Bát cơm trưa nghẹn ngào bên bãi rác
Hôm nay, 20/10, khi nhiều phụ nữ Việt Nam hạnh phúc bên chồng con, chào đón ngày dành riêng cho mình thì tại bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) trăm phụ nữ vẫn vất vả mưu sinh.
Đà Nẵng những ngày này trời nắng gắt, bãi rác Khánh Sơn giống như một công trường với hàng trăm người đang làm việc hăng say. Trong đó hầu hết là phụ nữ, khuôn mặt rám nắng, quần áo vấy bẩn, lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi.
Đồ bảo hộ của họ chỉ là những đôi bao tay mỏng dính, một số người chỉ mang đôi dép xốp để nhặt rác. Trong khi đó, dưới chân họ là từng đống kim tiêm luôn chực chờ đâm người.
Cứ xe chở rác đến là mọi người lại đua nhau chạy. Người đứng trước đầu, người đứng sau đuôi, người đứng trên bãi rác dốc dựng đứng hết sức nguy hiểm.
“Khổ lắm anh, đất không có, nghề nghiệp cũng không, mỗi người một hoàn cảnh nhưng tất cả đều bám bãi rác để sống. Đối với chúng tôi, một ngày rời bãi rác là một ngày cả gia đình bị đói”- một phụ nữ tâm sự.
Những thứ mà người dân ở đây thu nhặt chủ yếu là bao nilông, chai lọ, sắt vụn. Trung bình mỗi ngày phơi lưng ngoài nắng từ 5 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều sẽ kiếm được 100.000 đến 150.000 đồng.
Buổi trưa, những người này tranh thủ ăn cơm ngay trên bãi rác đầy ruồi nhặng, mùi hôi thối rồi tiếp tục cuộc đào bới.
Về đêm, bãi rác cũng không hề vắng lặng. Nhiều công nhân ban ngày đi làm ở các công ty, xí nghiệp, đêm về lại nhặt rác kiếm thêm thu nhập.
Những người nhặt rác mặc dù vẫn biết nguy hiểm, bệnh tật luôn rình rập, nhưng vì gánh nặng mưu sinh nên họ chỉ biết nhắm mắt chấp nhận tất cả.
Một số hình ảnh được PV ghi lại:
Video đang HOT
Bãi rác như một công trường với hàng trăm người đang vất vả đào bới
Người nhặt rác đa số là phụ nữ
Mùi hôi thối kết hợp với bụi bặm là những nguy cơ gây nên bệnh tật đối với những người nhặt rác
Hàng chục người đua nhau cào bới ngay trên xe rác
Người phụ nữ này đang cào bới tìm kiếm kim loại
Một cụ bà vất vả cõng thành quả thu lượm được sau buổi sáng
Sau khi thu nhặt, những người này cõng về địa điểm tập kết để bán
Bữa cơm trên bãi rác
Ruồi bám đầy vào thức ăn
Người phụ nữ này chỉ ăn cơm với canh “đại dương” để tiết kiệm tiền lo gia đình
Góc khác là một phụ nữ luống tuổi
Nghỉ ngơi tán chuyện sau bữa ăn
Theo 24h
Ai buồn nhất trong đêm Trung thu?
Đó có thể là trẻ sống bám ở các lò gạch cũ thuộc huyện Tân Uyên - Bình Dương. Hôm nay trung thu cũng là ngày Tân Uyên thi hành lệnh "trảm" các lò gạch khiến cha mẹ các em mất việc, mất chỗ ở.
Hôm nay (30/9), hàng loạt lò gạch thủ công tồn tại hàng chục năm ở Bình Dương phải buộc tự dỡ bỏ nếu không sẽ bị cắt điện, không cho hoạt động. Ở huyện Tân Uyên còn 11 lò gạch thủ công với hàng trăm lao động nghèo. Họ đa phần từ miền Tây lên, không biết chữ.
Sống bằng đồng lương khoảng 2-3 triệu đồng/tháng do chủ lò gạch phát, họ sinh con đẻ cái ở đây. Do quá nghèo, những đứa trẻ không được tới trường mà theo bố mẹ vào các lò gạch. Nhiều em trở thành nhân công của lò khi tuổi vừa lên 8.
Một nhân công 8 tuổi trầm ngâm bên miệng lò nguội lạnh
Ngoài mất việc, họ còn đối mặt với việc mất chỗ trọ. Đa họ đều được chủ lò "bao ở" trong những căn nhà trọ tuềnh toàng. "Chế độ" ở miễn phí này cũng không còn vì lò gạch đã dẹp. "Mấy ngày qua vợ chồng em đi xin việc tứ tung mà không được, bây giờ tiền cũng không còn đồng bạc để về quê nói gì lo trung thu cho con" - một nữ nhân công quê Sóc Trăng làm việc ở lò gạch của bà Nguyễn Thị Phú (xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên - Bình Dương) nói.
Bình Dương đang phát triển công nghệ sản xuất gạch không khói. Sau việc "trảm" các lò gạch thủ công, thời gian tới khoảng 100 lò gạch Hoffman (loại lò gạch gây ô nhiễmít hơn lò thủ công) cũng sẽ bị chính quyền khai tử, kéo theo hàng ngàn gia đình đối mặt cảnh thất nghiệp.
Theo 24h
Trở về từ xứ người sau 18 năm sống cảnh "nô lệ" 18 năm sống kiếp "nô lệ" ở chốn địa ngục xứ người là quãng thời gian chị Huệ không bao giờ quên. Giờ đây, khi đã trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình, những cơn ác mộng vẫn liên tiếp ùa về ám ảnh chị. Ôm đứa con trai mới 4 tuổi vào lòng, những giọt nước mắt cay đắng...