Bật cười tiêm kích Su-15 Nga bị…lũ cuốn trôi
Một chiếc máy bay chiến đấu siêu thanh Su-15 đã ngừng sử dụng của Nga đã bị lũ cuốn trôi ở tỉnh Magadan.
Theo_Kiến Thức
Video đang HOT
Trung Quốc bí mật phát triển tên lửa siêu thanh mới đọ với Mỹ
Quân đội Trung Quốc đang phát triển một tên lửa hành trình siêu thanh động cơ phản lực mới với khả năng tiến hành các các cuộc tấn công nhằm vào lục địa Mỹ.
Bản vẽ phương tiện siêu thanh động cơ phản lực của Trung Quốc.
Tờ Washington Free Beacon của Mỹ đưa tin, một tạp chí kỹ thuật của Trung Quốc đã tiết lộ những chi tiết mới về cuộc nghiên cứu về điều mà các chuyên gia Trung Quốc gọi là một phương tiện hành trình siêu thanh.
Một bản vẽ về phương tiện động cơ phản lực cho thấy tên lửa siêu thanh mới của Trung Quốc giống phương tiện phản lực không người lái X-43A hiện đang được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thử nghiệm.
Việc công bố các chi tiết về phương tiện hành trình siêu thanh cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một dạng thứ 2 của tên lửa bay siêu nhanh có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới Mach 10 (trên 12.800 km/h). Tốc độ như vậy tạo ra các thách thức kỹ thuật lớn đối với các nhà thiết kế vũ khí vì sức ép lên các vật liệu và khó khăn trong việc kiểm soát ở tốc độ cao.
Nhiều bài viết quân sự của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tập trung vào chuyến bay siêu thanh. Tuy nhiên, ít khi các bài viết nhắc tới một phương tiện siêu thanh được trang bị động cơ phản lực.
Hồi tháng 1 năm nay, tờ Washington Free Beacon đã lần đầu tiên tiết lộ rằng Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên với một phương tiện lướt siêu thanh không mang động cơ phản lực, Wu-14, mà các cơ quan tình báo Mỹ tin là sẽ được sử dụng để phóng các đầu đạn hạt nhân chiến lược xuyên thủng các hệ thống phủ của Mỹ.
Vụ thử nghiệm Wu-14 đã báo hiệu sự mở đầu cho điều mà các nhà phân tích nói là một cuộc đua vũ trang công nghệ cao mới nhằm chế tạo các phương tiện tấn công tốc độ cao.
Mỹ đang phát triển các tên lửa siêu thanh lướt và tên lửa siêu thanh trang bị động cơ phản lực. Chính phủ Nga cũng coi việc phát triển tên lửa siêu thanh là một ưu tiên.
Vì vậy, Trung Quốc cũng muốn thiết kế phương tiện hành trình động cơ phản lực của riêng mình, có khả năng đạt vận tốc trên Mach 5 để bắt kịp với thách thức mới. Trích dẫn các nghiên cứu của Trung Quốc, Washington Free Beacon cho hay phương tiện tấn công có thể được sử dụng trong chiến lược "chống tiếp cận/ngăn chặn khu vực" nhằm đối phó với các tàu sân bay của Mỹ.
Các hệ thống vũ khí như vậy có thể gây ra mối đe dọa thậm chí lớn hơn đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Tên lửa hành trình siêu thanh động cơ phản lực đã được miêu tả trong bài viết trên một tạp chí quân sự kỹ thuật có tên gọi Command Control & Simulation. Bài viết do Viện nghiên cứu 716 của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc - hãng chế tạo tàu chiến, tàu ngầm và ngư lôi lớn nhất Trung Quốc - đăng tải.
Các vũ khí siêu thanh nằm trong số các chương trình bí mật nhất của quân đội Trung Quốc, cùng với các vũ khí chống vệ tinh và các công cụ chiến tranh mạng. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Trung Quốc đã xác nhận vụ thử nghiệm, khẳng định rằng đó là một thí nghiệm khoa học không thường và không nhằm vào bất kỳ nước nào.
Phương tiện siêu thanh động cơ phản lực NASA X-43 của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự cho rằng việc tiết lộ tên lửa hành trình động cơ phản ứng là khác thường và nằm trong khuôn khổ nỗ lực tăng cường vũ khí công nghệ cao quy mô lớn của Trung Quốc.
"Từ lâu, Trung Quốc đã xác định siêu thanh là vũ khí quân sự quan trọng trong tương lai và đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển các vũ khí tương lai", Rick Fisher, từ Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế, nhận định.
"Nhận thức của chính quyền Bush về chiến thuật "đòn tấn công nhanh toàn cầu" sử dụng các đầu đạn siêu thanh phi hạt nhân có thể im ắng tại Washington nhưng nó lại rất sôi động tại Bắc Kinh", ông Fisher nói thêm.
Ông Fisher cho hay phương tiện siêu thanh động cơ phản lực có nhiều lợi thế hơn so với Wu-14, vốn có thể làm phức tạp nỗ lực của các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ nhằm đánh chặn tên lửa tấn công bay siêu nhanh.
Tập đoàn máy bay Thành Đô của Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc phát triển một phương tiện thử nghiệm động cơ phản lực siêu thanh, tương tự X-43 của Mỹ.
Ông Fisher cho hay không rõ liệu Trung Quốc có tập trung vào khả năng phản lực cho các vũ khí tương lai hay không. Tuy nhiên, điều đó chứng tỏ rằng các nhà khoa học Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ về các động cơ và vật liệu như vậy.
Mỹ, Nga cũng ưu tiên phát triển phương tiện siêu thanh
Larry Wortzel, một chuyên gia tình báo quân sự từng hoạt động tại Bắc Kinh, cho hay các vũ khí siêu thanh của Trung Quốc là điều mà Bắc Kinh gọi là vũ khí "chỉ huy ám sát", cho phép Trung Quốc có lợi thế chiến lược trong bất kỳ xung đột nào với Mỹ trong tương lai.
Các chương trình tên lửa siêu thành của Mỹ đã bị hạn chế do khủng hoảng ngân sách quốc phòng liên bang, vốn làm cản trở cuộc nghiên cứu vũ khí công nghệ cao.
Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn 70,7 triệu USD cho một chương trình tên lửa siêu thanh quân sự - một con số được xem là ít hơn nhiều so với đầu tư của Nga và Trung Quốc vào vũ khí siêu thanh.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin hôm 3/7 nói rằng các hãng chế tạo tên lửa của Nga phải làm chủ công nghệ về cả vũ khí siêu thanh và dẫn đường chính xác. Mátxcơva đã đặt mục tiêu chế tạo nguyên mẫu tên lửa siêu thanh đầu tiên vào năm 2020.
Trong một báo cáo chiến lược hồi năm ngoái, quân đội Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng các vũ khí siêu thanh mới của Mỹ và các nước khác gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Trung Quốc.
Báo cáo nói thêm, các vũ khí mới có khả năng tấn công đất liền từ trên không sẽ có "ảnh hưởng nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia".
An Bình
Theo Dantri/Washington Free Beacon
Phóng thành công tên lửa BrahMos từ tàu chiến Ấn Độ - Lực lượng vũ trang Ấn Độ đã phóng thử thành công một quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos từ một tàu chiến mới nhất mang tên INS Kolkata của nước này. Thông tin trên vừa được hãng thông tấn PTI dẫn lời quan chức quốc phòng Ấn Độ đưa ra hôm qua (9/6). Vụ phóng thử tên lửa...