Bắt chia tay vì anh có ‘tướng dâm’
Mẹ tôi bảo, nhìn anh dê, lại có nốt ruồi có râu ở bên mép phải, đó là người đàn ông trăng hoa, không nghiêm chỉnh.
Câu chuyện của tôi tưởng chừng sẽ có hồi kết đẹp, chỉ đợi tới ngày cưới xin, thế mà cuối cùng, tôi lại bị bố mẹ phản đối, ngăn cấm kịch liệt. Điều bất ngờ là, bố mẹ tôi xưa nay dễ tính, con gái yêu ai cũng đồng ý, chưa từng khó khăn hay ngăn cản gì. Thế mà lần này, khi tôi đưa anh về ra mắt, nói chuyện chúng tôi yêu nhau và định là sẽ cưới nhau vào đầu năm tới, mẹ tôi nhất định phản đối, không đồng ý.
Tôi vốn là cô con gái duy nhất trong nhà. Bố mẹ tôi chỉ sinh được tôi rồi sau đó không tiếp tục sinh được nữa. Vì vậy, từ bé, tôi đã được bố mẹ cưng chiều hết mực. Tôi muốn gì là có nấy. Ngay cả chuyện tình cảm của tôi, thấy tôi sống ủy mị, nội tâm nên bố mẹ không can thiệp gì. Bảo tôi yêu ai, bố mẹ cũng đồng ý, tôn trọng quyết định của tôi.
Tôi đã từng yêu 2 người, và đây là người đàn ông thứ ba, là người tôi đã đủ lớn để quyết định tiến tớihôn nhân. Hai người trước, tôi đều đưa về ra mắt bố mẹ. Bố mẹ tôi chưa từng phản đối gì, nên tôi cũng yên tâm lắm. Bố mẹ bảo yêu ai cũng đều được nhưng nên yêu đương một thời gian, tìm hiểu kĩ rồi cưới xin cũng chưa muộn. Hôn nhân là chuyện cả đời. Tôi cũng vui vì bố mẹ tôn trọng quyết định của mình. Thế nhưng, do nhiều lý do mà tôi không đến được với những người đàn ông trước, tôi cũng chưa có ý định lấy chồng. Chỉ cho tới khi tôi gặp anh.
Video đang HOT
Mẹ vì không muốn tôi lấy phải người chồng như vậy, rồi sẽ khổ cả đời nên ra sức ngăn cấm. (ảnh minh họa)
Thế mà, đùng một cái, bố mẹ tuyên bố câu &’xanh rờn’ khi tôi đưa anh về nhà gặp gỡ. Mẹ tôi bảo, nhìn anh dê, lại có nốt ruồi có râu ở bên mép phải, đó là người đàn ông trăng hoa, không nghiêm chỉnh, là người không thể cho tôi nương tựa cả đời được. Mẹ tôi nói, mẹ biết nhìn tướng, lại mang đặc điểm và tuổi tác của anh ấy đi cho thầy bói xem nên họ phán như những gì mẹ nghĩ. Thầy bảo, cái tướng ấy lấy tôi thì tôi sẽ khổ cả đời, vì đó là người đàn ông &’ngã đâu cũng là giường’. Họ không bao giờ ổn định ở một chỗ, thích lang thang, thích đây đó và thích nhiều vợ.
Mẹ vì không muốn tôi lấy phải người chồng như vậy, rồi sẽ khổ cả đời nên ra sức ngăn cấm. Nhà lại có một cô con gái, giờ liều cho tôi đi lấy người chồng như thế, sau này mẹ sẽ ân hận cả đời. Con gái lấy chồng là về ở nhà chồng. Cái tính gia trưởng của anh, mẹ càng không hài lòng. Mẹ sợ sau này, nếu tôi có muốn về nhà chơi với bố mẹ đẻ mấy ngày cũng không dễ. Nghe giọng nói của anh, mẹ tôi càng phản đối kịch liệt hơn. Anh có vẻ ba hoa, lại nói giọng ái ái, bố mẹ tôi không ưng chút nào.
Giờ thì, ngoài chuyện ngăn cấm ra, mẹ tôi không bàn thêm điều gì khác. Mẹ tôi bảo, tôi có lấy ai thì lấy, giàu có hay nghèo khó, mẹ không quan trọng nhưng nhất định không thể là người đàn ông có &’tướng dâm’ này. Anh ta sẽ là khắc tinh của tôi và gia đình tôi. Thái độ mon men của anh ta với mấy cô bạn của tôi, mẹ tôi cũng chứng kiến nên không còn lời nào để nhận định về người đàn ông này nữa.
Nay có rất nhiều người đàn ông theo đuổi tôi, muốn được làm con rể của bố mẹ, vì tôi đã đến tuổi lấy chồng, nhưng tôi không thể mê ai. (Ảnh minh họa)
Giờ thì thầy bói lại phán, nếu kiên quyết lấy anh ta, tôi chỉ có làm vợ cả, còn sau này anh ta sẽ có cả lố vợ. Nghĩ lại nghề xây dựng của anh, nay đi nơi này, mai đi nơi khác, tôi thấy chột dạ. Đúng thật, đàn ông xây dựng như người ta nói là có thể &’xây nhà trẻ’ ở khắp nơi. Tôi cũng lo chuyện này. Bỗng tôi lại thấy hoảng, tôi nghĩ đến bản thân mình, sau này cô đơn gối chiếc nằm khóc một mình vì không nghe lời bố mẹ thì khi đó than ai. Tôi là con một, cũng không muốn làm bố mẹ buồn.
Tôi suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng cũng quyết định nói lời chia tay anh. Nhưng lòng tôi đau lắm vì thật sự, tình cảm không thể nói hết là hết. Đã thế, anh còn cầu xin, van nài tôi, anh nói yêu tôi rất nhiều, không lấy tôi thì anh không lấy ai. Tôi thấy khó xử vô cùng. Liệu rồi, tôi có thể hạnh phúc được không vì tôi chính là kẻ phản bội, phụ bạc tình yêu của anh dành cho tôi?
Nay có rất nhiều người đàn ông theo đuổi tôi, muốn được làm con rể của bố mẹ, vì tôi đã đến tuổi lấy chồng, nhưng tôi không thể mê ai. Có những người giàu có, đẹp trai, cao to, thích tôi vô cùng mà tôi cũng không hề động lòng. Nhưng nếu nói để quay lại với anh, tôi cũng không dám. Có lẽ, tôi hơi ích kỉ khi chỉ nghĩ cho bản thân mình, gia đình mình mà không coi trọng tình yêu của anh. Nhưng đúng là, cái nốt ruồi của anh khiến tôi có suy nghĩ khác thật. Không chỉ bố mẹ tôi, ai gặp anh cũng phải nói vào tai tôi rằng, anh chính là người đàn ông có tướng dâm và chắc chắn sẽ không bao giờ chung thủy, một vợ một chồng. Tôi đang rối bời, đã bước sang tuổi 27 rồi, nếu không lấy chồng, có lẽ phải chờ tới 29. Lúc đó mà không kén chọn được ai nữa thì đúng là, anh sẽ cười vào mặt tôi mà thôi.
Theo VNE
Giới trẻ tự tử vì lí do lãng xẹt: Báo động
Nhiều người trẻ tuổi tìm đến cái chết vì những lý do lãng xẹt đến khó tin như: hỏng điện thoại, chia tay bạn gái, bị bố mẹ, thầy cô mắng...
Xung đột gia đình... nỗi tuyệt vọng ở trẻ
Trong mấy năm trở lại đây, tỷ lệ thanh thiếu niên có xu hướng chán sống gia tăng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tự tử ở thanh thiếu niên chủ yếu là do xung đột từ gia đình. Có tới 87,7% trong số trẻ tự tử đang sống với cha mẹ và hầu hết các em tìm đến cái chết ngay tại nhà. Chỉ 14,6% trẻ tự tử có thái độ xa lánh mọi người. Đây là những dấu hiệu cho thấy sự thay đổi thất thường của trẻ mà chỉ những người tinh ý, hiểu trẻ mới nhận ra.
Trong cuộc sống, nhiều người trẻ thấy bị bắt buộc làm theo ý nguyện của cha mẹ. Họ thầm oán trách cha mẹ không bao giờ chịu hiểu con cái nên có phản ứng tiêu cực. Chỉ vì bố mẹ không đồng ý cho yêu người này, lấy người kia hay việc bố mẹ mắng chửi, đánh đập vì không biết nghe lời..., nhiều bạn trẻ có suy nghĩ tiêu cực "cha mẹ không yêu, không thương mình, mình sống làm gì" rồi tìm đến cái chết.
Người cha có con gái tự tử vì đánh mất sổ đầu bài
Trường hợp "quyên sinh" để chứng tỏ sự trong sạch của mình với bố mẹ của một người hàng xóm, đó là N.V.T (sinh năm 1987, Kim Động, Hưng Yên) gây nhiều ám ảnh. Trước đó, T là một cậu bé khá ngoan ngoãn, chăm chỉ và biết vâng lời cha mẹ. Nhưng một lần đi chơi T, sơ ý làm mất chiếc xe đạp. Về nhà, T bị người bố khó tính của mình chửi bới "không thương tiếc" và nghi ngờ cậu ăn chơi lêu lổng, hút chích khiến T rất buồn.
T giam mình trong nhà để chứng tỏ sự trong sạch của mình, nhưng vì tiếc của và cũng là dạy dỗ con, bố T chửi bới cậu cả trong bữa ăn. Ba ngày sau, T. có thái độ lạ, cậu dặn dò các em, quan tâm hơn đến bà và mẹ rồi xin phép đến nhà bà ngoại chơi. Tuy nhiên, T đã không đến nhà bà ngoại như đã nói mà tìm đến cái chết. Khi gia đình tìm thấy thi thể của T, cha cậu đã vô cùng ân hận.
Theo nghiên cứu của bà Nguyễn Vân Anh, người sáng lập Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP), đại đa số người có ý định tự tử cố gắng bày tỏ ý định tự tử của mình với người khác. Hầu hết những người tìm đến cái chết đều trải qua một thời gian buồn, chán, thất vọng âm ỉ nhiều năm và phần lớn là người bình thường, ít người là bệnh nhân tâm thần.
Với những người này, khi khát vọng, ước muốn bị dập tắt phũ phàng, bị dồn đến đường cùng, cái tất yếu họ chọn chính là cái chết. Trong lúc khủng hoảng họ nghĩ chỉ có cái chết mới giúp thoát khỏi "bể khổ" mà họ đang bị gia đình nhấn chìm trong đó.
Chia sẻ về hội chứng tự tử trong giới trẻ hiện nay, anh Nguyễn Xuân Thành (Phú Xuyên, Hà Nội) còn nhớ như in cái chết đầy thương tâm của người em trai họ tên Tiến. Tiến là con một trong một trong một gia đình có bố mẹ đều là giáo viên.
Tốt nghiệp đại học, Tiến xin được một công việc khá ổn định ở thành phố với mức lương cao. Tại đây, Tiến quen với Lan, cô nhân viên gội đầu tại một quán mát-xa, tẩm quất ở cùng xóm trọ với anh. Khi đưa Lan về nhà ra mắt, bố mẹ anh phản đối kịch liệt. Hai người yêu nhau quyết định "ăn cơm trước kẻng" để "ép" cha mẹ.
Tiến nghĩ, không có ai vứt bỏ máu mủ của mình và cha mẹ cũng mong có cháu nội. Nhưng bố mẹ vẫn kiên quyết phản đối, Tiến bị giằng xé bởi bên tình, bên hiếu. Quá bế tắc, sau một đêm quỳ ngoài sân để thuyết phục cha mẹ không được, Tiến tìm đến cái chết để giải thoát.
Nhìn nhận thực tế, giới trẻ không gặp khó khăn, vướng mắc không tự tìm được lối ra mà tìm đến cái chết, một chuyên gia tâm lý cho rằng: "Con người gặp bế tắc, không dám đối diện tìm giải pháp mà nghĩ ngay đến cái chết là hèn nhát. Cái chết có thể giải thoát cho một người nhưng sẽ gây đau khổ cho nhiều người".
Thiếu hệ thống phòng chống tự tử
"Việt Nam chưa có hệ thống phòng chống tự tử một cách chuyên nghiệp, cũng như chưa có nhiều tổ chức, chương trình hoạt động trong lĩnh vực phòng chống tự tử và chưa có nhiều cá nhân là những nhà tham vấn, người làm công tác xã hội có kinh nghiệm làm việc với người có ý định tự tử", đây là nhận định của bà Nguyễn Vân Anh, người sáng lập Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP) tại hội thảo về truyền thông với vấn đề tự tử do Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP) tổ chức tại Hà Nội.
Theo bà Vân Anh, cần tăng cường khả năng đương đầu với khó khăn cho thanh thiếu niên, xây dựng các mối quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè trên tinh thần cởi mở, giao tiếp tốt và bình đẳng.
Bà Vân Anh nói, phần lớn người tự tử là người trẻ và số đông họ là những người bình thường, chỉ có một số ít được chẩn đoán là mắc bệnh tâm thần. Tự tử là vấn đề có thể phòng tránh được nhưng những người xung quanh lại chưa có đủ kỹ năng để phát hiện, ngăn chặn ý định này.
Nhiều người cố gắng bày tỏ ý định tự tử của mình với người khác nhưng chỉ số rất ít bày tỏ bằng cách nói chuyện. Một nghiên cứu cho thấy, có 13/19 người tự tử đã cố gắng bày tỏ ý định tự tử của mình với người khác, nhưng chỉ có 3 trường hợp bày tỏ bằng cách nói chuyện.
Mặc dù tỷ lệ tự tử của Việt Nam thấp hơn các nước, nhưng xu hướng đã tăng lên. TS.BS Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng nhận định, chúng ta chưa hề có nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ trẻ có ý định và hành vi tự tử.
Khi có nghiên cứu, chúng ta sẽ phát hiện được trong số các em học sinh đó, nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao, có những hành vi tiêu cực để hỗ trợ. Vị thành niên và thanh niên Việt Nam hiện nay đang rất cần sự hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cũng như tạo môi trường tâm lý thuận lợi để phát triển những biểu hiện tình cảm tích cực và hoài bão.
Theo 24h