Bắt chủ tịch Tập đoàn đông nam dược Bảo Long: Kinh tế hay hình sự?
Vụ khởi tố, bắt chủ tịch Tập đoàn Đông Nam dược Bảo Long Nguyễn Hữu Khai về hành vi sử dụng trái phép tài sản đã gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Dưới góc nhìn pháp lý, một số chuyên gia đã trao đổi về vụ án này.
Như báo chí đã thông tin, chiều 15-6, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long tại huyện Hóc Môn (TP.HCM). Trưa 16-6, cơ quan điều tra di lý ông Khai từ TP.HCM ra Hà Nội để phục vụ điều tra. Sáng 17-6, cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét trụ sở Tập đoàn Bảo Long tại xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây)…
Từng kiện tụng ở tòa
Theo xác minh ban đầu của cơ quan chức năng, từ năm 2011 đến nay, ông Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn ở xã Cổ Đông. Cụ thể, Tập đoàn Bảo Sơn đã chuyển 227,5 tỉ đồng để mua cổ phần của các cổ đông tại Tập đoàn Bảo Long, phần góp vốn bổ sung của các cổ đông (với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng) cùng quyền sử dụng hơn 53.000 m2 đất, tài sản hình thành trên đất.
Tuy nhiên, sau đó ông Khai với tư cách là chủ tịch Tập đoàn Bảo Long đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên. Theo đánh giá của cơ quan điều tra, việc ông Khai chiếm giữ những tài sản đã bán này gây ra nhiều thiệt hại cho Tập đoàn Bảo Sơn cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài.
Tranh chấp, tháng 11-2011, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn, đã khởi kiện ông Khai và Tập đoàn Bảo Long ra TAND TP Hà Nội. Đến tháng 4-2012, nguyên đơn rút đơn kiên với lý do là đê có thời gian củng cô thêm tài liêu, chứng cứ phục vụ việc giải quyêt án và có thêm thời gian thỏa thuân với bị đơn nên TAND TP Hà Nội đã đình chỉ giải quyết vụ án.
Ông Nguyễn Hữu Khai (áo trắng) bị cơ quan điều tra di lý về Hà Nội ngày 16-6.
Xử hình sự được không?
Trong vụ chuyển nhượng này, hai tập đoàn có làm hợp đồng (gồm sáu trang). Hợp đồng khá sơ sài, thâm chí còn không có điều khoản nào quy định về hành vi nào bị coi là vi phạm hợp đồng, phải chịu phạt ra sao, phải khắc phục thế nào. Cạnh đó, trong hợp đồng cũng không thể hiện việctđại hội đồng cổ đông của hai tập đoàn có thông qua việc chuyển nhượng này hay không (theo Luật Doanh nghiệp thì việc mua bán, chuyển nhượng những tài sản lớn như nhà xưởng, đất đai phải có sự nhất trí của đại hội đồng cổ đông, thể hiện ở biên bản họp).
Video đang HOT
Theo một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM, điều đáng lưu ý là vụ chuyển nhượng tài sản này có hợp đồng cụ thể, dù sơ sài hay chưa đúng luật (nếu có) đi chăng nữa thì vẫn là một hợp đồng “giấy trắng mực đen” hẳn hoi. Khi hai bên xảy ra tranh chấp xung quanh việc thực hiện hợp đồng thì đây là tranh chấp kinh tế và nếu một trong hai bên khởi kiện ra tòa thì Tòa Kinh tế sẽ thụ lý, giải quyết. Lúc đó, tòa sẽ xác định hợp đồng có vô hiệu hay không, công nhận hay hủy bỏ hợp đồng, chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, xác định lỗi của các bên để tính mức bồi thường thiệt hại… Cạnh đó, trong quá trình giải quyết, nếu đương sự yêu cầu, tòa có thể ban hành quyết định ngăn chặn sự chuyển dịch hay sử dụng các tài sản này.
Vị thẩm phán này nhấn mạnh: “Việc ký hợp đồng rồi không thực hiện nếu có tranh chấp vì lý do nào cũng phải được giải quyết bằng tòa kinh tế, dân sự chứ không phải bằng hình sự. Trước đây, chúng ta đã từng có một số kinh nghiệm sâu sắc về việc hình sự hóa một số án kinh tế, gây thiệt thòi cho các chủ doanh nghiệp”.
Ở một khía khác, không bàn về nội dung tranh chấp, Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) chỉ nhận xét về mặt pháp lý của tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS) mà cơ quan điều tra áp dụng để khởi tố ông Khai.
Theo Thẩm phán Long, yếu tố bắt buộc của tội này phải có là hành vi sử dụng tài sản mà không được phép của chủ tài sản hoặc được phép nhưng vượt quá phạm vi cho phép, xâm phạm đến quyền về tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Thẩm phán Long cũng nhấn mạnh cần phân biệt rõ “sử dụng” hoàn toàn khác với khái niệm “chiếm đoạt”, “chiếm hữu” tài sản bởi người chủ tài sản không bị mất đi quyền sở hữu của mình mà tạm thời giá trị sử dụng tài sản bị lạm dụng. Việc sử dụng trái phép phải hội đủ điều kiện là giá trị tài sản sử dụng phải trên 50 triệu đồng và phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi đó đã bị xử lý hành chính. Thiếu một trong hai yếu tố thì không cấu thành tội này. Như vậy, muốn xử lý hình sự ông Khai thì cơ quan điều tra phải làm rõ và chứng minh được các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nói trên.
Theo Ái Minh – Nguyễn Dân
Pháp luật TP.HCM
Chúng tôi sẽ khiếu nại tới cùng Gia đình tôi bị sốc vì không nghĩ mọi chuyện lại xảy ra đến mức này. Tập đoàn Bảo Long chưa bàn giao tài sản cho phía Bảo Sơn bởi Bảo Sơn chưa thanh toán hết tiền cho Bảo Long như những điều khoản trong hợp đồng đã ký. Mặt khác, giữa hai bên cũng chưa thống nhất được về việc định giá toàn bộ giá trị tài sản chuyển nhượng, đặc biệt là giá trị của số vốn và các cổ phần. Mọi sự vẫn chưa giải quyết xong, cần được tòa phân xử nhưng cơ quan điều tra đã vào cuộc bắt cha tôi. Điều đó gây ảnh hưởng đến các cổ đông cũng như tâm lý cho các cán bộ, nhân viên của Bảo Long và thành viên gia đình tôi. Gia đình tôi khẳng định đây là một vụ hình sự hóa quan hệ kinh tế và sẽ quyết tâm khiếu nại tới cùng. Ông NGUYỄN HỮU TRƯỜNG,
Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long – Chi nhánh Sài Gòn (con trai ông Nguyễn Hữu Khai) Nhân viên Bảo Long “kêu cứu” Những nhân viên này cho biết tranh chấp giữa Bảo Long và Bảo Sơn đã diễn ra trong hai năm qua. Nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra và công an đã về làm việc và cho biết vụ việc này chỉ là tranh chấp kinh tế…
Một số vụ hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sựTháng 4-2013, VKSND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức công khai xin lỗi vì đã khởi tố, bắt tạm giam oan đối với bà Trần Thị Tiểu Minh (giám đốc DNTN Vàng bạc Ý Nhật, chủ tiệm vàng IYK ở TP Đồng Hới). Sự vụ liên quan đến việc thanh toán nợ nần giữa bà Minh với một người cùng làm ăn chung. Chỉ căn cứ vào giấy vay tiền viết tay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Minh (đều được VKS tỉnh phê chuẩn) về tội cưỡng đoạt tài sản. Sau 48 ngày tạm giam, căn cứ trên kết quả điều tra, VKS kết luận hành vi của bà Minh không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.Tháng 1-2013, VKSND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức xin lỗi công khai ông Đinh Quang Điền (giám đốc Công ty TNHH Quang Điền) vì làm oan ông. Cụ thể, từ một lá đơn nặc danh vu vơ tố cáo ông Điền lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tháng 6-2011, Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Điền và được VKS phê chuẩn. Ông Điền trở thành bị can 473 ngày, trong đó bị tạm giam 240 ngày, sau đó được kết luận là bị oan và trả tự do.Trước đó, năm 2011, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước khởi tố ông Trần Văn Thìn (giám đốc Công ty TNHH Đông Nam Long, TP.HCM) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng VKS tỉnh này không phê chuẩn với lý do vụ việc chỉ là tranh chấp dân sự giữa ông Thìn và bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ cũ). Tiếp đó, tháng 5-2012, ông Thìn lại bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, VKSND Tối cao đã không phê chuẩn các quyết định này.Theo hồ sơ, năm 2001, ông Thìn và bà Tuyền thống nhất mỗi người góp 50% vốn để thành lập Công ty Đông Nam Long do ông Thìn làm giám đốc. Công ty đã đầu tư trồng mới hơn 568 ha cao su tại huyện Lộc Ninh (Bình Phước). Năm 2006, hai người kết hôn nhưng sau đó ly hôn. Hội đồng thành viên của công ty họp thống nhất chia tài sản. Năm 2011, bà Tuyền tố cáo ông Thìn về hành vi giả mạo chữ ký, nâng khống vốn điều lệ, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Một trường hợp hình sự hóa quan hệ kinh tế khác là tranh chấp công nợ giữa Công ty Thành Luân (Nam Định) và Công ty Tân Á liên quan đến hợp đồng đại lý. Trong lúc hai bên đang giải quyết nợ nần thì điều tra viên nhận được tố cáo của phía Tân Á nên vào cuộc, “tạm giữ” 100 triệu đồng của Thành Luân rồi giao cho Tân Á. Khi hai bên đã thống nhất “không còn nợ gì nhau”, cơ quan điều tra lại khởi tố ông Nguyễn Văn Lượng (giám đốc Công ty Thành Luân) và được VKSND Tối cao phê chuẩn. Sau đó, VKSND Tối cao phải đình chỉ giải quyết vụ án.
ÁI MINH
Theo Dantri
Toàn cảnh vụ chủ tịch tập đoàn Bảo Long bị bắt
Ngày 15/6 Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã bắt tạm giam ông Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch Tập đoàn Bảo Long thời hạn 3 tháng để điều tra về hành vi "sử dụng trái phép tài sản".
Ông Khai còn được nhiều người biết đến là một tiến sỹ, võ sư và là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược, gắn liền với thương hiệu Bảo Long nổi tiếng cả nước. Ông Nguyễn Hữu Khai cũng được xem là nguyên mẫu nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Đường đời" từng được công chiếu trên kênh truyền hình VTV...
Trước đó, vào hồi 16h30' ngày 15/6, tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long (có địa chỉ tại Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh), Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội, đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hữu Khai, SN 1952 tại Mỹ Đức, Hà Nội, có hộ khẩu thường trú tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đông Nam dược Bảo Long, hiện là giám đốc Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Khai được biết đến với khá nhiều thông tin liên quan về cuộc đời, sự nghiệp và cả những thăng trầm trong quá khứ. Từng là võ sư, là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược, tên tuổi của ông Khai gắn liền với thương hiệu Bảo Long nổi tiếng cả nước. Ngoài ra ông Khai còn là nguyên mẫu nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Đường đời" từng được công chiếu trên kênh truyền hình quốc gia, được đông đảo khán giả đón nhận và nể phục. Tuy nhiên, với những người trong cuộc, những người tìm hiểu sâu và kỹ về cuộc đời cũng như những câu chuyện kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai thì việc ông ta bị bắt ắt có nguyên nhân của nó.
Ông Nguyễn Hữu Khai bị dẫn giải về Hà Nội bằng đường hàng không.
Chân dung ông chủ Bảo Long
Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 ở Xứ Đoài, nay là thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngành học ông theo đuổi là ngành kiến trúc nhưng sau đó ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Tại đây, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y và cũng chính bằng nghề thuốc này đã đưa người đàn ông có máu liều này đến các đỉnh cao danh vọng của cuộc đời.
Ngoài tên tuổi của Đông Nam dược Bảo Long, ông Khai còn được nhiều người nhớ đến bởi chính là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim nổi tiếng "Đường đời".
Đúng như những gì nhân vật Hải thể hiện trong phim, ông Khai có một cuộc đời khá gian truân, lận đận và phức tạp, trong nhiều khía cạnh, kể cả hôn nhân. Về công việc, sau đỉnh cao danh vọng là triền miên kiện tụng và cả ngõ cụt như hiện tại. Về tình ái, ông Khai có tới 4 người vợ. Tính đến trước thời điểm thương vụ Bảo Sơn - Bảo Long diễn ra, Công ty Đông Nam dược Bảo Long đã có cơ sở làm việc ổn định tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội và 1 cơ sở ở Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM. Bảo Long cũng đã có gần 300 sản phẩm thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm làm bằng thảo dược được phép lưu hành trên thị trường cả nước.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, một mô hình mới của sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, tuyển mộ rầm rộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục - Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bảo Long đã nắm bắt thời cơ, xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông). Thừa thắng xông lên, cũng ngay sau đó, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo Long lại thành lập trường Trung cấp Y dược...
Trụ sở của tập đoàn Bảo Long (Hà Nội).
Những thông tin ban đầu
Sau hơn 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, từ xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nhỏ bé đã vươn mình trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề có uy tín và thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Có thể nói đến trước thời điểm các vụ lùm xùm diễn ra, vị thế và uy tín của Bảo Long được dư luận xã hội đánh giá rất cao. Vị thế đó càng được khẳng định khi Bảo Long đã nhận được một loạt các bằng khen, giấy khen, danh hiệu... dành cho những doanh nghiệp thành đạt, có đóng góp cho xã hội. Và cũng chính vì thế, chuyện Bảo Long làm ăn thua lỗ, phải chịu cảnh nợ nần phải vay lãi suất để thanh toán chi phí sản xuất, trả lương cho cán bộ, công nhân viên và thậm chí phải đi bán cổ phần của mình đã khiến dư luận xã hội và giới kinh doanh không khỏi suy ngẫm.
Dường như, Bảo Long không còn là một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh hiệu quả như từng diễn ra. Và như một xu thế tất yếu của thị trường, một doanh nghiệp yếu kém, nếu muốn vượt qua được sóng to bão lớn để tự cứu mình, hoặc buộc phải tìm đối tác đầu tư hoặc buộc phải bán cổ phần. Và đối tác Bảo Long chọn là tập đoàn Bảo Sơn. Ngoài sức mạnh về vốn, ông chủ tịch Bảo Sơn còn là chỗ thân tình với ông Nguyễn Hữu Khai. Thế nhưng, tình bạn tốt đẹp này nhanh chóng bị rạn nứt nghiêm trọng.
Theo một nguồn tin của phóng viên, từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Cụ thể, đầu năm 2011, Tập đoàn Bảo Sơn có chuyển 227,5 tỉ đồng cho Tập đoàn Bảo Long cho việc mua cổ phần tại Bảo Long gồm toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông hiện hữu theo quy định của pháp luật) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ 53.382,7m2 quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp... (trừ máy phát điện), cây cối, hoa màu, nhãn hiệu và bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Theo hợp đồng chuyển nhượng được hai bên ký ngày 3/3/2011, các cổ đông đều đồng thuận, hiểu, thống nhất và không có kiện cáo gì. Tuy nhiên, sau đó ông Nguyễn Hữu Khai đại diện Tập đoàn Bảo Long đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên. Việc ông Nguyễn Hữu Khai chiếm giữ những tài sản đã bán này, gây ra nhiều thiệt hại cho Tập đoàn Bảo Sơn cũng như làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trật tự trên địa bàn trong một thời gian dài.
Đây là lần thứ hai ông Khai dính líu đến pháp luật, trước đây, ông Nguyễn Hữu Khai đã từng bị công an bắt và bị giam giữ vì liên quan đến việc vượt biên trái phép.
Theo vietbao
Kiếp nạn trên đường đời chủ tịch Bảo Long Nguyễn Hữu Khai Được nhắc đến như một lương y, võ sư, trở thành nguyên mẫu của nhân vật trên phim truyền hình, không ai nghĩ có ngày ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt. Bán cả thương hiệu vì... nợ nần Từng được ví là một 'huyền thoại' của y học cổ truyền Việt Nam nhưng rồi ông Khai phải bán hết tài sản, thương hiệu...