Bật điều hoà ôtô mức “level max”, tại sao vẫn không mát?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điều hòa ôtô không mát hoặc làm mát kém. Khi gặp tình trạng này, tài xế cần kiểm tra những thiết bị, bộ phận nào?
Điều hòa làm mát kém
Mặc dù tài xế đã bật điều hòa với ở mức “level max”, nhưng ôtô của bạn vẫn không thấy mát hoặc mát kém, cabin xe có mùi khó chịu thì nguyên nhân chính xác là do lọc gió điều hòa bị bẩn.
Theo đó, sau một thời gian sử dụng, nếu không được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn sẽ bám vào lưới lọc, lâu ngày sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin xe. Trong trường hợp này, cách khắc phục duy nhất chính là vệ sinh cho tấm lưới lọc.
Lọc gió điều hoà bị bẩn là một trong những nguyên nhân khiến điều hoà ôtô của bạn không mát, hoặc mát kém. Ảnh: Nguyễn Ho/otofun
Thông thường các nhà sản xuất đều có khuyến cáo nên thay mới sau mỗi khoảng 16.000 đến 24.000 km. Tuy nhiên, với những xe thường xuyên vận hành trong môi trường nhiều khói bụi thì thời gian thay thế lọc gió sẽ ngắn hơn, thậm chí là phải vệ sinh hàng tuần.
Điều hòa chết hẳn, không có tác dụng làm mát
Nếu trường hợp này xảy ra sau khi hệ thống làm lạnh được bơm ga thì nguyên nhân chính là do thừa ga hoặc thiếu ga.
Thiếu ga do ga bị xì sẽ khiến cho áp suất giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Để bảo vệ hệ thống điện lạnh trên ôtô thì công tắc áp suất sẽ tự động ngắt, không cho lốc lạnh hoạt động, bởi nếu hoạt động sẽ làm trầy xước piston, xilanh.
Video đang HOT
Trường hợp thừa ga, áp suất sẽ cao hơn mức bình thường, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để bảo vệ hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động và do đó sẽ không thể làm mát.
Trong trường hợp này, để khắc phục, chỉ còn cách là đưa xe đến các gara sửa chữa để được trợ giúp.
Làm gì khi điều hòa không mát?
Tài xế luôn phải vệ sinh hệ thống lọc gió, thay mới lọc gió điều hòa khi xe giảm mát. Chi phí thay mới khoảng vài trăm nghìn đồng tùy dòng xe.
Đồng thời tài xế cũng phải kiểm tra gas điều hòa, bổ sung thay mới nếu cần thiết. Chi phí nạp gas điều hòa khoảng 500.000 đồng.
Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh điều hòa. Chi phí bảo dưỡng dàn nóng, dàn lạnh khoảng 800.000 đồng.
Kiểm tra lốc điều hòa, thay mới nếu hỏng hóc nặng. Chi phí thay lốc điều hòa ôtô dao động khoảng 10 triệu đồng
Chữa bệnh điều hoà ô tô không mát trong những ngày đầu hè
Điều hòa trên ô tô đang sử dụng bình thường, đột nhiên làm mát kém hoặc không làm mát có thể do nhiều nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận biết điều hòa đang làm mát kém là người dùng thấy không mát hoặc mát ít, trong cabin xe còn có mùi khó chịu
Hệ thống điều hoà là trang bị không thể thiếu trên ô tô, nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Khi xe bất ngờ giảm mát hay không còn khả năng làm mát, đó là thời điểm cần kiểm tra toàn bộ hệ thống điều hoà để có những khắc phục kịp thời. Những bộ phận dưới đây sẽ cần được kiểm tra để hệ thống điều hoà mát trở lại.
Điều hòa làm mát kém
Dấu hiệu nhận biết điều hòa đang làm mát kém là người dùng thấy không mát hoặc mát ít, trong cabin xe còn có mùi khó chịu. Nguyên nhân có thể là do lọc gió điều hòa đang bị bẩn. Sau một thời gian sử dụng, nếu không được vệ sinh thường xuyên thì bụi bẩn sẽ bám vào lưới lọc, lâu dài sẽ bị kết thành tảng làm cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được cabin xe.
Trong trường hợp này cách khắc phục duy nhất là phải vệ sinh tấm lưới lọc ngay lập tức. Theo lời khuyên của những chuyên gia có kinh nghiệm ô tô lâu năm cho rằng, cần phải kiểm tra, vệ sinh và thay thế định kỳ tấm lọc gió thì mới có thể đảm bảo được khả năng làm mát của hệ thống.
Để xác định thời điểm thay lọc gió phù hợp phải dựa vào điều kiện vận hành nhiều bụi bẩn hay không. Thông thường sau mỗi khoảng 16.000 đến 24.000 km thì người dùng nên thay mới một lần. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp xe vận hành trong môi trường nhiều khói bụi thường xuyên thì có thể rút ngắn khoảng cách thời gian thay lọc gió và vệ sinh thường xuyên hơn.
Khi đã bật quạt và lạnh hết mức nhưng cảm giác mát lại không sâu thì nguyên nhân phổ biến nhất chính là do dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn
Điều hòa làm lạnh không sâu
Nếu hệ thống điều hòa của xe vẫn hoạt động bình thường nhưng cảm giác mát lại không sâu thì nguyên nhân phổ biến nhất là do dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn.
Dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của ga. Trong khi đó, dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào khoang xe.
Nếu kiểm tra và phát hiện đây chính là nguyên nhân thì chỉ cần xịt rửa dàn nóng và dàn lạnh bằng nước hoặc các hóa chất chuyên dụng cho sạch là được. Lưu ý là không dùng vòi xịt có áp lực quá lớn vì sẽ làm hỏng các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm bởi nó khá mỏng, không chịu được lực tác động mạnh. Trong quá trình xịt rửa cũng cần cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới hệ thống điện. Tốt hơn hết là dàn lạnh nên được vệ sinh bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp bởi quy trình là khá phức tạp.
Điều hòa chết hẳn, không có tác dụng làm mát
Nếu trường hợp này xảy ra sau khi hệ thống làm lạnh được bơm ga thì nguyên nhân chính là do thừa ga hoặc thiếu ga. Trong trường hợp này, để khắc phục thì chỉ còn cách là đưa xe đến các gara sửa chữa để được trợ giúp.
Trong quá trình vệ sinh hệ thống điều hoà, những người thợ sẽ tiến hành vệ sinh phần vỏ của dàn lạnh. Quá trình này chủ yếu dùng nước để làm sạch bụi bẩn, tích tụ trong thời gian sử dụng.
Trường hợp không mong muốn nhất khi điều hoà không mát là hỏng lốc (máy nén), bởi đây là bộ phận có chi phí sửa chữa, thay thế cao hơn cả, khoảng trên dưới 10 triệu đồng
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏng lốc điều hoà như sử dụng loại gas không đúng chất lượng, hoạt động liên tục với tần suất cao hay bị thay thế hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chi phí thay thế bộ phận này lên đến cả chục triệu đồng, tuỳ loại xe và nhà sản xuất. Lốc điều hoà khi thay mới sẽ được bơm dầu bôi trơn đúng chuẩn để đảm bảo sự bền bỉ trong quá trình vận hành.
Sau khi hoàn tất các quá trình vệ sinh và thay thế lốc, thợ sửa xe sẽ bơm gas và kiểm tra hệ thống làm mát trong xe lần cuối cùng. Gas được bơm vừa đủ cho hệ thống điều hoà, bởi nếu bơm thừa có thể dẫn đến hỏng lốc hoặc làm mát không hiệu quả.
Theo khuyến cáo của thợ điều hòa, tài xế nên điều chỉnh lấy gió trong khi chạy xe, để tăng thêm độ bền cho hệ thống làm mát. Bên cạnh đó, khi vận hành xe với tần suất cao, quãng đường dài liên tục và trong môi trường nhiều bụi bẩn, điều hòa nên được bảo dưỡng 1 lần/năm để kiểm tra toàn bộ và tăng hiệu năng sử dụng.
Những sai lầm tai hại khi sử dụng ô tô, tài xế nhất định phải biết để tránh Một số sai lầm tai hại mà tài xế thường hay nghĩ là đúng khiến cho xe ô tô nhanh hỏng, mất an toàn hoặc sẽ bị các gara lợi dụng để "móc túi". Không bảo dưỡng, thay dầu định kỳ Đây là quy trình bắt buộc mà các nhà sản xuất xe hơi luôn đặc biệt lưu ý và khuyến cáo tới...