Bắt đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm
Ngày 18/2, thông tin từ thượng tá Đào Nguyễn Kiên – Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt được đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm.
Út đã lừa đảo số tiền lớn (Ảnh minh họa)
Đó là Trần Thị Út (39 tuổi, ngụ ấp Giồng Bướm A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi).
Khi bị bắt Út đang lẩn trốn tại nhà người cháu (tại xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Theo tài liệu từ Cơ quan CSĐT, Út không nghề nghiệp lợi dụng tín nhiệm đã lừa đảo nhiều người dân ở xã Châu Thới bằng hình thức huy động tiền góp hàng ngày với lãi suất cao.
Út đã lừa đảo số tiền lớn của người dân để đánh bài ăn tiền, đánh số đề thời gian dài, khi không còn khả năng chi trả Út bỏ trốn khỏi địa phương.
Theo xahoi
Video đang HOT
Ly kỳ các cuộc truy nã tội phạm
Bộ Công an vừa có chủ trương công khai tội phạm truy nã trên mạng internet. Điều này sẽ huy động được toàn dân truy bắt tội phạm, một công việc đầy gian nan mà lực lượng công an đang đảm trách.
Tháng 12/2010, trinh sát Lê Minh Vương, Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm (PC52) - Công an tỉnh Bạc Liêu, được giao nhiệm vụ truy tìm tung tích tội phạm Lê Hoàng Nam (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Tây, xã Hưng Phú, huyện Phước Long - Bạc Liêu). Điều đặc biệt là lệnh truy nã không có hình ảnh đối tượng.
"Tàng hình" suốt 25 năm
Mấy ngày liền, trinh sát Vương hỏi thăm khắp nơi về cái tên Lê Hoàng Nam nhưng ai cũng lắc đầu. Ngay cả chính quyền xã Hưng Phú cũng cho biết trong hồ sơ về nhân khẩu địa phương bao năm qua, chưa từng có cái tên này.
Trong bế tắc, trinh sát Vương nảy ra một giả thuyết đối tượng này có thể thay tên đổi họ khi thực hiện hành vi phạm tội và đang ẩn nấp đâu đây, dưới một thân phận hoàn toàn khác.
Quay về trụ sở, lật lại toàn bộ hồ sơ phạm tội của Lê Hoàng Nam, trinh sát Vương phát hiện điều bất thường là y họ Lê nhưng cha lại là Phùng Hiếu Kỳ, mẹ tên Nguyễn Thị Lăng. Điều này khiến trinh sát Vương càng tin tưởng vào phán đoán của mình rằng tên Lê Hoàng Nam trên lệnh truy nã là giả.
Lần thứ 3 trở lại xã Hưng Phú, trinh sát Vương mới tìm ra ông Nguyễn Văn Vàng (trưởng ban nhân dân ấp Mỹ Phú Tây những năm 1980), người biết rất rõ gia đình ông Phùng Hiếu Kỳ. Theo ông Vàng, đó là gia đình chính sách, có một đứa con bất hảo, từng bị ở tù nhưng không phải Lê Hoàng Nam mà là Phùng Em Lớn. Thế nhưng, khi tìm ở các bộ phận quản lý nhân khẩu tại xã Hưng Phú, cái tên Phùng Em Lớn vẫn không tồn tại.
Trinh sát Vương nảy ra ý tưởng tìm đến nấm mồ của cha mẹ Phùng Em Lớn với suy nghĩ con người dù là tội phạm cũng phải tảo mộ cha mẹ. Quả nhiên, người dân ở gần khu vực mộ phần của ông bà Phùng Hiếu Kỳ - Nguyễn Thị Lăng chẳng những biết rõ về Phùng Em Lớn mà còn chỉ cho trinh sát Vương nơi ở của y - một căn nhà tình nghĩa tại chính ấp Mỹ Phú Tây.
Cuối cùng, trinh sát Vương cũng hoàn thành nhiệm vụ, vạch trần bộ mặt thật của tên tội phạm Lê Hoàng Nam (bị bắt giam vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Sóc Trăng). Theo đó, từ khi trốn trại giam vào năm 1986, Lê Hoàng Nam đã lấy lại tên cũ là Phùng Em Lớn. Lẩn trốn một thời gian, đối tượng này quay về địa phương sinh sống. Ông ta cất nhà ở ấp Mỹ Phú Tây nhưng lại làm sổ hộ khẩu, đăng ký hưởng chính sách thương binh tại ấp Mỹ Phú Nam, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu. Một sự lột xác đã qua mắt được cơ quan công an suốt 25 năm.
Phùng Em Lớn thay tên đổi họ để trốn lệnh truy nã suốt 25 năm (Ảnh do công an cung cấp)
"Vì sao ông tìm được tôi?"
Ngày 1/9/2001, tại ấp Bình Minh 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời - Cà Mau xảy ra một vụ án kinh hoàng. Vợ chồng anh Võ Văn Việt và chị Trần Anh Loan bị ai đó dùng xăng phóng hỏa thiêu chết lúc nửa đêm.
Trong ngày đại tang của nạn nhân, Quách Văn Khá rất nhiệt tình lo toan, đúng với vai trò một người anh rể trong gia đình. Khi công an đến điều tra vụ việc, Khá là người hăng hái cung cấp thông tin. Không ai nghi ngờ y, trừ ánh mắt của vị trưởng Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ là ông Trần Thanh Tùng. Ánh mắt ấy đã nhìn chằm chằm vào hai cánh tay bị cháy hết lông của Khá do lúc bật quẹt phóng hỏa, can xăng phựt cháy. Cảm nhận mình bị nghi ngờ, Khá đã nảy sinh ý định bỏ trốn khỏi địa phương.
Đợi lúc đêm xuống, mọi người ngủ say, Khá men theo dòng sông Trẹm để tìm đường thoát thân đến tỉnh An Giang - một nơi y không hề có ai quen biết. Sau này, y mới cho biết sở dĩ tìm đến nơi không hề quen biết ai là để lực lượng công an không có dấu vết mà truy tìm, đó là kinh nghiệm có được khi y từng tham gia truy bắt tội phạm cho chế độ cũ.
Không ai có thể hiểu nổi một tên cụt hai chân đến gần đầu gối lại có thể tẩu thoát một cách nhanh chóng và không để lại dấu vết như vậy. Ngay sáng hôm sau, khi phát hiện Khá mất tích, cảnh sát đã chốt chặn tất cả các cửa ngõ trên cả hai tuyến đường sông và đường bộ. Trong khi các trinh sát ngược xuôi tìm kiếm thì Khá đang sống ung dung ở tỉnh An Giang trong vai một gã tật nguyền, trông coi ghe và rất hiền lành.
Sau khi kiếm được ít vốn, Khá lập gia đình và mưu sinh trên các dòng sông ở tỉnh Kiên Giang bằng đủ các nghề từ mua bán phế liệu, mài dao kéo...
Thế nhưng, một buổi chiều đầu tháng 7/2009, ông Trần Thanh Tùng chạy xe máy từ Cà Mau đi An Giang để học nghiệp vụ. Khi đi ngang qua địa bàn ấp Đông An, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp - Kiên Giang, ông nhìn thấy một người có cách đi như quỳ bên lề đường. Một sự liên tưởng về vóc dáng của Quách Văn Khá khiến ông Tùng quyết định quay xe trở lại khi đã cách xa gần 5 km.
Chạy lại gần đối tượng nghi vấn ấy, ông Tùng đậu xe vào lề, quan sát tướng đi của người đàn ông. Sau khi thu thập được thông tin người đàn ông ấy quê ở An Giang hay Cà Mau gì đó, tên thường gọi là ông Hai Cụt, chuyên mua dây lác đập dập để bán cho người ta trói cua, ông Tùng lập tức trở về Cà Mau lật lại hồ sơ truy nã và quả quyết người đàn ông ở Tân Hiệp chính là Quách Văn Khá nên cùng một đồng nghiệp lên đường truy bắt.
Lúc đó, Khá đang ngồi đập dập những sợi dây lác trong một góc căn nhà thuê. Ông Tùng đến hỏi thăm về công việc, y vô tư trả lời, không chút nghi ngờ. Khi được hỏi về hoàn cảnh gia đình, y có vẻ đăm chiêu. Bất chợt, ông Tùng kêu: "Ông Khá!". Y giật bắn người. Khi phải tra tay vào còng, Khá run rẩy hỏi: "Sao ông tìm được tôi?".
Bị truy nã vẫn làm... tổ trưởng dân phố
Thượng tá Đặng Văn Đán, Phó trưởng PC52 Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đơn vị này vừa bắt được một đối tượng bị truy nã sau 20 năm lẩn trốn. Đó là Ngô Quang Thành (SN 1966, ngụ phường Tây Lộc, TP Huế), bị Công an TP Huế ra quyết định truy nã vào ngày 1/1/1993 vì trốn thi hành án sau khi bị kết tội "Gây rối trật tự công cộng".
Theo thượng tá Đán, sau khi bỏ trốn, Thành đã vào sinh sống tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến lúc bị bắt, Thành đang là tổ trưởng tổ dân phố khu vực 3, ấp Hoàng Giao, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. "Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp bị truy nã sau khi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam sinh sống hàng chục năm mà chúng tôi bắt được" - ông Đán nói.
Theo 24h
Bị bắt sau 18 năm trốn lệnh truy nã Sáng 31.1, Công an H.Phù Cát (Bình Định) đã bắt Nguyễn Tiến Dũng (49 tuổi, quê quán Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, hiện ở thôn Tân Hòa, Cát Tân, H.Phù Cát, Bình Định). Dũng bị Phòng An ninh không quân (thuộc Bộ Quốc phòng) truy nã vào năm 1995 về tội "phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia"....