn gái Hiếu. Tiếp sau đó, Hiếu và bạn tiếp tục gặp bố của đối tượng Phạm Trung Hiếu (đã đưa thêm cho Hiếu 10 triệu đồng). Ngoài ra, mẹ của đối tượng Nguyễn Hoàng Tấn và Nguyễn Gia Huy cũng đưa cho Hiếu 30 triệu đồng.
Tổng số tiền Hiếu chiếm đoạt và đã sử dụng tiêu xài cá nhân của người thân 6 đối tượng trên gần 380 triệu đồng. Sau khi biết bị lừa, các bị hại đã làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an.
Lúc này, Hiếu biết hành vi của mình đã bị bại lộ nên đã tìm đến Công an huyện Nhơn Trạch đầu thú và thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng này.
YouTuber giả danh cán bộ Công an chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Ngày 30/4, Công an huyện Thanh Oai, TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Phạm Tường Nga (SN 1992, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bắt tạm giam nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống & Pháp luật, làm rõ hành vi lừa đảo "chạy án"
Trước khi bị bắt, đối tượng Phạm Tường Nga đã có hành vi lừa đảo, nhận "chạy án" cho một số người dân nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo đơn trình báo, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10/2019, khi ở xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội, Phạm Tường Nga tự xưng mình từng công tác tại Bộ Công an nên có nhiều mối quan hệ quen biết.
Tin lời đối tượng, một số người dân đã đưa tiền để nhờ Nga "chạy án". Trong đó, chị H (SN 1987; trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) đã chuyển vào tài khoản của Nga số tiền 300 triệu đồng; anh H (SN 1980; trú tại Thanh Oai, Hà Nội) đã chuyển vào tài khoản của đối tượng 170 triệu đồng và 150 triệu đồng viết giấy biên nhận.
Phạm Tường Nga có một biệt danh khác là "Michiyo Phạm Ngà" và sở hữu trang YouTube cá nhân với hàng chục nghìn người theo dõi.
Hiện, Công an huyện Thanh Oai đang củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định.
Ông Đỗ Hữu Ca nộp lại hàng chục tỉ đồng, tiền sẽ được xử lý ra sao? Cựu Giám đốc Công an TP.Hải Phòng Đỗ Hữu Ca nộp lại hàng chục tỉ đồng là tiền nhờ "chạy án", vậy số tiền sẽ được xử lý như thế nào? Như Thanh Niên đưa tin, thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, đã bị Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội lừa...