Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi)
Sáng nay 31.1, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối vớidự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang cho biết, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày hôm nay và kết thúc vào ngày 31.3.2013.
Theo ông Quang, dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) được đăng toàn văn trên các báo Nhân dân, Lao động, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử của Bộ TN-MT, Tổng cục Quản lý đất đai, trang thông tin điện tử của HĐND và UBND các tỉnh, thành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm hiểu và tham gia đóng góp ý kiến.
Việc lấy ý kiến, theo ông Quang, có thể thông qua nhiều hình thức, như góp ý trực tiếp bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm được tổ chức lấy ý kiến, trong đó, cá nhân gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản qua đường bưu điện thì thư không phải dán tem.
Các cá nhân, tổ chức, cơ quan góp ý kiến thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử của Bộ TN-MT, Tổng cục Quản lý đất đai, trang thông tin điện tử của HĐND và UBND các tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
“Chúng ta cũng có thể thu thập ý kiến đóng góp thông qua việc thảo luận tại các hội nghị, hội thảo theo khu vực và theo từng vùng”, ông Quang nói.
Người đứng đầu Bộ TN-MT lưu ý, các ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và được nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo luật. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, công khai, khoa học và đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực, tiết kiệm. Theo ông Quang, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương và của các tổ chức.
Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) của các cơ quan, tổ chức, UBND các tỉnh, thành phải gửi về Bộ TN-MT trước ngày 5.4.2013. Bộ TN-MT sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ kết quả đóng góp ý kiến trước ngày 15.4.2013.
“Dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được hoàn thiện, dự kiến trình Chính phủ cho ý kiến vào cuối tháng 4.2013, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội trước ngày 10.5.2013″, ông Quang cho biết.
Theo TNO
Lấy ý kiến nhân dân về dự luật đất đai sửa đổi
Ngoài việc tổ chức hội nghị, thảo luận để lấy ý kiến ở các cấp từ trung ương tới địa phương, tổ chức, cá nhân có thể gửi góp ý về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chiều 14/12, Thường vụ Quốc hội nhất trí tổ chức lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong hai tháng, từ khoảng tháng 2 đến 4/2013. Việc lấy ý kiến được tổ chức với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện để người dân góp ý. Ý kiến đóng góp của người dân sẽ được tập hợp, tổng hợp và tiếp thu, giải trình nghiêm túc.
Trước đó, bàn thảo về một số vấn đề lớn còn vướng mắc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, dự luật phải quy định thật cụ thể và "chi tiết như một bộ luật". Qua thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông cho rằng, dự luật chưa đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Nhiều vấn đề liên quan tới đền bù, thu hồi đất, định giá, đấu giá hay tố cáo, khiếu kiện, tham nhũng đất đai... chưa giải đáp được.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Luật Đất đai phải cụ thể, chi tiết như một bộ luật. Ảnh: Nguyễn Hưng.
"Quan điểm là không chia lại đất, vậy những người không có đất hoặc không dùng đến đất nữa thì giải quyết như thế nào? Những người mới sinh ra thì làm sao?", Chủ tịch Quốc hội nêu hàng loạt câu hỏi chưa có quy định cụ thể.
Trước những yêu cầu với một dự luật "vô cùng khó" - như cách nói của Chủ nhiệm Ủy ban KHCN Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Quốc hội cho rằng có thể nghiên cứu nâng Luật Đất đai thành bộ luật cho chặt chẽ và "riêng quy định về đền bù đã đủ đứng riêng thành một luật".
"Tinh thần là đến tháng 5-6/2013 việc chuẩn bị dự luật mà tốt thì thông qua, nhưng nếu chưa thì có thể để đến kỳ họp tháng 10", Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng, "cái tắc nghẽn, khó khăn nhất" của dự luật định rõ thực chất quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Bởi đây là vấn đề kìm hãm phát triển xã hội. Ông cũng đề cao vai trò định giá của nhà nước bởi đất đai là loại hàng hóa đặc biệt.
"Cần đền cả các tài sản trên đất và các giá trị, đầu tư của người sử dụng đất tạo ra giá trị trên đất đó", ông Ksor Phước nói thêm.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang, nếu nâng Luật Đất đai thành bộ luật thì cần thêm thời gian, còn nếu đến tháng 6 thì "khó" cho cơ quan soạn thảo. Với dự luật sửa đổi, dự kiến sẽ có 5 nghị định hướng dẫn tập trung vào các vấn đề cụ thể.
Theo VNE
Xóa sổ "luật con" về đất đai Phát biểu tại phiên thảo luận dự luật Đất đai(sửa đổi) chiều qua 15.1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị việc sửa đổi luật lần này cố gắng thành bộ luật hoàn chỉnh, hạn chế tối đa việc ban hành nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn. Bớt quyền "ưu tiên" cho nhà nước Báo cáo những nội dung đã...