Bất cứ ai trong đời cũng muốn có bộ ảnh ‘50 năm nắm tay’ thần thái xuất sắc như thế này!
Bên cạnh đó, trước buổi tiệc trà kỉ niệm, vợ chồng ông Siong còn chụp một bộ ảnh cưới với style ‘chất phát ngất’. Về độ đầu tư và chịu chơi thì khỏi nói…
Điều hạnh phúc nhất trong tình yêu không phải có thể sống với nhau cả đời mà không một lần cãi vã hay nhắc đến hai từ ly hôn. Hạnh phúc sẽ thật sự trọn vẹn nếu suốt những năm tháng là vợ chồng của nhau, cùng trải qua những trầm luân, rạn nứt, nhưng sau cùng vẫn có thể nắm tay nhau đi hết đoạn đường đời.
Mốc 50 năm cho một cuộc hôn nhân có lẽ là điều mong ước của nhiều người. Có mấy ai trải qua những gồ ghề muộn phiền cuộc sống, của cơm áo gạo tiền mà tình yêu không bị mài mòn thành trách nhiệm và nghĩa vụ. Ấy vậy mà đôi vợ chồng này còn làm được điều kì diệu hơn thế. Không những nắm tay nhau đến ngày được cùng con cháu kỉ niệm đám cưới vàng mà ông bà còn giữ tinh thần yêu đời, trẻ trung như những ngày đầu mới yêu.
Ông Siong và bà Kim trong lễ cưới lần 2 cùng con cháu
Cách đây 50 năm về trước, để có một đám cưới to tát, hoành tráng có lẽ là điều khó khăn. Thế nên, lời hẹn ước đã được thực hiện sau 50 năm sau, và đám cưới ấy còn đẹp và ý nghĩa rất nhiều so với thời họ chính thức trở thành vợ chồng của nhau.
Tại thành phố Seremban của Malaysia ngày 29/12 vừa qua, ông Siong và bà Kim đã tổ chức lễ kỷ niệm đám cưới vàng của họ bằng cách kết hôn lại sau 5 thập kỷ ở bên nhau.
Lần cưới thứ 2 này của họ có sự góp mặt của rất nhiều người thân, bạn bè, con cháu. Lễ cưới được tổ chức đúng theo truyền thống và có sự kết hợp với phong cách hiện đại.
Chú rể cùng dàn phù rể độc nhất vô nhị
Nhớ ngày này của 50 năm trước, khi hoàn cảnh còn khó khăn, ông Siong phải mượn xe ô tô đi đón bà Kim. Nhưng giờ thì ông đã có chiếc xe riêng để rước nàng dâu của mình. Điều đặc biệt nhất là dàn phù dâu, phù rể đều là con cháu của ông bà. Họ cùng mặc đồng phục với áo phông màu hồng nhạt và quần ngố trắng tạo nên không khí rất trẻ trung, vui tươi.
Không kém gì đám cưới của những cặp đôi trẻ, trước khi đưa được nàng về dinh, chú rể U70 này còn phải vượt qua một loạt chướng ngại vật do người thân của cô dâu đưa ra. Đầu tiên, họ đóng sập cửa khi nhà trai tới và yêu cầu chú rể Siong thổi bóng, tô son cho những anh chàng phù rể đi cùng và nói to ‘anh yêu em’ bằng nhiều thứ tiếng.
Video đang HOT
Chú rể phải trải qua nhiều thứ thách mới tới được phòng cô dâu
Đây cũng là cơ hội để ông Siong được trở về thời trai trẻ, sống lại trong tình yêu ngọt ngào của ông với bà Kim. Khi được hỏi ấn tượng đầu tiên của ông về bà là gì, ông Siong chia sẻ đó là mái tóc dài duyên dáng. Nhưng ngay sau đó, ông bổ sung luôn ông cũng yêu cả tính cách và nhiều ưu điểm của bà.
Cùng ngắm những hình ảnh tuyệt vời của cặp đôi U70 này:
Ông Siong cùng phù rể là con trai và cháu nội
Bà Kim cùng bạn bè teen chẳng kém gì tuổi đôi mươi
Ông bà không ngại thể hiện tình cảm giữa nhiều con cháu
Bên cạnh đó, trước buổi tiệc trà kỉ niệm, vợ chồng ông Siong còn chụp một bộ ảnh cưới với style ‘chất phát ngất’. Về độ đầu tư và chịu chơi thì khỏi nói, nhưng quan trọng nhất vẫn là thần thái. Nếu không yêu nhau nhiều và dài lâu thì chắc hẳn họ đã không thể có những bức ảnh tuyệt vời để đời như vậy.
Cặp vợ chồng ‘mới cưới’ được… 50 năm
Nhìn ảnh này ai bảo ông bà đã đến tuổi 70?
Lúc mơ mộng và lãng mạn…
… khi lại ‘chất phát ngất’ thế này!
Thần thái xuất sắc trong mọi phong cách
Theo tiin.vn
Hết chuyện nói
Tưởng đơn giản, dễ dàng mà đâu phải ai, hay lúc nào cũng có được. Chỉ các bà mẹ đơn thân hoặc những mái ấm đã tan vỡ mới thấm thía sự thiếu hụt ấy. Như chị lúc này...
Chị hơi băn khoăn về cuộc sống với đứa con gái lên mười của mình. Mỗi chiều về nhà chỉ có hai mẹ con, gặp mặt nhau cũng chỉ quanh quẩn vài câu hỏi. Rằng, hôm nay con ở trường thế nào, có gì vui không kể mẹ nghe; mẹ nhiều việc không, mẹ mệt à... hết. Mà đâu phải hôm nào cũng có chuyện để kể, để nói với nhau nên không khí cứ dần tẻ nhạt, ơ hờ thế nào chẳng rõ.
Có bữa chị đọc đâu đó trên báo, trên mạng bài viết tâm đắc, định bụng về kể với con, rồi nhân đó "liên hệ thực tế" này nọ để dạy nó, rồi cũng quên mất. Hoặc chị cảm thấy hơi khó để bắt đầu một đề tài chuyện phiếm giữa mẹ và con...
Ảnh minh họa
Trước đây, lúc cả nhà bốn người còn ở chung, tuy vợ chồng không mấy hòa hợp, nhưng cũng có trao đổi qua lại. Ít ra vẫn còn tiếng nói cười của mấy cha con. Chị chợt nghĩ, đó chính là cách để trẻ con lớn lên trong mỗi gia đình. Đó chính là nơi nuôi dưỡng, định hướng cho con từng suy nghĩ, quan điểm trong cuộc sống. Ví như cha mẹ bàn bạc việc học của con thì chúng cũng lắng nghe rồi tự hiểu một phần. Rồi qua mỗi kinh nghiệm diễn ra hằng ngày mà rèn luyện kỹ năng sống, hay đề cao cảnh giác với người lạ ngoài đường... Nếu người thân quen có chuyện vui, bệnh tật, tai nạn thì con cũng được cập nhật. Hay khi chị dạy dỗ đứa lớn thì đứa nhỏ cũng nghe thấy, cũng biết. Chẳng hạn, "lần trước mẹ đã nhắc em, con đương nhiên phải biết để đừng mắc lỗi đó chứ"... Những tình huống rất đời thường thôi, mà bây giờ họa hoằn chị mới đề cập với con. Chị loay hoay với nỗi lo liệu con mình có đang bị cô lập, lạc lõng bởi cuộc sống đơn điệu cùng người mẹ thường vắng nhà từ sáng sớm tới chiều muộn hay không?
Vợ chồng chia tay, chị sống với đứa con gái nhỏ. Hai mẹ con đều có phần lặng lẽ. Chị hiểu ra, đó cũng là thiệt thòi, khi chẳng còn điều kiện để con hưởng sự giao tiếp ấm êm trong gia đình. Tưởng đơn giản, dễ dàng mà đâu phải ai, hay lúc nào cũng có được. Chỉ các bà mẹ đơn thân hoặc những mái ấm đã tan vỡ mới thấm thía sự thiếu hụt ấy. Như chị lúc này...
Chị nhớ giai đoạn cuối của cuộc hôn nhân gần 15 năm của mình. Vợ chồng cứ mở miệng ra vài câu là cắn đắng nhau, phát chán. Càng về sau, giao tiếp chủ yếu thông qua con trai lớn. "Về nói với mẹ mày... Con bảo với cha...". Thằng bé ban đầu nhận được những thông điệp ấy còn thưa thớt. Rồi nó ngày càng không hiểu tại sao cha mẹ chẳng thể nói trực tiếp với nhau cho nhanh gọn. Hoặc cứ nhắn, gọi vào điện thoại của người kia, thay vì phải qua thêm "khâu" trung gian là nó. Dần dần, nó cũng lờ mờ nhận ra sự bất thường trong gia đình mình, bởi lắm khi cả nhà đông đủ nhưng cha mẹ chẳng buồn trò chuyện với nhau câu nào.
Bây giờ, vợ chồng chị cũng thông qua nó để quan tâm, chăm sóc, dõi theo hai đứa con chung. Đó thực sự là "kênh truyền thông" chính thức của những người từng chung một gia đình.
Chị ngó mông lung ra cửa sổ, thấy thời gian vùn vụt qua, nhiều ký ức ấm êm đã thành quá vãng. Đứa con gái bên cạnh chị dường như cũng biết thân biết phận, cam chịu so với tuổi của nó. Dẫu chị đã cố gắng bù đắp bằng cách siêng đưa con đi đây đó, tham gia nhiều hội nhóm bạn bè ngoài xã hội. Chị muốn con mình sống vui vẻ, cởi mở, chịu chia sẻ và biết lắng nghe, chứ không phải như cha mẹ nó đã từng sai lầm...
Hạ Yên
Theo phunuonline.com.vn
Nếu con út không bắt tôi chở đi tìm ba thì có lẽ cả đời tôi không biết được bí mật của chồng Tôi đẩy chồng ra, quay mặt vào tường rồi nói: "Em đưa tiền, anh đi chơi gái đi". Chào Hướng Dương, Năm nay tôi 33 tuổi, đã có hai con. Vợ chồng tôi ở với nhau được 8 năm nay và rất hạnh phúc. Trong xóm mỗi khi có đám cưới, họ đều nhờ tôi trải ga giường với hy vọng sẽ có...