Bắt đầu xử vụ Philippines kiện Trung Quốc
Phiên tòa xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã chính thức bắt đầu tại The Hague, Hà Lan. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) ngày 16-7 cho biết, Tòa án LHQ về Luật Biển đã có buổi họp đầu tiên hôm 11-7 với chương trình nghị sự chính là thông qua các quy định về tiến trình xét xử.
Philippines và Trung Quốc sẽ phải đưa ra phản hồi về các quy định trên vào tháng 8 tới. “Bộ Ngoại giao và Văn phòng Tổng Biện lý Philippines cam kết hợp tác đầy đủ với Tòa Trọng tài của LHQ, để đảm bảo tiến trình xét xử công bằng, hiệu quả và không thiên vị nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng phù hợp với luật pháp quốc tế”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nêu rõ.
Hồi tháng 1-2013, Philippines đã chính thức kiện Trung Quốc ra Tòa án LHQ về Luật Biển, đề nghị tòa đưa ra phán quyết rằng, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, vốn bao trùm hầu hết Biển Đông, là vô giá trị và vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Video đang HOT
Bản đồ đường lưỡi bò phi lý, vô gia trị do Trung Quốc tự vẽ ra
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 16-7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez cho biết, Philippines đưa vụ việc ra tòa án quốc tế bởi nước này cảm thấy có lợi thế lớn, dựa vào quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Theo ông Hernandez, lập trường của Philippines luôn là: Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc mang tính bành trướng, quá đáng và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ông Hernandez cũng cho biết, mặc dù Philippines đã nhiều lần muốn thảo luận vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông với Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc khăng khăng rằng “muốn đàm phán, trước hết phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển đó”, do vậy “Philippines không thể tiếp tục cùng Trung Quốc tiến hành thảo luận song phương”.
Thông báo về phiên tòa được đưa ra sau những đấu khẩu gay gắt giữa các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Philippines về vụ kiện. Hôm 15-7, ông Hernandez đã liệt kê 8 sự việc để phản bác tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đưa ra hôm 12-7, trong đó bà này cáo buộc Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario “lừa dối dư luận” khi khẳng định Manila đã tận dụng hết các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Trong một diễn biến khác, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr ngày 16-7 cho biết, Philippines đang thảo luận với Mỹ về kế hoạch “sử dụng chung” các cơ sở quân sự tại Vịnh Subic, cách Manila khoảng 80km về phía bắc.
Theo ANTD
Nga phủ quyết nghị quyết LHQ về Syria
Ngày 13-4, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này sẽ bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc về Syria.
Dự thảo này, do một số nước soạn thảo và sẽ sớm được đưa ra biểu quyết tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, "rõ ràng thiên vị và có rất nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau" - Bộ Ngoại giao Nga phản đối trong một tuyên bố.
Nghị quyết mới này chỉ quy trách nhiệm cho chính phủ Syria gây ra cuộc khủng hoảng tại nước này và hoàn toàn không đả động gì đến sự hỗ trợ về quân sự, hậu cần và tài chính từ bên ngoài (chủ yếu là Mỹ và NATO) cho phe đối lập và các hoạt động khủng bố của các nhóm vũ trang đối lập, bản tuyên bố cho biết.
Một phiên thảo luận Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Syria
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, các tác giả của nghị quyết mới đang nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho kế hoạch đơn phương của mình về Syria chỉ với mục đích duy nhất là thay đổi chế độ tại nước này mà bỏ qua sự can thiệp về chính trị đối với tình hình tại Syria.
Nga đã nhấn mạnh rằng hai nghị quyết đã được thông qua trước đó của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có nội dung gần như giống hệt nhau chỉ làm phức tạp thêm quá trình hòa giải. Do đó, Moscow sẽ không ủng hộ một nghị quyết như vậy trong cuộc bỏ phiếu tới đây, tuyên bố cho biết.
Trong khi đó, Moscow thúc giục các bên có liên quan đoàn kết tất cả các phe phái tại Syria để thực hiện "Thông cáo Geneva" đã được thông qua trước đây, như là "nền tảng khả thi duy nhất cho việc giải quyết vấn đề Syria," Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Theo ANTD
Chiến đấu cơ Iran rượt đuổi máy bay Mỹ Một chiến đấu cơ của Iran đã cố gắng rượt đuổi một chiếc máy bay không người lái của Mỹ nhưng không thành công. Máy bay không người lái MQ-1 Predator của Mỹ Trong thông cáo ra ngày 14-3, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc George Little cho biết, chiếc máy bay MQ-1 Predator của Mỹ đang thực hiện "chuyến bay do...