Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe: Đại tiện hơn 3 lần/ngày, mau khám ung thư
Hãy bắt đầu ngày mới 3.6 với tin tức sức khỏe: Ngày nào cũng đại tiện hơn 3 lần, mau đi khám ung thư; Mắc những lỗi này khi ngủ sẽ dễ sinh bệnh…
Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe . Ảnh M.P
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn còn bắt gặp câu chuyện cô gái đau tim suýt chết vì bắt chước trào lưu ăn bột khô trên TikTok.
Ngày nào cũng đại tiện hơn 3 lần, mau đi khám ung thư
Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Một nghiên cứu về mối liên quan giữa số lần đi đại tiện và nguy cơ ung thư đại trực tràng đã phát hiện ra rằng đại tiện nhiều lần hơn là điều rất đáng lo. Khi các tế bào ung thư bắt đầu nhân lên ở vùng này, quá trình tiêu hóa có thể bị gián đoạn, dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện.
Đi ngoài nhiều hơn 3 lần mỗi ngày là một dấu hiệu của ung thư đại trực tràng , ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Từ lâu, các nhà khoa học đã biết rằng, táo bón và đại tiện không đều đặn là những dấu hiệu của ung thư ruột. Nhưng một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học Elsevier , cho thấy người đi tiêu nhiều hơn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh chết người này cao hơn.
Để điều tra mối liên quan, các nhà nghiên cứu đã dựa trên dữ liệu từ nghiên cứu EPIC-Norfolk – đây là nghiên cứu điều tra về viễn cảnh ung thư của châu Âu. Nghiên cứu bao gồm 25.663 người Anh – trong độ tuổi từ 45 đến 79, tham gia. Kết quả nghiên cứu và những phát hiện sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.6 .
Mắc những lỗi này khi ngủ sẽ dễ sinh bệnh
Video đang HOT
Nếu đi ngủ sai cách, cơ thể của bạn có thể bị ảnh hưởng. Sau đây là 4 lỗi thường gặp.
Không đi ngủ theo một lịch trình đều đặn. Một nghiên cứu năm 2020 từ Đại học Notre Dame (Mỹ), được công bố trên tạp chí khoa học Nature , cho biết đi ngủ muộn hơn bình thường 30 phút làm tăng cao nhịp tim tổng thể.
Lạm dụng thuốc ngủ làm tăng nguy cơ suy giảm các kỹ năng tư duy và chứng sa sút trí tuệ . Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngay cả khi ngủ 7 tiếng mỗi đêm, nếu không đi ngủ vào cùng một thời điểm, nhịp tim không chỉ tăng khi ngủ mà còn ảnh hưởng qua ngày hôm sau.
Lạm dụng thuốc ngủ và rượu. Một số người tập thư giãn nhanh hoặc thiền để dễ ngủ. Một số khác lại phải uống rượu hoặc thuốc ngủ mỗi đêm để dễ ngủ. Nhưng rượu thực sự rất có hại cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe.
Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng thuốc ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ suy giảm khả năng tư duy và sa sút trí tuệ. Trang sức khỏe ngày 3.6 sẽ tiếp tục 2 lỗi thường gặp khi ngủ dễ sinh bệnh .
Bắt chước trào lưu ăn bột khô trên TikTok, cô gái suýt chết vì đau tim
Thay vì hòa tan bột thực phẩm bổ sung vào nước để uống, cô Briatney Portillo (20 tuổi) ở Mỹ lại ăn khô. Đây là một trào lưu mới trên TikTok. Cô gái trẻ không ngờ hành động này lại khiến cô nhập viện vì đau tim.
Cô Briatney Portillo đã nhập viện vì đau tim sau khi tham gia trào lưu ăn bột bổ sung trước khi tập luyện.ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thực phẩm bổ sung cô Portillo ăn khô là loại bột dùng trước khi tập gym. Cô thấy nhiều người trên TikTok ăn bột khô thay vì pha với nước nên đã bắt chước, theo Buzzfeed.
Sau khi ăn, cô Portillo cảm thấy ngứa ran khắp cơ thể. “Đó không phải là cảm giác dễ chịu”, cô Portillo kể lại.
Cô gái tìm kiếm thông tin trên internet và biết được đây chỉ là tác dụng phụ bình thường. Do đó, cô vẫn tập luyện. Những biểu hiện lạ bắt đầu xuất hiện.
“Tôi cảm thấy tức và hơi đau ngực, chỉ là cơn đau nhẹ. Tôi nghĩ có thể do mình lo lắng hoặc hồi hộp quá mức nên đã phớt lờ và tiếp tục tập gym”, cô kể lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, cô Portillo bắt đầu cảm thấy buồn nôn dữ dội và choáng váng. Cô đành bỏ tập, rời phòng gym, về nhà tắm và đi làm. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để theo dõi tiếp câu chuyện của cô Portillo .
Như Quỳnh lụy thuốc ngủ: lời cảnh tỉnh chung!
Thông tin ca sĩ Như Quỳnh phải thường xuyên dùng thuốc ngủ để có thể bảo đảm các đêm diễn đang khiến nhiều khán giả lo lắng.
Cùng với đó, mạng xã hội mới đây xuất hiện những tranh cãi xung quanh lợi hại của việc dùng thuốc an thần gây ngủ. Để bạn đọc có thông tin chuẩn mực, Người Đô Thị ghi nhận ý kiến chuyên môn của chuyên gia sức khỏe.
Tại buổi họp báo giới thiệu đêm nhạc Chuyện ba người của ca sĩ Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh và Phi Nhung sẽ diễn ra ngày 28.3 tại Hà Nội, Như Quỳnh lên tiếng về những tin đồn xung quanh việc cô thỉnh thoảng bị mất giọng:
"Trong đời người ca sĩ không phải lúc nào chất giọng cũng quân bình mãi mãi, cũng có lúc gặp những trở ngại và trục trặc trong kỹ thuật hay do bệnh. Nhưng khi đã gọi là ca sĩ và yêu nghề của mình thì chắc chắn không ai muốn mình mất giọng, bị bệnh và không thể hát. Với những tin đồn có thời gian Như Quỳnh hát không được và bây giờ hát được, vốn dĩ là chuyện bình thường. Mình không phải thần thánh nên cũng có lúc bệnh tật, có lúc khỏe khoắn...".
Như Quỳnh thừa nhận cô đã sử dụng thuốc ngủ để cố gắng gìn giữ giấc ngủ, chất giọng. "Không phải ai cũng thế, nhưng đối với Như Quỳnh, có lẽ do làm việc và áp lực quá nhiều. Múi giờ khi lưu diễn ở nơi xa như châu Âu, Úc châu, Mỹ, Việt Nam... thì đôi khi ngày và đêm không còn phân biệt được nữa, chỉ có giấc ngủ trên máy bay và đáp xuống là vào sân khấu trình diễn ngay, không có thời gian nghỉ ngơi. Chính vì lý do như thế nên Như Quỳnh đã dùng thuốc ngủ để nghỉ ngơi, tranh thủ có thể đáp ứng được một sức khỏe nhất định, giữ phong độ để có thể trình diễn...
Ca sĩ Như Quỳnh lên tiếng về những tin đồn mất giọng, quên lời do lạm dụng thuốc ngủ, tại buổi họp báo ngày 16.3 giới thiệu đêm nhạc Chuyện ba người. Ảnh: Hữu Dương
Đương nhiên đã nói tới thuốc thì phải có tác dụng phụ. Tác dụng phụ đó là dễ quên, mất trí nhớ. Nhất là càng về già như hiện nay, Như Quỳnh dễ quên hơn hồi xưa nhiều. Thật lòng mà nói, bây giờ với một lịch trình dày đặc, đi diễn và yêu nghề đến như thế mà nói Như Quỳnh phải bỏ đi thuốc ngủ thì cũng hơi khó quá nhưng có thể Như Quỳnh sẽ kết hợp hai phần trị liệu, giảm liều lượng thuốc uống xuống và tăng massage về thần kinh, đầu óc. Như vậy sẽ dung hòa được và dần dần Như Quỳnh sẽ sớm bỏ hẳn thuốc ngủ", Như Quỳnh chia sẻ.
Thuốc ngủ phải dùng theo chỉ định
PGS-TS-DS. Nguyễn Hữu Đức (nguyên giảng viên chính Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, mọi người thông thường hay tự ý dùng thuốc an thần để trị mất ngủ. Loại thuốc này còn được gọi tên "thuốc an thần gây ngủ" hay "thuốc an thần giải lo" vì có tác dụng an thần nếu dùng liều thấp (tức làm giảm sự đáp ứng với kích thích ngoại cảnh đưa đến giảm lo lắng, bồn chồn, bất an...) và gây ngủ nếu dùng liều cao hơn (tức khởi phát và duy trì giấc ngủ khi bị mất ngủ).
"Về bản chất, thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần nên phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ, người dân không tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ rất nguy hiểm. Thuốc an thần gây ngủ có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi... và nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy", DS. Đức khuyến cáo.
Cụ thể, những hệ lụy thường gặp khi dùng sai thuốc an thần: nghiện một số thuốc nhóm benzodiazepines và nhóm "Z"; cảm giác bồn chồn bứt rứt, có thể đứng ngồi không yên, hồi hộp, cảm giác nặng ngực, giấc ngủ ngắn chập chờn hoặc thèm ngủ mà không thể chợp mắt...; quên nhiều và ngủ không sâu; suy nghĩ và hoạt động hàng ngày trở nên chậm chạp, tăng cân, dễ té ngã, có thể biểu lộ vui buồn nhưng chậm...
"Phải luôn xem thuốc ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ. Cách thức mất ngủ hay chất lượng giấc ngủ ở nam nữ hay ở độ tuổi nào cũng thể hiện những tình trạng bệnh khác nhau. Do đó, ngay cả việc chọn lựa kê toa thuốc an thần cũng phải cẩn thận vì tương tác giữa các thuốc với nhau, không mang lại giấc ngủ mong muốn", DS. Đức nói.
Làm sao để ngủ ngon không lụy thuốc?
TS-BS. Đinh Vinh Quang (Trưởng khoa Nội Thần kinh tổng quát, Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM) cho biết mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhiều người gặp. Trên thực tế, có những người cần 9 - 10 giờ ngủ trong một đêm và những người khác thì ngủ ít hơn, chỉ khoảng 3 - 4 giờ/đêm, do đó độ dài về thời gian giấc ngủ không luôn luôn tương ứng với rối loạn giấc ngủ. Quan trọng nhất là ở mỗi người làm sao để sau mỗi giấc ngủ không cảm thấy ủ rũ, chán nản mà có thêm sinh khí làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ người đó đã có một giấc ngủ tốt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ nhưng chung quy gồm ba nhóm chính: rối loạn giấc ngủ liên quan với rối loạn tâm thần; rối loạn giấc ngủ khác (do bệnh nội khoa và sử dụng chất gây mất ngủ); rối loạn giấc ngủ nguyên phát (hay còn gọi mất ngủ không tìm được nguyên nhân). Giấc ngủ bị xáo trộn lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ như mắc trầm cảm, mất trí nhớ, sa sút trí tuệ...
"Hiện nay chưa có thời gian nhất định để xác định một người bị mất ngủ và cần can thiệp. Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng nếu một tuần có ba đêm không ngủ được và tình trạng này kéo dài khoảng một tháng trở lên thì lúc này nên đi khám và điều trị...", BS. Quang nói. Các thuốc ngủ phải dùng thận trọng, nói chung không nên dùng quá hai tuần vì có thể gây phụ thuộc thuốc. Một số biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc:
Thư giãn tâm lý: Khi lên giường ngủ, không nên lo lắng, suy nghĩ hay làm gì khác. Bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài thường rất sợ buổi tối, vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được, và càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến. Nếu trong ngày còn những vấn đề chưa giải quyết xong thì cũng tạm gác lại, không nên vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách giải quyết. Nếu chưa ngủ được sau 5 - 10 phút nằm trên giường, nên đứng dậy và làm một điều gì đó thư giãn.
Vệ sinh giấc ngủ: Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu...) vào buổi chiều; tránh ngủ nhiều vào ban ngày; tập thể dục buổi sáng đều đặn; tập những bài thể dục nhẹ nhàng có tính chất thư giãn trước khi ngủ; tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay và cuốn hút, xem những phim đòi hỏi phải chú ý cao, theo dõi sát sao...; tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút; tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay ăn quá no gây khó tiêu trước khi đi ngủ; phòng ngủ cần thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh; thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Dù có bị mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ bình thường trước khi bị mất ngủ.
Một số trường hợp thay đổi giường và phòng khác là cần thiết. Sự thỏa mãn về tình dục sẽ đẩy mạnh giấc ngủ ở nam nhiều hơn nữ. Cần bổ sung trong chế độ ăn cho những người bị mất ngủ các chất như Melatonin và L- tryptophan. Melatonin là một hormone nội sinh được sản xuất bởi tuyến tùng và nó giúp điều hòa giấc ngủ. "Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi bị mất ngủ dài ngày người bệnh nên đi khám để được hướng dẫn và điều trị thích hợp, nhằm cải thiện tình trạng giấc ngủ nói riêng và phục hồi sức khỏe nói chung" - BS. Quang lưu ý.
Chữa tiêu chảy bằng thuốc nam, bác sĩ bất lực để gia đình xin con về Bệnh nhi 5 tháng tuổi nhập viện sau 2 ngày sử dụng thuốc nam. Dù đã được điều trị tích cực nhưng do tiên lượng nặng, gia đình đã xin về. Mới đây, các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 5 tháng ở huyện Hà Quảng - Cao Bằng đến viện...