Bắt đầu phục hồi máy bay MH17
Ngày 16.11, Ủy ban An toàn Hà Lan thông báo trên website của cơ quan này cho biết, việc phục hồi xác chiếc Boeing chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina đã bắt đầu.
ác quan chức đã ủy nhiệm việc phục hồi và vận chuyển xác máy bay trở về Hà Lan như một phần của cuộc điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Họ dự định khôi phục lại một phần chiếc máy bay – Ủy ban An toàn Hà Lan cho biết.
Hoạt động phục hồi sẽ mất vài ngày, vấn đề an ninh và các yếu tố khác sẽ được đánh giá từng ngày. Xác máy bay sẽ được đưa tới thành phố Kharkov của Ukraina trước khi đưa về Hà Lan.
Về bức ảnh mà phía Nga công bố nói rằng đã có một máy bay chiến đấu bắn rơi MH17, cư dân mạng đã phát hiện ra đó là ảnh giả. Họ nhận thấy logo của chiếc máy bay bị rơi không được đặt đúng chỗ.
Ngoài ra, chiếc máy bay chiến đấu trông không giống máy bay Su-25 mà báo chí Nga cho rằng đã bắn rơi MH17.
Video đang HOT
Hình dáng các đám mây trong bức ảnh vệ tinh cho thấy, bức ảnh này thực ra là một ảnh từ Google Earth ddwuwojc chụp từ 28.8.2012.
Hơn nữa bức ảnh này cũng từng được đưa lên một diễn đàn của Nga từ 15.10 chứ không phải “mới tinh” như phía Nga tuyên bố.
Theo M.Y/RT, BBC
Lao Động
"Đã đến lúc kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng cao trở lại"
Trong 3 năm qua, kinh tế phục hồi là có cơ sở (GDP tăng dần từ 5,25% năm 2012 lên 5,8% năm nay). Do đó, "đã đến lúc Việt Nam phải tăng trưởng cao trở lại nhưng phải có quyết sách đúng đắn", đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Quốc hội dành 1,5 ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Ảnh: Việt Hưng
Đánh giá về tình hình kinh tế của đất nước trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội và nhiệm vụ năm 2015 sáng nay, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (đoàn Hòa Bình) cho rằng, báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng trình bày tại phiên khai mạc Quốc hội kỳ họp thứ VIII đã đánh giá khá đầy đủ tình hình của đất nước.
Theo đó, tình hình có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên nền kinh tế còn nhiều thách thức. Nhiều cử tri cho rằng Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đồng tình với những giải pháp của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Cao Sơn kiến nghị Chính phủ kiểm soát tốt nợ công, nợ nước ngoài, kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, duy trì phát triển bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng; điều hành linh hoạt, thận trọng giá các mặt hàng thiết yếu...
Theo đề nghị của đại biểu Nguyễn Cao Sơn: Quốc hội, Chính phủ tiếp tục kiểm soát nợ công và nợ nước ngoài; kiên trì thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong những tháng cuối năm và những năm tiếp theo.
Ngoài ra, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; các bộ ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư và có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo lưu thông dòng vốn trong kinh tế cũng như việc điều hành linh hoạt thận trọng giá các mặt hàng thiết yếu thúc đẩy tang trưởng kinh tế ở mức hợp lý ổn định kinh tế vĩ mô.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) cũng đồng tình cao với báo cáo của Chính phủ nhưng nhấn mạnh đến sự yếu kém, sự chuyển biến chậm chạm của một số lĩnh vực như phát triển chưa vững chắc, thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, tái cơ cấu quá chậm.... Do đó, đại biểu đại biểu đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu giải pháp tăng mạnh hơn nữa tổng vốn xã hội, nghiên cứu kỹ phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2015, dồn sức cho công trình lớn còn dở dang có tác động tích cực đến sự phát triển...
Dù đánh giá kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (đoàn TPHCM) lưu ý, khi nói chuyển biến trên hầu hết các ngành, lịch vực thì cần thận trọng để tránh sự chủ quan. Giữa báo cáo và tình hình thực tế 9 tháng qua còn khoảng cách lớn và báo cáo của Chính phủ ít đề cập hạn chế, yếu kém mà nhân dân bức xúc, hay vì sao dẫn tới tình hình như thế, đại biểu cho rằng, báo cáo cần đề cập đầy đủ hơn trong những lần sau.
Đặt câu hỏi vì sao ngân sách căng thẳng đến nỗi không có tiền tăng lương, đại biểu nhấn mạnh: "Không có nguồn tăng lương theo lộ trình nhưng không thấy báo cáo rõ, rồi nợ công báo cáo còn đơn giản, Chính phủ cần báo cáo đầy đủ, minh bạch để cả nước cùng lo liệu".
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cũng bày tỏ đồng tình với báo cáo nhưng nhấn mạnh việc dư luận chưa thực sự yên tâm khi kinh tế phục hồi, tái cơ cấu còn chậm so với yêu cầu phát triển. Cùng với đó là việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược chưa đạt như mong muốn, khả năng hấp thu vốn của nền kinh tế còn yếu, việc làm là sức ép lớn...
Trước những tồn tại của nền kinh tế, đại biểu Phong đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết xử lý bất cập sau cho năm 2015. Theo đại biểu, nợ công hiện đang là 60,3% GDP, so với bản đồ nợ công thế giới, ta đang ở mức trung bình; vấn đề đáng lo là khả năng tích lũy còn thấp, cơ cấu chi chưa thật tốt (67% chi thường xuyên, 33% chi đầu tư phát triển), trả nợ thực sự chưa ổn.
Đánh giá về khả năng phục hồi của nền kinh tế, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nhấn mạnh tới những rủi ro co thể gặp khi nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nhất ASEAN hiện nay (154%). Ông Ngân nói: "Kinh tế các nước, ngay cả khu vực ASEAN thì độ mở của họ cũng ở mức vừa phải. Kinh tế thế giới hiện nay diễn biến rất khó lường, tình hình chính trị phức tạp, chiến tranh giữa các khu vực đã diễn ra, nên nếu chúng ta mở quá lớn mà không có khả năng tự chủ được thì dẫn đế sự lệ thuộc, lệ thuộc cả diễn biến kinh tế thế giới nếu có vấn đề thì xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ có vấn đề".
Cũng theo nhận định của đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM), trong 3 năm qua, kinh tế phục hồi là có cơ sở (GDP tăng dần từ 5,25% năm 2012 lên 5,8% năm nay). Tuy nhiên, nếu so sánh với tăng trưởng tiềm năng và mức thực hiện giai đoạn trước, kết quả đạt được còn khiêm tốn. Do đó, "đã đến lúc Việt Nam phải tăng trưởng cao trở lại nhưng phải có quyết sách đúng đắn", ông Ngân nhấn mạnh.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Lý do bạn nên tắm nước lạnh Có thể bạn nghĩ rằng tắm nước lạnh là việc khủng khiếp mà bản thân không bao giờ tự nguyện làm, nhất là vào những hôm thời tiết lạnh giá. Nhưng 5 lợi ích bất ngờ từ việc tắm nước lạnh được đăng tải trên trang Lifehack dưới đây có thể sẽ làm bạn thay đổi cách nghĩ. Ảnh minh họa: Internet 1....