Bật điều hòa ô tô, nên lấy gió trong hay gió ngoài
Sử dụng xe ô tô biết cách chọn chế độ lấy gió trong và ngoài phù hợp sẽ vừa đảm bảo không khí trong xe được trong lành, vừa tiết kiệm nhiên liệu.
Ý nghĩa và sự khác biệt giữa lấy gió trong, gió ngoài
Về cơ bản 2 chế độ lấy gió đều được sử dụng để lấy luồng không khí từ bên ngoài hoặc trong xe trước khi đi qua lọc gió lạnh của hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ trong cabin ô tô.
Khi người sử dụng lựa chọn chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng chính nguồn không khí có trong xe, chạy qua lọc gió lạnh và quay ngược trở lại các cửa gió để làm mát bên trong xe.
Chế độ này thường được các lái xe sử dụng do có ưu điểm là không gây ra các mùi khó chịu và tránh được không khí ô nhiễm bị hút vào cabin xe. Ngoài ra, chế độ này cũng có khả năng làm mát nhanh hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn vì động cơ không cần chia sức để kéo máy lạnh.
Tuy nhiên, với những xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng trong suốt cuộc hành trình dài sẽ rất dễ gây ra tình trạng thiếu oxy trong cabin, khiến không khí ngột ngạt dẫn đến mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Khi người sử dụng lựa chọn chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng chính nguồn không khí có trong xe
Video đang HOT
Còn ở những xe trang bị điều hòa tự động, sau một thời gian lấy gió trong, xe sẽ tự chuyển sang lấy gió ngoài để cung cấp lượng oxi mới cho khoang cabin.
Trong khi đó với chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài vào lọc gió, rồi tiếp tục đi qua cửa gió để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức người dùng lựa chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, luôn đảm bảo lượng oxy trong cabin xe và giúp những người ngồi trong xe không cảm thấy mệt mỏi trong cả cuộc hành trình dài.
Tuy nhiên, khi xe đi qua những khu vực có nhiều khói bụi hay có mùi hôi, nếu vẫn để chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe. Ngoài ra, do lấy không khí từ ngoài trời nên chế độ này cũng làm mát/ấm chậm hơn lấy gió trong.
Vậy khi nào nên lấy gió trong, gió ngoài?
Với 2 chế độ này, tùy thuộc vào việc xe được trang bị điều hòa chỉnh cơ hay tự động, cùng với điều kiện thời tiết, không khí bên ngoài môi trường… người điều khiển có thể linh hoạt lựa chọn giữa 2 chế độ lấy gió để để đảm bảo tạo bầu không khí thoáng mát trong cabin xe.
Sau khi bật điều hòa (A/C) nên đóng cửa kính, chuyển chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh
Từ các cơ sở trên, người điều khiển nên để xe lấy gió ngoài khi xe vừa mới khởi động xe, đồng thời mở hé cửa kính để giảm tiêu hao nhiên liệu, thanh lọc và làm mới không khí bên trong cabin xe cũng như tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi mới vào xe, nhất là khi để xe đỗ lâu dưới trời nắng. Và sau khi bật điều hòa (A/C) nên đóng cửa kính, chuyển chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.
Ngoài ra, khi di chuyển quãng đường dài và lái xe liên tục, người điều khiển nên chủ động mỗi 30 phút lại lấy gió ngoài tầm 5 phút để cabin được thông thoáng, giảm bớt mệt mỏi cho những người ngồi trong xe. Nên chọn những nơi có không khí trong lành, thoáng mát và tránh khu vực có nhiều bụi bẩn và mùi hôi (kẹt xe, khói đốt rác…).
Còn nếu chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực nội đô thì nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe. Bên cạnh đó, chạy xe dưới trời mưa hoặc nơi có điều kiện thời tiết ẩm ướt, để hạn chế hơi nước bên ngoài bị hút vào cabin gây ẩm, mốc hệ thống điều hòa thì cũng nên lựa chọn chế độ lọc gió trong khi di chuyển.
Cuối cùng, người điều khiển nên chủ động vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió đúng định kỳ và vệ sinh khoang nội thất.
Cảm biến gạt mưa tự động hoạt động như thế nào?
Khá nhiều tài xế được khuyên nên lắp đặt cảm biến gạt mưa tự động cho xe ô tô của mình. Vậy nguyên lý hoạt động của cảm biến gạt mưa tự động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động cảm biến gạt mưa
Sản phẩm cảm biến gạt mưa được thiết kế gồm 3 bộ phận chính là: diot quang học, đèn hồng ngoại và cuối cùng là module dùng để điều khiển điện tử.
Hoạt động dựa trên cơ chế nhận diện sự thay đổi của ánh sáng. Được chiếu qua tấm kính chắn gió của ô tô. Công dụng của sản phẩm gạt mưa tự động là phát hiện được các vết bẩn và nước trên bề mặt của kính xe.
Hệ thống của sản phẩm cảm biến được sử dụng một mô-đun. Nó dùng để điều khiển điện tử và có khả năng nhận thông tin. Từ đó điều khiển chính xác hoạt động của cần gạt ô tô.
Hệ thống của sản phẩm cảm biến được sử dụng một mô-đun.
Khi sử dụng, chúng ta có thể dễ dàng thấy bộ phận mô-đun điều khiển có chứa những đi-ốt làm phát ra những tia hồng ngoại trên bề mặt của kính chắn gió. Khi kính xe ô tô là trong suốt, tia hồng ngoại sẽ lập tức được phản xạ ngược lại. Các cảm biến cũng sẽ nhận được tín hiệu này ngay khi đó. Trái ngược lại, khi trên kính xuất hiện các giọt nước mưa và bụi bẩn. Chùm tia hồng ngoại sẽ không phản xạ đến các cảm biến mà nó sẽ đi qua những giọt nước và bụi bặm.
Ánh sáng được phản xạ tạo ra một điện áp trong bộ phận mô-đun điện tử. Khi ánh sáng được phản xạ càng lớn thì chúng có thể tạo ra một điện áp càng lớn và ngược lại. Theo thiết kế của mô đun thì tốc độ và thời gian hoạt động của cần gạt nước cần phải phụ thuộc vào yếu tố mức độ ẩm ướt của kính chắn gió ô tô.
Những người lái xe ô tô cũng có thể dễ dàng điều chỉnh được mức độ hoạt động của sản phẩm cần gạt.
Có nên lắp cảm biến gạt mưa?
Khi lắp cảm biến gạt mưa, hệ thống gạt mưa ô tô sẽ tự động được kích hoạt nếu phát hiện kính lái bị bám nước. Điều này giúp cho người lái không cần phải bận tâm đến việc bật/tắt công tắc gạt mưa nhờ đó có thể tập trung lái xe hơn.
Cảm biến gạt mưa ô tô có khả năng tự động kích hoạt cũng như điều chỉnh tốc độ gạt nước theo mật độ nước mưa bám trên kính lái. Với tốc độ phản ứng lên đến 10 phần nghìn giây, nếu phát hiện nước mưa, nước bẩn trên kính chắn gió thì ngay lập tức gạt mưa sẽ được kích hoạt.
Khi lắp cảm biến gạt mưa, hệ thống gạt mưa ô tô sẽ tự động được kích hoạt nếu phát hiện kính lái bị bám nước
Ví dụ như trường hợp bạn đang chạy xe thì có một chiếc xe khác đột ngột chạy qua vũng nước lớn với tốc độ cao làm nước bắn vào kính lái xe bạn. Tình huống bất ngờ này rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn và đôi khi đến quá nhanh khiến chúng ta không kịp phản ứng. Nếu xe bạn có cảm biến gạt mưa thì thiết bị sẽ tự động kích hoạt gạt mưa ngay tức thì, nhanh chóng dọn sạch nước bám trên kính trả lại tầm nhìn thông thoáng. Khi kính đã sạch nước gạt mưa sẽ tự động tắt, rất tiện lợi.
Đây chính là lý do vì sao hiện nay không chỉ các hãng xe sang như Mercedes, BMW, Audi, Lexus... mà ngay cả những hãng xe phổ thông như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Hyundai, Kia... cũng chủ động trang bị cảm biến gạt mưa cho những mẫu xe của mình. Tuy nhiên, vì để tối ưu giá bán thì vẫn có một số mẫu xe, phiên bản xe giá rẻ không được trang bị sẵn cảm biến gạt mưa tự động. Với các trường hợp này hoặc trường xe đời cũ, chủ xe hoàn toàn có thể tự độ cảm biến gạt mưa.
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc và đổ đèo là gì? Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, xuống đốc, đổ đèo là những tính năng an toàn giúp ích rất nhiều khi lái xe đường đèo dốc. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC là gì? Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC (Hill-start Assist Control) hay HSA (Hill Start Assist) là hệ thống an toàn trên ô...