Bắt đối tượng buôn bán 1 bánh heroin và hơn 500 viên hồng phiến
Giàng A Chinh là đối tượng chính nằm trong chuyên án số 514N
Lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Yên Bái vừa bắt quả tang đối tượng buôn bán ma túy, thu giữ 1 bánh heroin và hơn 500 viên hồng phiến.
Xét hỏi đối tượng
Sau một thời gian điều tra, theo dõi, vào hồi 11giờ ngày 30/10, tại bản Xề Sáng, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Yên Bái đã tổ chức mai phục và bắt quả tang đối tượng Giàng A Chinh, sinh năm 1989, trú tại bản Pú Cang, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý, thu giữ 1 bánh heroin, có trọng lượng 344,8 gam và 506 viên hồng phiến. Giàng A Chinh là đối tượng chính nằm trong chuyên án số 514N do lực lượng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Yên Bái xác lập.
Tang vật 1 báng heroin
Tại cơ quan điều tra đối tượng khai nhận mua số ma tuý trên của một đối tượng ở Sơn La, mục đích đem về bán kiếm lời. Khi đi đến địa điểm trên thì bị lực lượng Công an tỉnh Yên Bái phát hiện và bắt giữ.
Video đang HOT
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Yên Bái đang tiếp tục đấu tranh làm rõ hành vi của đối tượng này để sớm đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật./.
Đinh Tuấn
Theo_VOV
Những lớp học 30 ngày trên vùng cao Mù Cang Chải
Sau 30 buổi học, vốn tiếng Việt của các em được nâng lên đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn huyện.
Trẻ em dân tộc thiểu số, nhất là trẻ em dân tộc Mông ở huyện miền núi Mù Cang Chải (Yên Bái) dù chuẩn bị vào lớp một nhưng vẫn có vốn từ tiếng Việt rất ít. Vì vậy, việc giao tiếp với bạn bè, thầy cô và tiếp thu bài học của các em trong thời gian đầu của năm lớp một sẽ rất khó khăn.
Nhằm giúp các em làm quen với môi trường mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải đã tổ chức các lớp tăng cường dạy tiếng Việt và kỹ năng cơ bản cho các em trong dịp hè. Sau 30 buổi học, vốn tiếng Việt của các em được nâng lên đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của toàn huyện.
Những học sinh ở vùng cao Mù Cang Chải. Ảnh: TTXVN.
Sau hơn một giờ đồng hồ cuốc bộ, vượt con dốc dài trơn trượt, chúng tôi đã đến điểm trường Chống Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải. 100% số dân ở đây là người dân tộc Mông, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Cái nghèo, cái khó hiện hữu ngay trên con đường đất vào bản, trên những nóc nhà lụp xụp nằm rải rác hai bên đường, trên những đôi chân trần lấm lem đất của trẻ em...Bởi vậy, chẳng khó để lý giải việc mở lớp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở đây cần thiết như thế nào.
Thấy có người vào thăm lớp, các học sinh trong lớp học tiếng Việt đứng dậy khoanh tay lễ phép:"Chúng em chào thầy ạ". Cô giáo Nguyễn Thị Liễu, phụ trách lớp phấn khởi cho biết khi mới vào lớp, đa số các em đều rất nhút nhát và biết rất ít tiếng Việt. Giờ đây, sau gần một tháng đến lớp, các em đã biết phát âm chuẩn những từ đơn giản như: trường, lớp, thầy cô giáo, bạn bè, Tổ quốc, bàn, ghế; biết xếp hàng vào lớp, lấy bảng phấn, khoanh tay trên bàn, giơ tay phát biểu.
Theo cô Liễu, với những học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt như là một ngôn ngữ mới. Do đó, việc dạy học phải trải qua một quá trình rèn luyện liên tục để tạo cho các em kỹ năng nói, hiểu. Ngoài giáo án chung, giáo viên đứng lớp còn phải chú trọng dạy tiếng Việt dưới nhiều hình thức bằng cách lồng ghép dạy - nhìn - đọc - hiểu với từng đồ vật trực quan. Các nội dung đưa vào giảng dạy được giáo viên lựa chọn, phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mông để giúp các em tiếp nhận kiến thức được thuận lợi.
Là học sinh nói sõi tiếng Việt nhất lớp, em Sùng A Dê tự tin nói bằng tiếng Việt:"Đến lớp con được cô giáo dạy nhiều lắm. Con biết mầu trắng, mầu đen, mầu đỏ, con vịt...Mai con lại đến lớp học".
Năm học 2014 - 2015, trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Mồ Dề sẽ có 136 học sinh vào lớp một. Các học sinh này chủ yếu người dân tộc Mông nên khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn hạn chế. Nhà trường đã mở 8 lớp ở tất cả các điểm trường để đảm bảo em nào cũng được đi học với khoảng cách gần nhất. Có những điểm trường chỉ có 6-8 học sinh cũng được trường bố trí 3 - 4 thầy cô giáo chia nhau đứng lớp. Đây là các thầy cô giáo đang dạy tại điểm trường, vì vậy thông qua đợt học này, học sinh cũng sẽ được làm quen với các thầy cô giáo sẽ dạy mình trong năm học mới.
Thầy Nguyễn Xuân Đam, Hiệu phó nhà trường cho biết đa số các học sinh đã học mầm non, đều biết tiếng Việt, nhưng còn rất ít, chủ yếu là qua các bài hát. Các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp. Các thầy cô giáo của trường (đặc biệt là bậc tiểu học) đều nói rất tốt tiếng dân tộc Mông. Những giáo viên đảm nhận dạy học sinh lớp một phải là những người có tâm huyết và kiến thức chuyên môn giỏi, nói tiếng Mông thành thạo và hiểu biết về phong tục tập quán của người dân địa phương.
Đã 6 năm dạy tại điểm trường Chống Màng Mủ, cô giáo Hoàng Thị Thắng tâm sự:"100% học sinh ở đây là người dân tộc Mông, chưa tiếp xúc nhiều với người Kinh nên chỉ nói tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, nếu không gần gũi với các em, việc dạy tiếng Việt sẽ gặp nhiều khó khăn. Để học sinh tiếp thu được bài, chúng tôi rèn luyện cho các em rất nhiều, đôi khi phải giải thích nghĩa của từ tiếng Việt bằng tiếng Mông, các em mới hiểu".
Trẻ em vùng cao còn gặp nhiều khó khăn khi tới trường. Ảnh: X.K.
Chia tay điểm trường Chống Màng Mủ, chúng tôi đến xã Lao Chải. Đây là xã duy nhất trong huyện Mù Cang Chải có hai trường tiểu học với 249 học sinh chuẩn bị vào lớp một. Từ cầu treo Khao Mang, chúng tôi mất gần một giờ đồng hồ để vượt 7km đường dốc toàn đất đá để lên trường tiểu học Xéo Dì Hồ. Tại điểm trường chính này có hai lớp tăng cường tiếng Việt với 44 học sinh. Số học sinh còn lại đều được học ở các điểm trường lẻ như Hồ Nhì Pá, Củ Dề Xeng, Háng Đề Sủa...
Cũng như ở Mồ Dề, 100% học sinh ở Lao Chải là dân tộc Mông. Đa số các em đều không nói được tiếng Việt. Cô giáo Hà Thị Thuận, phụ trách lớp tăng cường tiếng Việt cho biết:"Trong 22 học sinh của lớp, chỉ có 4-5 em biết một số từ đơn giản, còn lại hầu như không nói được câu nào. Hơn nữa, với bản tính nhút nhát, ngại tiếp xúc với người lạ nên việc dạy tiếng Việt cho các em hết sức vất vả, đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, kiên trì. Gần 6 năm dạy học ở đây, tôi rất hiểu và thương các học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông. Vì thế, tôi luôn cố gắng dạy các em thật tốt để vào năm học mới, các em tiếp thu được nhiều kiến thức hơn".
Với diện tích rộng, dân cư thưa, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết học sinh đều đi bộ đến trường nên việc duy trì sĩ số của lớp học cũng gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt là đối với lớp tăng cường tiếng Việt. Để huy động cao nhất số học sinh ra lớp, thời gian đầu, các thầy cô giáo đi bộ đến từng nhà học sinh để vận động gia đình cho con em mình đi học. Hôm nào trời mưa, các em ở xa điểm trường nghỉ học, các thầy cô lại phải đến tận nhà để đưa các em đến lớp học tiếng Việt.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, năm nay sẽ có 1.485 học sinh bước vào lớp một, trong đó có 1.276 em ở trong diện học lớp tăng cường tiếng Việt. Sau 30 ngày học tập (từ 2/6 - 4/7), đa số các em đã có những kỹ năng cơ bản trong việc học ở nhà trường. Các em đã có được vốn tiếng Việt nhiều hơn, tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người.
Thầy Hoàng Văn Đồng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải chia sẻ:"Với lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô đã không quản khó khăn, "hy sinh" cả tháng hè để tiếp tục đứng lớp dù không có một đồng thù lao, bồi dưỡng nào. Mặc dù chưa được như mong muốn, song lớp học tăng cường tiếng Việt cũng đã thu được nhiều kết quả đáng kích lệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện miền núi còn nhiều khó khăn này".
THEO VIETNAM
Nghi án côn đồ chém dã man trung úy CSGT ở Hải Phòng để trả thù Toàn bộ tài sản cùng một số quân tư trang của nạn nhân bị lấy đi sau đó đã được tìm thấy ở cách hiện trường không xa... Nạn nhân đang được điều trị tại bệnh viện Sau gần 1 ngày xảy ra vụ việc trung úy Vũ Thế Thắng (Đội 1, Phòng CSGT - CATP Hải Phòng) bị một nhóm đối tượng...