Bất chấp xung đột, Ukraine muốn tăng gấp đôi số lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất
Động thái này nhằm đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, đặc biệt là trong mùa Đông được dự đoán là khắc nghiệt nhất trong lịch sử.
Mặc dù đang chìm trong xung đột với Nga, Ukraine vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch mở rộng số lượng lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo tờ Politico của Mỹ ngày 27/8, trong bối cảnh cuộc xung đột với Nga tiếp diễn chưa có hồi kết, Ukraine đang đứng trước một mùa Đông khắc nghiệt với những dự đoán về khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Chính phủ Ukraine đã quyết định đẩy mạnh kế hoạch tăng gấp đôi số lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất, bất chấp sự phản đối từ các nhà lập pháp trong nước và nguy cơ về chi phí leo thang.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Politico rằng nước này vẫn quyết tâm theo đuổi dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi tại miền Tây Ukraine. Cụ thể, họ dự định mua lại hai lò phản ứng VVER-1000 từ Bulgaria, những lò phản ứng đã bị bỏ hoang sau khi Sofia từ bỏ kế hoạch triển khai. Bộ trưởng Galushchenko nhấn mạnh: “Hệ thống năng lượng của chúng tôi chịu được áp lực này trước hết là nhờ năng lượng hạt nhân”, lưu ý rằng năng lượng hạt nhân sẽ là nền tảng cho sự phục hồi của Ukraine trong và sau xung đột.
Tuy nhiên, kế hoạch này không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ Quốc hội Ukraine. Nhiều nghị sĩ, trong đó có cả những người thuộc Đảng Người phục vụ Nhân dân của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho rằng việc đầu tư vào các lò phản ứng hạt nhân cũ của Nga không phải là cách hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay. Họ đề xuất rằng nguồn ngân sách lớn này nên được sử dụng để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, vốn có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn.
Video đang HOT
Nhiều nghị sĩ quốc hội cũng bày tỏ lo ngại về việc chi phí cho dự án có thể tăng vọt và có nguy cơ mở đường cho tham nhũng.
Bất chấp sự phản đối từ Quốc hội, Bộ trưởng Galushchenko vẫn khẳng định rằng ông sẽ tiếp tục làm việc với các nhà lập pháp để thúc đẩy dự án này. Ông nhấn mạnh: “Đây là một dự án rất quan trọng đối với chúng tôi và tôi tin tưởng rằng quốc hội sẽ thông qua luật này”.
Vấn đề đáng chú ý là việc mua lại các lò phản ứng không mang lại bất kỳ lợi nhuận nào cho Nga. Hai lò phản ứng này được Bulgaria mua hơn một thập kỷ trước, nhưng đã bị gác lại khi kế hoạch triển khai không thành công. Kể từ đó, Bulgaria đã ký kết hợp tác với công ty Westinghouse của Mỹ để mở rộng nhà máy điện hạt nhân Kozloduy, một bước đi nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào công nghệ và năng lượng của Nga.
Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái của Nga trong những tháng gần đây. Nhiều nhà máy điện, trạm biến áp và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác đã bị hư hại, khiến Ukraine phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu điện từ Liên minh châu Âu để bù đắp tình trạng thiếu hụt. Bộ trưởng Galushchenko cảnh báo rằng nước này đang đứng trước một mùa Đông “khắc nghiệt nhất trong lịch sử,” với nguy cơ thiếu hụt năng lượng ngày càng lớn.
Với tình hình căng thẳng như hiện nay, việc Ukraine đặt cược vào năng lượng hạt nhân có thể xem là một “con dao hai lưỡi”. Mặc dù đây có thể là một giải pháp tạm thời để đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng, nhưng rủi ro về chi phí và nguy cơ tham nhũng vẫn là những thách thức không nhỏ.
Ukraine tiến hành một trong những vụ tấn công UAV lớn nhất, cách Điện Kremlin chưa đầy 40 km
Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết vào đêm 20/8, Ukraine đã tiến hành một trong những cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) lớn nhất từ trước đến nay vào Moskva.
Điện Kremlin ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ABC News, các đơn vị phòng không của Nga đã phá hủy ít nhất 10 UAV bay về phía thủ đô vào đêm 20/8 và thêm 2 chiếc khác vào sáng 21/8. Một số UAV đã bị bắn hạ trên bầu trời thành phố Podolsk - thành phố lớn nhất tỉnh Moskva cách Điện Kremlin khoảng 38 km về phía Nam.
"Các hệ thống phòng không của Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục đẩy lùi các cuộc tấn công bằng UAV của đối phương. Đây là một trong những nỗ lực tấn công Moskva bằng UAVlớn nhất từ trước đến nay. Chúng tôi vẫn đang theo dõi tình hình", Thị trưởng Sobyanin cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram lúc 4h43 ngày 21/8.
Theo thông tin sơ bộ, không có thương vong hoặc thiệt hại nào sau các cuộc tấn công. Hiện cũng chưa rõ có tổng cộng bao nhiêu UAV tham gia cuộc tấn công.
Trong một vài tháng trở lại đây, Ukraine thường xuyên phóng 1 hoặc 2 UAV nhắm vào Moskva song các vụ tấn công đều được ngăn chặn và không gây ra thiệt hại đáng kể.
Kiev cũng đã tăng cường các cuộc không kích vào lãnh thổ Nga trong vài tháng qua, tuyên bố mục tiêu của họ là phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm phản ứng trước chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Cuộc không kích ngày 20/8 được cho là có quy mô lớn hơn cuộc tấn công vào tháng 5/2023, khi ít nhất 8 chiếc UAV đã bị phá hủy khi đang trên đường bay tới thủ đô. Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đây là âm mưu của Kiev nhằm đe dọa và khiêu khích Nga.
Ukraine và Nga hiếm khi tiết lộ quy mô, số lượng UAV tham gia tấn công cũng như toàn bộ mức độ thiệt hại mà các cuộc tấn công gây ra, trừ khi cơ sở hạ tầng dân sự hoặc dân sự bị hư hại hoặc dân thường thiệt mạng.
Các quan chức Nga chỉ ra vụ tấn công vào Moskva đêm 20/8 là một phần trong chiến dịch tấn công UAV rộng hơn của Ukraine vào Nga trên vùng biên giới Bryansl phía Tây Nam nước này. Tại đây, lực lượng Nga tuyên bố các hệ thống phòng không cũng phá hủy 18 UAV của Ukraine.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà Nga RIA đưa tin rằng hai chiếc UAV khác đã bị phá hủy trên vùng Tula, giáp với vùng Moskva.
Thị trưởng vùng Rostov Vasily Golubev cho biết lực lượng phòng không đã phá hủy một tên lửa do Ukraine phóng qua khu vực này, song không có thương vong nào được ghi nhận.
Chuyên gia chỉ ra 3 mục đích của Ukraine khi tấn công sâu vào lãnh thổ Nga Các chuyên gia cho rằng các cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào sâu trong lãnh thổ Nga có mục đích gây ra thiệt hại về mặt chiến lược, kinh tế và tâm lý cho Moskva. Ukraine dùng thiết bị bay không người lái tấn công một cơ sở năng lượng của Nga. Ảnh: Anadoulu Theo tờ Business Insider, cuối tháng 7,...