Bắt đầu di dời Trạm thu phí Định Quán
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường vừa có văn bản gửi Tổng cục Đường bộ và UBND tỉnh Đồng Nai thông báo việc dừng Trạm thu phí Định Quán (tỉnh Đồng Nai).
Trạm thu phí Định Quán
Theo đó, Bộ GTVT chấp thuận về nguyên tắc cho phép nhà đầu tư là liên doanh Công ty TNHH một thành viên 7/5, Công ty TNHH Hùng Phát, Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đại Phát được dừng Trạm thu phí Định Quán trên quốc lộ 20 kể từ 7 giờ 00 phút ngày 24.9, để di dời, chuyển sang Trạm thu phí H.Tân Phú (Đồng Nai) tại km 74 760 quốc lộ 20.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ và nhà đầu tư khẩn trương lập các biên bản nghiệm thu tại trạm thu phí mới, làm việc với Cục thuế Đồng Nai để được hướng dẫn in ấn, sử dụng ấn chỉ thu phí theo quy định.
Nguyên nhân dẫn đến việc di dời Trạm thu phí Định Quán là do vào năm 2012, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nhận được ý kiến của người dân phản ánh việc trạm thu phí này có từ năm 2000, nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để thu phí đầu tư cho tuyến đường nằm trên địa phận tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Đoàn đại biểu Quốc hội đã kiến nghị Bộ GTVT phải di dời về phía H.Tân Phú, giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng.
Tin, ảnh: Kim Cương
Theo TNO
Video đang HOT
Người dân khẩn cấp di dời ra khỏi Trung tâm thương mại Hải Dương
Sáng 19/9, chủ tịch UBND TP.Hải Dương Đoàn Việt Hùng cho biết đã xin UBND tỉnh chủ trương tháo dỡ khẩn cấp chợ TTTM Hải Dương để tránh nguy cơ sập đổ.
Xe máy xúc, xe tải đỗ trong khu vực chợ như để sẵn sàng cho các tình huống sập đổ công trình
Theo ông Hùng, "hiện tại nguy cơ chợ TTTM Hải Dương bị sập là rất lớn, đe dọa an toàn, tính mạng của người dân ở gần khu vực tòa nhà". Chính vì thế, từ trưa 18/9, cùng với đề nghị phá dỡ chợ khẩn cấp, UBND TP đã có quyết định di dời, sơ tán khẩn cấp 49 hộ dân sống ở khu phố Mạc Thị Bưởi.
Theo ông Hùng," việc di dời để đảm bảo an toàn tình mạng, tài sản cho người dân là ưu tiên hàng đầu, nên đến thời điểm này, thành phố vẫn chưa có chính sách gì để hỗ trợ những hộ dân phải di dời. Sau này, căn cứ trên tình hình thực tế, chắc chắn UBND TP sẽ có hỗ trợ cho người dân phải di chuyển. Hiện việc sơ tán này chưa có ấn định thời gian đến bao giờ, nhưng chắc chắn phải kéo dài đến khi phá dỡ xong công trình, khi mọi điều kiện an toàn cho phép thì mới để cho người dân quay trở lại..."- ông Hùng nói.
Ngay sau khi thành phố có quyết định di dời, hầu hết các hộ dân đã khẩn trương thực hiện việc di chuyển. UBND TP bố trí hai địa điểm cho dân tạm trú là Nhà văn hóa P.Trần Phú và Trường THCS Võ Thị Sáu.
Người dân khiêng đồ sơ tán
Theo ghi nhận của PV, hầu hết các hộ dân đã tự nguyện di dời. Các hộ dân chủ động di dời đến các nhà người thân, chứ không đến hai địa điểm đã được thành phố chuẩn bị.
Ông Vũ Văn Bình, nhà số 88 Mạc Thị Bưởi, cho biết sau vụ cháy, có thể do ảnh hưởng sức nóng và chấn động bởi việc sập đổ 1.000 m2 sàn chợ nên trong nhà ông xuất hiện những vết nứt. Bản thân gia đình ông cũng muốn tạm di dời nên trước khi UBND TP thông báo thì gia đình đã chủ động di dời.
Tại hiện trường vụ cháy đêm 18-9, lực lượng công an thu dọn các hàng rào trước đó để giải tỏa thông đường. Bên cạnh đó, một hàng rào sắt, tôn kiên cố đang được dựng lên xung quanh và thu sát vào khu vực chợ. Phía trước cổng chợ xuất hiện những chiếc xe máy xúc, xe tải như để chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất (sập đổ tòa nhà).
Lực lượng khám nghiệm hiện trường (Viện KHKT hình sự Bộ Công an) niêm phong tài liệu sau một ngày khám nghiệm bên trong chợ TTTM
Cả dãy phố Mạc Thị Bưởi gần như đóng cửa hết, buồn vắng. Xung quanh chỉ có lực lượng công an, dân phòng bảo vệ, cùng một nhóm các kỹ sư đang đo đạc, quan trắc độ lún, nghiêng của công trình...
Chủ tịch UBND TP Hải Dương Đoàn Việt Hùng cho biết sáng 19/9, lực lượng kỹ sư của Sở Xây dựng vẫn tiến hành khảo sát, đo đạc và số liệu sẽ được báo cáo Bộ Xây dựng cũng như UBND tỉnh xem xét, quyết định có nên phá dỡ khẩn cấp hay không.
Nếu không khẩn cấp, công trình sẽ vẫn phải phá dỡ, nhưng sẽ phải qua các quy trình khảo nghiệm, đánh giá và có phương án phá dỡ cụ thể. Cũng theo ông Hùng, vì hiện nguy cơ sập đổ chợ rất cao, nên gần 20 gian hàng trên tầng 3 chưa bị cháy đến cũng phải chờ đợi, chưa thể cho các tiểu thương vào giải phóng hàng được.
Các hàng rào phong tỏa hiện trường được lập từ ngày 15/9 đến trưa 18/9 được dỡ bỏ
Trong một diễn tiến khác, một lãnh đạo Công an TP.Hải Dương cho biết ngày 19/9 các cán bộ của Bộ Công an cùng Công an tỉnh vẫn tiếp tục tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường. Dự kiến việc khám nghiệm sẽ kết thúc trong ngày hôm nay.
Vị lãnh đạo công an này cũng cho biết công an TP vẫn đang bảo vệ hiện trường, ngăn không cho người dân lại gần TTTM cũng như canh gác bảo vệ tài sản của 49 hộ dân phải di dời.
Trước đó, từ sáng 18/9, Sở LĐTB-XH Hải Dương lập 8 tổ công tác trao 10 triệu đồng tiền hỗ trợ của UBND tỉnh và 3 triệu đồng của UBND TP Hải Dương cho mỗi hộ bị thiệt hại trong vụ cháy.
Ông Nguyễn Mạnh Hiển, chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết tỉnh đã nhận được công văn đề nghị phá dỡ khẩn cấp công trình chợ TTTM và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương khảo sát, đo đạc trắc địa để xem xét. Nếu kết quả thấy lún bất thường, hay nguy cơ sập đổ cao thì UBND tỉnh sẽ cho phá dỡ khẩn cấp. Còn nếu độ lún chưa nghiêm trọng thì sẽ vẫn tiếp tục để các lực lượng chuyên môn thực hiện xong công tác khám nghiệm hiện trường. Sau đó sẽ đợi các cơ quan chuyên môn thẩm định thì mới phá dỡ.
Theo Xahoi
Phó thủ tướng yêu cầu di dời trụ sở phải dành đất cho công cộng Trước nhiều ý kiến lo ngại về các cơ quan "di nhưng không dời" khỏi nội đô thành phố, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu quỹ đất sau khi di dời trụ sở phải dành cho công trình công cộng và giao thông tĩnh. Tại hội nghị trực tuyến về thực hiện Nghị quyết 16 khắc phục ùn tắc giao thông...