Bát đại môn phái trong Cửu Âm Chân Kinh – phần 1
– Những môn phái trong Cửu Âm Chân Kinh vẫn là ẩn số đối với nhiều game thủ Việt.
Cửu Âm Chân Kinh có bát đại môn phái, phần lớn trong số đó là những môn phái đã quen thuộc với game thủ Việt qua những bộ truyện kiếm hiệp hay các game kiếm hiệp đã có từ rất lâu. Game8 xin tổng kết và giới thiệu tới các bạn hình ảnh và trailer của bát đại môn phái trong Cửu Âm Chân Kinh.
Phần 1 sẽ bao gồm 4 phái là Thiếu Lâm, Cấm Vệ Quân, Võ Đang và Cực Lạc Cốc.
Shaolin – Thiếu Lâm
Thiên Hạ Võ Công xuất Thiếu Lâm, tương truyền các môn phái trong võ lâm đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm. Người sáng lập ra Thiếu Lâm là Bồ Đề Đạt Ma, người đã truyền lại cho đời sau, Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, Thiếu lâm thất thập nhị huyền công và tương truyền là cả Cửu Dương Thần Công.
Cửu Âm Chân Kinh đã tái hiện một cách chân thực tiêu chí “không sát sinh” của Thiếu Lâm khi cho các sư phụ Thiếu Lâm luyện công theo 2 đường là “Quyền pháp” và “Côn pháp” trong đó Côn pháp lại được tách ra thành 2 đường là Vi Đà Côn pháp và Đạt Ma Côn pháp với đầy đủ các tuyệt kỹ thành danh của Thiếu Lâm như Kim Cang phục ma, Thiếu Lâm La Hán Quyền …
Wudang – Võ Đang
Xuất phát từ núi Võ Đang thuộc Tiêu Anh phủ. Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm, song cũng lại có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”. Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái cũng là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm Trung Hoa.
Võ Đang trong Cửu Âm Chân Kinh khác với Võ Đang trong các tựa game kiếm hiệp khác khi có thể sử dụng cả song kiếm. Võ Đang trong Cửu Âm Chân Kinh có thể chia làm 3 hướng là Thanh Phong Kiếm Pháp, Lưỡng Nghi Kiếm Pháp ( song kiếm ) và Thái Cực Kiếm Pháp. Không có quyền pháp hay chưởng pháp của Võ Đang dù Trương Tam Phong còn lừng danh với trường quyền đoản cước và Thái Cực Quyền.
Royal Guard – Cấm Vệ Quân
Lực lượng bảo vệ hoàng cung Tử Cấm Thành, đều là những cao thủ bậc nhất trong thiên hạ. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ thì Cấm vệ quân ở một số thời kỳ còn được sử dụng như sát thủ để tiêu diệt các đối thủ chính trị hay giữ cân bằng trong võ lâm.
Sử dụng cả Đao và Ám khí. Cấm Vệ quân xứng đáng là người bảo vệ và sát thủ tin cậy nhất trong Cửu Âm Chân Kinh.
Blissful Valley – Cực Lạc Cốc
Là tà phái trong Cửu Âm Chân Kinh, do cốc chủ Đan Thiên Minh khai sáng,tà phái này thường lấy những khu rừng rậm, thâm sâu quỷ khốc làm nơi ẩn nấp và tu luyện nên rất khó phát hiện.
Cực Lạc Cốc sử dụng vũ khí hai tay tựa tựa Phán Quan Bút nhưng cũng có nét giống Trủy thủ (một dạng kiếm ngắn), ngoài các kỹ năng sử dụng vũ khí này thì chúng ta còn có thể thấy Cực Lạc Cốc có các kỹ năng như “Ẩm Huyết”, hạ độc …
Video đang HOT
Phần 2 về Bát Đại Môn Phái trong Cửu Âm Chân Kinh sẽ được giới thiệu Game8 tiếp tục cập nhật và giới thiệu tới các bạn.
Theo Game Thủ
agrave Thiếu Lâm, Cấm Vệ Quân, Võ Đang và Cực Lạc Cốc.
Shaolin – Thiếu Lâm
Thiên Hạ Võ Công xuất Thiếu Lâm, tương truyền các môn phái trong võ lâm đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm. Người sáng lập ra Thiếu Lâm là Bồ Đề Đạt Ma, người đã truyền lại cho đời sau, Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh, Thiếu lâm thất thập nhị huyền công và tương truyền là cả Cửu Dương Thần Công.
Cửu Âm Chân Kinh đã tái hiện một cách chân thực tiêu chí “không sát sinh” của Thiếu Lâm khi cho các sư phụ Thiếu Lâm luyện công theo 2 đường là “Quyền pháp” và “Côn pháp” trong đó Côn pháp lại được tách ra thành 2 đường là Vi Đà Côn pháp và Đạt Ma Côn pháp với đầy đủ các tuyệt kỹ thành danh của Thiếu Lâm như Kim Cang phục ma, Thiếu Lâm La Hán Quyền …
Wudang – Võ Đang
Xuất phát từ núi Võ Đang thuộc Tiêu Anh phủ. Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: “Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm, song cũng lại có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”. Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái cũng là một Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm Trung Hoa.
Võ Đang trong Cửu Âm Chân Kinh khác với Võ Đang trong các tựa game kiếm hiệp khác khi có thể sử dụng cả song kiếm. Võ Đang trong Cửu Âm Chân Kinh có thể chia làm 3 hướng là Thanh Phong Kiếm Pháp, Lưỡng Nghi Kiếm Pháp ( song kiếm ) và Thái Cực Kiếm Pháp. Không có quyền pháp hay chưởng pháp của Võ Đang dù Trương Tam Phong còn lừng danh với trường quyền đoản cước và Thái Cực Quyền.
Royal Guard – Cấm Vệ Quân
Lực lượng bảo vệ hoàng cung Tử Cấm Thành, đều là những cao thủ bậc nhất trong thiên hạ. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ thì Cấm vệ quân ở một số thời kỳ còn được sử dụng như sát thủ để tiêu diệt các đối thủ chính trị hay giữ cân bằng trong võ lâm.
Sử dụng cả Đao và Ám khí. Cấm Vệ quân xứng đáng là người bảo vệ và sát thủ tin cậy nhất trong Cửu Âm Chân Kinh.
Blissful Valley – Cực Lạc Cốc
Là tà phái trong Cửu Âm Chân Kinh, do cốc chủ Đan Thiên Minh khai sáng,tà phái này thường lấy những khu rừng rậm, thâm sâu quỷ khốc làm nơi ẩn nấp và tu luyện nên rất khó phát hiện.
Cực Lạc Cốc sử dụng vũ khí hai tay tựa tựa Phán Quan Bút nhưng cũng có nét giống Trủy thủ (một dạng kiếm ngắn), ngoài các kỹ năng sử dụng vũ khí này thì chúng ta còn có thể thấy Cực Lạc Cốc có các kỹ năng như “Ẩm Huyết”, hạ độc …
Phần 2 về Bát Đại Môn Phái trong Cửu Âm Chân Kinh sẽ được giới thiệu Game8 tiếp tục cập nhật và giới thiệu tới các bạn.
Theo Game Thủ
Điểm mặt "lò võ" tiếng tăm chưa xuất hiện trong GO Việt
Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My... những cái tên này đã quá thân thuộc với game Kiếm hiệp về Việt Nam, nhưng liệu bạn đã bao giờ cảm thấy chúng còn quá thiếu sót hay chưa?
Nếu như các môn phái được đề cập trong danh sách lần trước luôn là lựa chọn hàng đầu cho một game Kiếm hiệp thì sau đây chúng ta hãy cùng điểm mặt chỉ tên những ứng viên không mấy kém cạnh nhưng lại chưa xuất hiện trong các trò chơi trực tuyến tại Việt Nam.
Đây thật sự là điều đáng tiếc đặc biệt là với các fan hâm mộ của các môn phái này.
Cổ Mộ - Lại một "sư tổ thất tình"
Cũng giống như nguồn gốc của Nga My, Cổ Mộ phái ra đời bởi một nữ cao thủ không trọn vẹn đường tình duyên là Lâm Triều Anh. Từ yêu Vương Trùng Dương không thành, bà đã bí mật lập ra Cổ Mộ Phái chỉ tuyển các nữ đệ tử và thậm chí môn phái này còn "tuyệt tình" hơn Nga My.
Tuy thời gian tồn tại không lâu nhưng không ai có thể quên được những thành viên của Cổ Mộ phái khi tất thả đều rất xinh đẹp và đa số có đường tình duyên lận đận (chỉ mình Tiểu Long Nữ là ngoại lệ dù cũng trải qua nhiều khó khăn trắc trở).
Đệ tử nổi tiếng nhất của Cổ mộ phái: Tiểu Long Nữ (Hình minh họa)
Võ công của cổ mộ phái được miêu tả rất quái dị nhưng mềm mại và đẹp mắt, không vận nhiều sức nhưng kết thúc kẻ địch nhanh. Chiêu thức nổi tiếng nhất và ai cũng biết đến chính là Song Kiếm Hợp Bích.
Nếu được hiện thực hóa trong game online, Cổ Mộ chắc chắn sẽ được xếp vào hệ Thủy có tốc độ và kỹ năng ám sát tuyệt vời.
Toàn Chân - Thất tử tài ba
Toàn Chân là giáo phái hoàn hoàn có thật và được sáng lập bởi một nhân vật cũng có thật. Sư tổ của toàn chân giáo là Vương Trùng Dương - đạo sỹ nổi tiếng trong lịch sử của Trung Hoa. Toàn Chân Giáo ra đời từ thế kỷ 12 và còn lưu truyền đến hiện tại.
Trùng Dương và toàn chân thất tử trong tranh cổ Trung Hoa.
Trong truyện kiếp hiệp, sư tổ của Toàn Chân giáo chính là người đã chiến thắng tại Hoa Sơn Luận Kiếm và dứng đầu trong Thiên hạ ngũ tuyệt - Trung Thần Thông. Võ công của Toàn Chân Giáo thường gắn liền với hình ảnh của cây kiếm và có thể sánh ngang với Võ Đang về kỹ năng sử dụng binh khí này.
Nếu được đưa vào game online, Toàn Chân Giáo sẽ là những nhân vật hệ Thổ có khả năng sử dụng kiếm và khí công tương tự Võ Đang.
Ngũ Nhạc Phái
Được thành lập dựa trên 5 kiếm phái lừng danh: Hoa Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn và Thái Sơn với những tuyệt kỹ riêng của từng phái.
Tuy là một phái theo dạng liên minh bất đắc dĩ nhưng vị trí của Ngũ Nhạc Phái trong Tiếu Ngạo Giang Hồ không hề nhỏ khi nó được coi là ngang hàng với Thiếu Lâm, Võ Đang (chính phái) và Ma Giáo (tà phái).
Nhạc Bất Quần, giáo chủ đầu tiên và cũng là cuối cùng của Ngũ Nhạc phái. (Hình minh họa).
Võ công của Ngũ Nhạc Phái rất đa dạng do sự kết hợp của 5 phái, hay thử tưởng tượng nếu là một game online các thành viên gia nhập "lò võ" này sẽ được chọn võ công từ 5 môn phái thành viên với những đặc điểm khác nhau.
Không Động
Là một môn phái lâu đời của Trung Quốc và tinh hoa của Không Động xét ở một mức độ nào đó cũng không hề thua kém Thiếu Lâm ít nhất là ở quyền pháp. Không Động không mấy khi trở thành môn phái chính trong truyện nhưng lại luôn xuất hiện một cách lặng lẽ và không kém phần quan trọng.
Nhân vật sử dụng võ công nổi tiếng nhất của Không Động có lẽ là Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Tuy không phải là môn đệ của phái nhưng dưới tay ông Thất Thương Quyền đã đạt một tầm cao mới.
Kim Mao Sư Vương - người sử Thất Thương Quyền bá đạo nhất. (Hình minh họa).
Với những đặc điểm của mình, Không Động phái có lẽ được xếp và hệ Kim với đặc điểm nhiều máu, sức tấn công mạnh nhưng mỗi lần sử dụng kỹ năng đều tổn hao sinh lực.
Nhật Nguyệt Thần Giáo
Giáo phái phản diện của Tiếu Ngạo Giang Hồ gây được ấn tượng lớn với bạn đọc với sự thần bí của mình. Võ công của Nhật nguyệt thần giáo rất cổ quái và kỳ dị. Tuy bị coi là Ma Giáo nhưng số lượng người hâm mộ giáo phái này là không hề nhỏ.
Thánh cô của Nhật Nguyệt Thần giáo là hình tượng thành công. (Hình minh họa).
Võ công của Nhật Nguyệt Thần Giáo nổi lên là Hấp Tinh Đại Pháp và Quỳ Hoa Bảo Điển, tuy lợi hại nhưng những gì người luyện phải chấp nhận khi luyện hai bộ thần công này là không hề nhỏ.
Nếu được chuyển thành game online, Nhật Nguyệt Thần Giáo sẽ thuộc hệ Hỏa và có võ công hấp thụ và sử dụng sức mạnh của đối thủ. Xin đừng nhầm giáo phái này với Minh Giáo (Mani Giáo có nguồn gốc Ba Tư) trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
Theo Gamek
Thêm hai môn phái chuẩn bị lộ diện trong Cửu âm chân kinh Sau Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My và Đường Môn thì hai phái tiếp theo sẽ ra mắt là Cái Bang và Quân Tử Đường. Cửu âm chân kinh đang trong giai đoạn Closed Beta và theo lời nhà phát triển thì chỉ có 30% tính năng được giới thiệu trong đợt này. "Trụ sở chính" của môn phái Cái Bang. Cái Bang...