Bất chấp sự cố, cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên
Trái ngược với dự đoán, trong khi cả xã hội đang “ nóng” lên về sự ô nhiễm chất lượng nguồn nước thì giá của cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên.
Nhà máy nước Sông Đà tại Kỳ Sơn, Hòa Bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà có mã chứng khoán là VCW, hiện đang lưu hành và giao dịch 75 triệu cổ trên sàn UpCoM, tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Trái ngược với dự đoán, trong khi cả xã hội đang “nóng” lên với sự cố ô nhiễm chất lượng nguồn nước do Nước sạch Sông Đà cung cấp, thì giá cổ phiếu VCW vẫn thẳng hướng đi lên và đạt mức 36.000 đồng/cổ phiếu (ngày 16/10) và tăng 9% so với mức 33.000 đồng/cổ phiếu tại ngày 10/10 (thời điểm các cơ quan báo chí bắt đầu thông tin việc người dân Hà Nội phản ánh có mùi lạ trong nguồn nước do VCW cung cấp).
Ghi nhận tại thị trường chứng khoán, các trang thông tin của cơ quan quản lý chức năng trên thị trường cũng như website của Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch sông Đà không hề có thông báo về “Công bố thông tin bất thường.” Trong khi đó, Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có quy định: Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện; trong đó có sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của công ty.
Về chủ sở hữu của Công ty, hiện tại hai “ông lớn” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Năng Lượng Gelex nắm giữ 45,348 triệu cổ phần (chiếm tỷ lệ 60,46%) và Công ty cổ phần Cơ Điện lạnh sở hữu 26,96 triệu cổ phần (chiếm tỷ lệ 35,95%). Như vậy với tỷ lệ như trên, Công ty Năng Lượng Gelex đang là chủ sở hữu lớn nhất và có quyền chi phối tại Công ty Đầu tư Nước sạch Sông Đà.
Video đang HOT
Theo mức giá 36.000 đồng/cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường UpCoM, vốn hóa thị trường của VCW đạt 2.700 tỷ đồng, với tỷ lệ sở hữu như trên Năng Lượng Gelex đang nắm trị giá tài sản 1.600 tỷ đồng và Cơ Điện lạnh là 970 tỷ đồng.
Do đó, dư luận không thể không đặt ra câu hỏi về “sự im lặng đến lạnh lùng” của Hội đồng quản trị trước sự việc trên, khi mà mặt hàng nước sạch không phải là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đời sống sinh hoạt hàng ngày và an ninh xã hội.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh nước sạch mỗi năm vẫn đều đều mang về cho các ông chủ này hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận. Cụ thể, báo cáo tài chính của Công ty năm 2018 ghi nhận tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 468,5 tỷ đồng, bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 218,5 tỷ đồng.
(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)
Theo PV (Vietnamplus)
Công ty nước sạch sông Đà thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm từ bán nước
Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã ghi nhận 263,6 tỉ đồng doanh thu và 126,5 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.
Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) ghi nhận tăng doanh thu và lợi nhuận đều - Ảnh: Internet
Năm 2018, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp công ty đạt 218 tỉ đồng, tăng 28,6% so với năm 2017 và đạt 117% so với kế hoạch năm. Theo Viwasupco, lợi nhuận tăng là do doanh thu bán nước sạch tăng 13,2% tương ứng 54 tỉ đồng. Chi phí lãi vay giảm 51,6% tương ứng với 6 tỉ đồng so với năm 2017.
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của Viwasupco cho thấy, công ty đạt doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, doanh thu thuần đạt gần 264 tỉ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 126,5 tỉ đồng, tăng 31% so với nửa đầu năm 2018 và vượt 68% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà đại hội cổ đông giao phó.
Tính đến ngày 30.6.2019, Viwasupco có 1.477 tỉ đồng tổng tài sản, tăng 125 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm 1.1.2019. Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 1.023 tỉ đồng vào cuối tháng 6.
Từ năm 2016 đến nay, Viwasupco vẫn liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng. Cụ thể, năm 2016, công ty đạt lợi nhuận 161 tỉ đồng. Đến năm 2018 con số này đã tăng lên hơn 218 tỉ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng 35,5%.
Năm 2019, công ty chỉ đặt kế hoạch lãi 79 tỉ đồng (bằng 1/3 so với năm 2018), mặc dù doanh thu vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng nhẹ sản lượng khai thác (92 triệu m3).
Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà tiền thân là Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex. Hiện nay, 90% lượng nước của Viwasupco được bán cho 3 khách hàng chính là Viwaco (một công ty con của Vinaconex làm nhiệm vụ phân phối), Hawaco và nước sạch Hà Đông.
Viwasupco đang cung cấp khoảng 300.000 m3 nước/ngày đêm cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, một số quận nội thành và một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn, Hà Nội, Hà Đông.
Giai đoạn 2012 - 2016, Viwasupco đã gặp nhiều khó khăn khi đường ống nước sông Đà đã vỡ 21 lần, ảnh hưởng cuộc sống của 177.000 hộ dân khiến ban lãnh đạo của công ty này và một số lãnh đạo trực thuộc các công ty của Vinaconex bị truy tố.
Vừa qua, công ty này đã gây bức xúc trong dư luận khi để xảy ra hiện tượng nước sinh hoạt tại Hà Nội có mùi lạ, hôi hắc khét trong hơn 5 ngày qua, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Viwasupco đã thừa nhận, nhiều vệt dầu loang trên hồ được phát hiện từ ngày 9.10 và nhanh chóng huy động lực lượng nhân sự dùng phao chuyên dụng quây cách ly để ngăn dầu lan vào khu bể ngăn lấy nước và vớt toàn bộ dầu loang.
Mặc dù phát hiện vết dầu loang từ ngày 9.10 và đến ngày 10.10 nhiều điểm cư dân ở Hà Nội bắt đầu phát hiện nước có mùi lạ nhưng ông Nguyễn Văn Tốn vẫn khẳng định: "100% không lọt thì không dám nhưng kết quả kiểm nghiệm chất lượng hàng ngày của nhà máy thì vẫn đạt chất lượng".
Tuyết Nhung
Theo motthegioi.vn
Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) làm 2 đồng, thu 1 đồng lãi Nhờ cung cấp nước sạch cho toàn bộ khu vực Tây Nam Hà Nội, Viwasupco thu về hàng trăm tỷ đồng mỗi năm với biên lãi gộp cao trên 50%. Ảnh minh họa. Thu hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ bán nước CTCP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco - mã VCW) hiện là đơn vị cung cấp nước sạch cho toàn...