Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm từ năm 2013
Sáng qua (21-11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với tổng số 474 đại biểu tán thành (đạt 95,18%). Theo đó, sẽ bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013. Từ các nhiệm kỳ sau, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiến hành vào kỳ họp đầu tiên trong năm, kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ.
Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013
(Trong ảnh: Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu các chức danh của Quốc hội tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIII)
Qua thảo luận, nhiều ĐBQH đề nghị thu gọn phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm để tránh dàn trải. UBTVQH đã tiếp thu nội dung này và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết. Theo đó, Quốc hội lấy – bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UBTVQH Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng kiểm toán nhà nước. HĐND lấy – bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực, Trưởng ban của HĐND Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng đã điều chỉnh về 3 mức độ thể hiện tín nhiệm là: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. Liên quan đến hệ quả đối với người bị đánh giá tín nhiệm thấp, Nghị quyết quy định, người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Người có trên 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTVQH, thường trực HĐND trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, ĐBQH thảo luận tại các đoàn. Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn ĐBQH để trao đổi các vấn đề liên quan. Sau đó, UBTVQH báo cáo trước Quốc hội về kết quả thảo luận. Phiếu tín nhiệm chỉ thể hiện hai mức độ: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”. Người nhận quá nửa tổng số phiếu “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó, có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ bắt đầu thực hiện ngay tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013. Với các nhiệm kỳ sau, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ bắt đầu vào kỳ họp đầu tiên trong năm kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ (để bảo đảm thời gian cần thiết cho việc thể hiện năng lực lãnh đạo, quản lý). Quy trình được tiến hành như sau: Người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ có báo cáo công tác bằng văn bản gửi UBTVQH chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. UBTVQH gửi thông báo về việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp và báo cáo công tác của người được lấy phiếu tín nhiệm đến đại biểu chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp. Quốc hội quyết định ngày lấy phiếu tín nhiệm trong chương trình kỳ họp. Hình thức là bỏ phiếu kín.
Theo ANTD
Tín nhiệm quá thấp, nên bãi nhiệm luôn
Hôm qua, 11-10, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Hà Nội hiện có hơn 7 triệu nhân khẩu và luôn có hơn 1 triệu lao động thời vụ
Ảnh: NGUYÊN VŨ
Nhiều ý kiến cho rằng, nên tách bạch việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm. Để việc bỏ phiếu tín nhiệm đi vào thực chất, tránh dàn trải, Quốc hội nên lấy phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh. HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực HĐND trưởng các ban của HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của UBND.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm là hoàn toàn cần thiết, bỏ phiếu không chỉ để các cơ quan chức năng đánh giá mà là dịp để các đại biểu tự đánh giá mình, nếu được tín nhiệm cao sẽ là sự khích lệ lớn.
Tuy nhiên, trong cách thức thực hiện cần tính toán kỹ để tránh trường hợp trùng lắp. Trước mắt, nên tổng kết kết quả thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND xã bầu. Về mức độ đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm, các mức như dự thảo đề cập gồm: tín nhiệm cao, tín nhiệm trung bình, tín nhiệm thấp còn chung chung. Do vậy, có ý kiến đề xuất lập thang điểm với những tiêu chí cụ thể để việc đánh giá khách quan hơn và tránh thiệt thòi cho người được bỏ phiếu. Cũng có ý kiến cho rằng nên lấy 3 mức độ ("tín nhiệm cao", "tín nhiệm trung bình", "tín nhiệm thấp") và đối với những người có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội hoặc HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì lấy luôn kết quả đó là kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và tiến hành bãi nhiệm luôn. Đại diện MTTQ TP Hà Nội đề nghị, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm cần được thông báo công khai nhằm bảo đảm sự khách quan, dân chủ.
Cũng tại buổi góp ý, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về thời gian bỏ phiếu tín nhiệm. Có ý kiến cho rằng việc tổ chức mỗi năm một lần như dự thảo là phù hợp, song cũng nhiều đại biểu đề xuất nên tổ chức vào giữa và cuối mỗi nhiệm kỳ của Quốc hội và HĐND vì thời gian 1 năm là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình. Hơn nữa, nếu việc lấy phiếu tín nhiệm thường xuyên sẽ dễ tạo tâm lý "dĩ hòa vi quý", e ngại đổi mới để được lòng số đông. Có ý kiến nhấn mạnh trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm rất cần thận trọng, chặt chẽ, có bước đi phù hợp để vừa đạt hiệu quả vừa giữ sự ổn định, không gây xáo trộn.
Theo dự thảo, quy định việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tiến hành định kỳ hàng năm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4. Căn cứ để đánh giá mức độ tín nhiệm là việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với từng chức danh cụ thể và tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của người đó. Trước khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu, người được lấy phiếu có báo cáo tự đánh giá gửi các đại biểu. Sau khi kết thúc việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng chức vụ cụ thể để xem xét, xử lý theo quy trình công tác cán bộ.
Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ đó. Cơ quan hoặc người đã giới thiệu để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm người đó có thể trình để xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm người đó để điều động sang vị trí công tác khác phù hợp hơn. Đồng thời, chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn người để giới thiệu thay thế. Trường hợp đã hết nhiệm kỳ thì không tiếp tục giới thiệu tái cử chức vụ đó nhiệm kỳ tiếp theo.
Đối với người có trên hai phần ba tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm mà không cần chờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai. Đồng thời, sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự thay thế. Đối với người có 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
Siết nhập cư ngăn "bùng nổ" dân số
Chiều 11-10, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thủ đô. Liên quan tới vấn đề quản lý dân cư, dự thảo mới nhất quy định, ngoài những quy định của pháp luật về cư trú, người nhập khẩu phải có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở và đã tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ 3 năm trở lên, nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi ở tạm trú. Theo đánh giá của các đại biểu, những vấn đề còn vướng mắc như mức xử phạt hành chính, quản lý dân cư... đã từng bước được làm rõ và đạt được sự đồng thuận cao. Các quy định trong dự thảo mới nhất đã làm rõ hơn cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô và có tính khả thi cao.
Hà Nội hiện có 1,8 triệu hộ, 7,13 triệu nhân khẩu và luôn có trung bình 1 triệu lao động thời vụ. Dự kiến, đến năm 2020, Hà Nội là 9 triệu dân, song cứ với tốc độ gia tăng như hiện nay, TP sẽ lên tới 13-14 triệu dân.
Theo ANTD
Hai phương án lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo Hôm qua, 14-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải được công bố công khai, minh bạch (Trong ảnh: cử tri phường Hàng Bài,...